Từ khóa: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung Văn bản.
+ Tìm kiếm nâng cao
Từ khóa: Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn Tin tức...

Ai chủ trì kỳ họp Quốc hội tháng 10 năm 2023 sắp tới? Ai là người khai mạc và bế mạc kỳ họp Quốc hội thứ 6, khóa XV?

Thứ ba - 26/09/2023 05:16
Ai chủ trì kỳ họp Quốc hội tháng 10 năm 2023 sắp tới? Ai là người khai mạc và bế mạc kỳ họp Quốc hội thứ 6, khóa XV?

Ai chủ trì kỳ họp Quốc hội tháng 10 năm 2023 sắp tới?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 71/2022/QH15 có nội dung như sau:

Chủ trì kỳ họp Quốc hội
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì kỳ họp Quốc hội theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, bảo đảm để kỳ họp Quốc hội được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, đạt hiệu quả thiết thực theo chương trình đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm để Quốc hội thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Như vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì kỳ họp Quốc hội thứ 6, khóa XV diễn ra vào tháng 10 năm 2023 sắp tới.

Ai chủ trì kỳ họp Quốc hội tháng 10 năm 2023 sắp tới? Ai là người khai mạc và bế mạc kỳ họp Quốc hội thứ 6, khóa XV? (Hình từ Internet)

Ai là người khai mạc và bế mạc kỳ họp Quốc hội thứ 6, khóa XV?

Căn cứ tại Điều 11 Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định như sau:

Khai mạc, bế mạc kỳ họp Quốc hội
1. Kỳ họp Quốc hội giữa năm khai mạc vào ngày 20 tháng 5; kỳ họp Quốc hội cuối năm khai mạc vào ngày 20 tháng 10. Trường hợp ngày 20 tháng 5 và ngày 20 tháng 10 trùng vào ngày thứ Sáu của tuần hoặc ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội là ngày làm việc kế tiếp. Trường hợp bất khả kháng không thể tổ chức kỳ họp Quốc hội vào các thời điểm nêu trên thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước quyết định chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội.
Ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối nhiệm kỳ và kỳ họp bất thường của Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
2. Chủ tịch Quốc hội khai mạc và bế mạc kỳ họp Quốc hội. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc kỳ họp Quốc hội.
3. Tại phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự phiên họp.
Khi bắt đầu phiên khai mạc và kết thúc phiên bế mạc, Quốc hội làm lễ chào cờ. Tại lễ chào cờ, quân nhạc cử Quốc thiều, đại biểu Quốc hội và những người tham dự hát Quốc ca.

Theo đó, ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ rơi vào ngày 20 tháng 10. Tuy nhiên, ngày 20/10 rơi vào ngày thứ Sáu. Do đó, kỳ họp Quốc hội thứ 6, khoá XV sẽ khai mạc vào ngày 23/10/2023.

Như vậy, Chủ tịch Quốc hội khai mạc và bế mạc kỳ họp Quốc hội thứ 6, khóa XV diễn ra vào ngày 23 tháng 10 sắp tới.

Chương trình kỳ họp Quốc hội do Quốc hội xem xét, thông qua tại phiên họp trù bị theo trình tự như thế nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 6 Nội quy Kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định như sau:

Chương trình kỳ họp Quốc hội
1. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.
2. Việc xây dựng dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn; trong đó, ưu tiên bố trí thời gian thảo luận các dự án luật, dự thảo nghị quyết được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp trước các dự án luật, dự thảo nghị quyết được trình Quốc hội cho ý kiến; phiên thảo luận về kinh tế - xã hội được tổ chức trước phiên chất vấn; các nội dung trong các lĩnh vực có liên quan đến nhau được bố trí thảo luận gần nhau.
3. Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp bất thường.
4. Chương trình kỳ họp Quốc hội do Quốc hội xem xét, thông qua tại phiên họp trù bị theo trình tự sau đây:
a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội;
b) Quốc hội xem xét, thông qua chương trình kỳ họp Quốc hội.

Theo đó, Chương trình kỳ họp Quốc hội do Quốc hội xem xét, thông qua tại phiên họp trù bị theo trình tự sau:

(1) Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.

Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội;

(2) Quốc hội xem xét, thông qua chương trình kỳ họp Quốc hội.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tin xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây