Từ khóa: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung Văn bản.
+ Tìm kiếm nâng cao
Từ khóa: Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn Tin tức...

Vi sinh vật đặc trưng trong sữa chua là gì? Quan sát độ đục của Lactobacillus delbrueckii subsp bulgaricus không phát triển ở nhiệt độ nào?

Thứ ba - 26/09/2023 05:16
Vi sinh vật đặc trưng trong sữa chua là gì? Quan sát độ đục của Lactibacillus delbrueckii subsp bulgaricus không phát triển ở nhiệt độ nào?

Vi sinh vật đặc trưng trong sữa chua là gì?

Vi sinh vật đặc trưng trong sữa chua được giải thích tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8182:2009 như sau:

Định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
Vi sinh vật đặc trưng trong sữa chua (characteristic microorganisms in yogurt)
Là Lactibacillus delbrueckii subsp. bulgaricus và Streptococcus thermophilus.

Như vậy, theo quy định trên thì Vi sinh vật đặc trưng trong sữa chua là Lactibacillus delbrueckii subsp. bulgaricus và Streptococcus thermophilus.

Vi sinh vật đặc trưng trong sữa chua là gì? (Hình từ Internet)

Môi trường nuôi cấy để nhận biết Lactobacillus delbrueckii subsp bulgaricus trong sữa chua được quy định như thế nào?

Môi trường nuôi cấy để nhận biết Lactobacillus delbrueckii subsp bulgaricus trong sữa chua được quy định được quy định tại tiết 7.2.1 tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8182:2009 như sau:

Cách tiến hành
7.2. Các đặc trưng kiểu hình cần để nhận biết L. delbrueckii subp. bulgaricus
7.2.1. Môi trường nuôi cấy
7.2.1.1. Sử dụng sữa gầy (5.1.1) và canh thang MRS (5.1.2) đối với các dịch cấy thông thường và các phép thử sinh lý, như sau.
7.2.1.2. Đối với các phép thử lên men, sử dụng bộ kit thử có bán sẵn thích hợp cho mục đích này với các vi sinh vật cần nghiên cứu. Tuân thủ các hướng dẫn của nhà sản xuất một cách chính xác.
CHÚ THÍCH: Môi trường cơ bản đối với các phép thử lên men (5.1.3) được cung cấp cùng bộ kit thử chẩn đoán được sử dụng để chuẩn bị chất cấy khuẩn lạc.
7.2.2. Các đặc tính cần xem xét
7.2.2.1. Hình thái
Sử dụng các dịch cấy thuần khiết mới được chuẩn bị trong vòng 24h phát triển trong sữa gầy (5.1.1) trong tủ ấm (6.1) ở 37oC trong 24h. Nhuộm màu các dịch cấy này bằng xanh metylen (5.3) trong vài phút trước khi lấy để kiểm tra dưới kính hiển vi. Về hình dạng và cách sắp xếp tế bào, xem Bảng A.1 trong Phụ lục A. Trong các tế bào phải nhìn thấy các hạt volutin.
7.2.2.2. Phản ứng catalaza
Trộn các thể tích bằng nhau của dịch cấy canh thang MRS (xem 7.1), đã được ủ trong tủ ấm (6.1) ở 37oC từ 18h đến 24h với hydro peroxit 1,5% trong ống nghiệm (6.5) và đậy nút cao su. Đồng thời chuẩn bị canh thang kiểm chứng không được cấy.
Lật ngược ống nhẹ nhàng một lần để trộn và quan sát bọt khí oxi hình thành trong canh thang ở nhiệt độ phòng sau 20 min. L. delbrueckii subp. bulgaricus không sinh khí oxi. Phép thử là âm tính nếu có sinh khí trong ống kiểm chứng.
7.2.2.3. Phát triển trong canh thang ở 150C và 450C
Sử dụng một giọt dịch cấy của chủng thử nghiệm, đã ủ trong canh thang MRS (xem 7.1) trong tủ ấm (6.1) ở 370C trong 18 h đến 24 h, để cấy vào hai canh thang MRS mới (5.1.2.2). Một canh thang trước đó cần được đưa về 150C trên nồi cách thủy (6.8) và canh thang còn lại được đưa về 450C trên một nồi cách thủy khác. Ủ một canh thang trong tủ ấm (6.1) ở 150C và canh thang còn lại ở 450C đến 7 ngày. Quan sát độ đục của L. delbrueckii subp. bulgaricus không phát triển ở 15oC và có phát triển ở 45oC cho thấy đục.

Như vậy, theo quy định trên thì môi trường nuôi cấy để nhận biết Lactobacillus delbrueckii subsp bulgaricus trong sữa chua được quy định như sau:

- Sử dụng sữa gầy và canh thang MRS đối với các dịch cấy thông thường và các phép thử sinh lý, như sau.

- Đối với các phép thử lên men, sử dụng bộ kit thử có bán sẵn thích hợp cho mục đích này với các vi sinh vật cần nghiên cứu. Tuân thủ các hướng dẫn của nhà sản xuất một cách chính xác.

CHÚ THÍCH: Môi trường cơ bản đối với các phép thử lên men được cung cấp cùng bộ kit thử chẩn đoán được sử dụng để chuẩn bị chất cấy khuẩn lạc.

Quan sát độ đục của Lactobacillus delbrueckii subsp bulgaricus trong sữa chua không phát triển ở nhiệt độ nào?

Quan sát độ đục của Lactibacillus delbrueckii subsp bulgaricus trong sữa chua không phát triển ở nhiệt độ nào, thì theo quy định tại tiết 7.2.2 tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8182:2009 như sau:

Cách tiến hành
7.2. Các đặc trưng kiểu hình cần để nhận biết L. delbrueckii subp. bulgaricus
7.2.2. Các đặc tính cần xem xét
7.2.2.3. Phát triển trong canh thang ở 150C và 450C
Sử dụng một giọt dịch cấy của chủng thử nghiệm, đã ủ trong canh thang MRS (xem 7.1) trong tủ ấm (6.1) ở 370C trong 18 h đến 24 h, để cấy vào hai canh thang MRS mới (5.1.2.2). Một canh thang trước đó cần được đưa về 150C trên nồi cách thủy (6.8) và canh thang còn lại được đưa về 450C trên một nồi cách thủy khác. Ủ một canh thang trong tủ ấm (6.1) ở 150C và canh thang còn lại ở 450C đến 7 ngày. Quan sát độ đục của L. delbrueckii subp. bulgaricus không phát triển ở 15oC và có phát triển ở 45oC cho thấy đục.
7.2.2.4. Sinh khí CO2
Cấy vào 10 ml môi trường nuôi cấy (5.1.4) 0,1 ml chủng cấy canh thang MRS của chủng thử nghiệm (xem 7.1) đã được ủ trong tủ ấm (6.1) ở 37oC từ 18h đến 24h. Không để dịch cấy bị nhiễm bẩn phía trên canh thang bên trong ống nghiệm. Phủ trên bề mặt canh thang bằng một lớp thạch phủ (5.1.5) dày khoảng 1 cm đã được làm tan chảy, được làm nguội đến 47oC ± 1oC. Ủ 1 tuần trong tủ ấm (6.1) ở 37oC. Sự có mặt khí là bằng chứng khi lớp thạch tách khỏi lượng chứa phía dưới. Dưới các điều kiện này thì L. delbrueckii subp. bulgaricus không sinh khí.

Như vậy, theo quy định trên thì quan sát độ đục của Lactobacillus delbrueckii subsp bulgaricus trong sữa chua không phát triển ở 15oC và có phát triển ở 45oC cho thấy đục.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tin xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây