Từ khóa: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung Văn bản.
+ Tìm kiếm nâng cao
Từ khóa: Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn Tin tức...

Phụ cấp ưu đãi theo nghề của nhân viên y tế công lập thay đổi như thế nào khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?

Thứ ba - 07/11/2023 05:17
Phụ cấp ưu đãi theo nghề của nhân viên y tế công lập thay đổi như thế nào khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?

Phụ cấp ưu đãi theo nghề của nhân viên y tế công lập thay đổi như thế nào khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?

Hiện nay, nhân viên y tế công lập hay cán bộ, công chức làm việc tại các cơ sở y tế công lập được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề với mức quy định tại Nghị định 56/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định 05/2023/NĐ-CP như sau:

Mức phụ cấp 100%

Áp dụng đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng (bao gồm cả kiểm dịch y tế biên giới); làm chuyên môn y tế tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn, Phòng khám đa khoa khu vực, Nhà hộ sinh, Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và bệnh viện tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

- Trong thời gian áp dụng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở thì không áp dụng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP và quy định đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP.

Mức phụ cấp 70%

Áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:

- Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần;

- Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.

Mức phụ cấp 60%

Áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:

- Khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm;

- Xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm;

- Kiểm dịch y tế biên giới

Mức phụ cấp 50%

Áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu.

Mức phụ cấp 40%

Áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng; xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản tại các cơ sở sự nghiệp y tế công lập và tại các cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt, trừ các trường hợp đã hưởng phụ cấp 50%. 60%, 70%.

Mức phụ cấp 30%

Áp dụng đối với công chức, viên chức sau đây:

+ Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc: truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số - kế hoạch hóa gia đình;

+ Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y.

Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì

Các khoản phụ cấp sẽ được sắp xếp lại, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương:
...
- Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
...

Như vậy, khi thực hiện cải cách tiền lương phụ cấp ưu đãi theo nghề sẽ được gộp chung với phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm thành phụ cấp theo nghề. theo đó, nếu nhân viên y tế công lập đủ điều kiện sẽ được hưởng khoản phụ cấp chung là phụ cấp theo nghề mà không hưởng riêng từng loại theo quy định hiện hành.

Phụ cấp nghề nhân viên y khi cải cách tiền lương? (Hình ảnh từ Internet)

Các khoản phụ cấp của nhân viên y tế có tăng khi thực hiện cải cách tiền lương?

Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì :

+ Quy định các khoản phụ cấp sẽ được sắp xếp lại, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương.

+ Xây dựng mục tiêu:

- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

Như vậy, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 không đề cập đến vấn đề các khoản phụ cấp khi thực hiện cải cách tiền lương có tăng hay không nhưng tiền lương thấp nhất (chưa bao gồm các khoản phụ cấp) được xây dựng sẽ cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp (2025) và bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp (2030); các khoản phụ cấp được đảm bảo chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương.

Mức phụ cấp độc hại nhân viên y tế công lập hiện nay ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV thì nhân viên y tế công lập được hưởng các mức phụ cấp độc hại sau:

Mức

Hệ số

Mức tiền (theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng)

1

0,1

180.000 đồng

2

0,2

360.000 đồng

3

0,3

540.000 đồng

4

0,4

720.000 đồng

Ngoài ra, chi tiết công việc hưởng phụ cấp độc hại của nhân viên y tế thực hiện theo quy định tại Công văn 6608/BYT-TCCB năm 2005.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tin xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây