Thuốc bảo vệ thực vật được giải thích tại khoản 16 Điều 3 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:
Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc.
Như vậy, thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc.
Thuốc bảo vệ thực vật (Hình từ Internet)
Quy định nội dung hướng dẫn, tập huấn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là trách nhiệm được quy định điểm e khoản 2 Điều 7 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 12 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, các bộ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
b) Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
c) Tổ chức thực hiện công tác phát hiện, dự báo, cảnh báo sinh vật gây hại thực vật; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; chỉ đạo phòng, chống dịch;
d) Tổ chức thực hiện công tác kiểm dịch thực vật bao gồm phân tích nguy cơ dịch hại, kiểm dịch nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, chuyển vào kho ngoại quan (sau đây gọi chung là nhập khẩu), xuất khẩu, tạm xuất, tái xuất (sau đây gọi chung là xuất khẩu), quá cảnh, kiểm dịch sau nhập khẩu, kiểm dịch nội địa và xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
đ) Tổ chức thực hiện công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật bao gồm đăng ký thuốc, khảo nghiệm, sản xuất, buôn bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, bảo quản, quảng cáo, bao gói, ghi nhãn, sử dụng, thu hồi, tiêu hủy, thu gom và xử lý thuốc, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;
e) Quy định nội dung hướng dẫn, tập huấn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
g) Quản lý và hướng dẫn việc cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
h) Tổ chức điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
i) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
k) Thống kê về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
l) Hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, đề xuất việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
m) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo thẩm quyền.
...
Theo quy định trên, quy định nội dung hướng dẫn, tập huấn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thuộc hàng dự trữ quốc gia trong chống dịch được quy định khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định như sau:
Dự trữ và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia
...
2. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thuộc hàng dự trữ quốc gia trong chống dịch được quy định như sau:
a) Trong trường hợp đột xuất, cấp bách khi có dịch và căn cứ vào đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dịch, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định xuất, cấp thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia để kịp thời chống dịch có giá trị tương ứng với thẩm quyền quyết định chi ngân sách của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tại Luật ngân sách nhà nước và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời thông báo với Bộ Tài chính về việc xuất, cấp thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc tiếp nhận, bảo quản, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia được hỗ trợ để chống dịch kịp thời, hiệu quả, đúng mục đích và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thuộc hàng dự trữ quốc gia đã hỗ trợ cho địa phương.
Như vậy, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thuộc hàng dự trữ quốc gia trong chống dịch được quy định như sau:
- Trong trường hợp đột xuất, cấp bách khi có dịch và căn cứ vào đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dịch, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định xuất, cấp thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia để kịp thời chống dịch có giá trị tương ứng với thẩm quyền quyết định chi ngân sách của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tại Luật ngân sách nhà nước và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời thông báo với Bộ Tài chính về việc xuất, cấp thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc tiếp nhận, bảo quản, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia được hỗ trợ để chống dịch kịp thời, hiệu quả, đúng mục đích và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thuộc hàng dự trữ quốc gia đã hỗ trợ cho địa phương.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.