Từ khóa: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung Văn bản.
+ Tìm kiếm nâng cao
Từ khóa: Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn Tin tức...

Nghị định 82/2023 sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Phí và lệ phí

Thứ tư - 29/11/2023 23:47
Tôi được biết Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Phí và lệ phí, vậy cho tôi hỏi khi nào Nghị định này có hiệu lực? – Mạnh Hùng (Đà Nẵng)
 

Nghị định 82/2023 sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Phí và lệ phí (Hình từ internet)

 

Ngày 28/11/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 82/2023/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 120/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phí và lệ phí.

Nghị định 82/2023 sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Phí và lệ phí

Theo đó, Nghị định 82/2023/NĐ-CP sửa đổi nhiều quy định tại Nghị định 120/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phí và lệ phí, đơn cử như:

(i) Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 5 Nghị định 120/2016/NĐ-CP như sau:

“2. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định 120/2016/NĐ-CP để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí trên cơ sở dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo các nội dung sau đây:

a) Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập):

- Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định).

- Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

- Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

b) Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập):

- Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ, thu phí.

- Các khoản chi khác có tính chất không thường xuyên liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ, thu phí.

3. Ngoài các nội dung chi tại khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù theo quy định riêng của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, tiền phí để lại được sử dụng theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ cho tới khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

4. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí chi cho các nội dung tại khoản 2 Điều này: Đối với cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP, các Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Hằng năm, tổ chức thu phí (cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập) phải quyết toán thu, chi theo quy định. Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ, số tiền phí được trích để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định; trường hợp hết 02 năm kể từ năm được chuyển nguồn, số tiền phí đã được chuyển nguồn không còn nhiệm vụ chi, tổ chức thu phí phải báo cáo Bộ quản lý chuyên ngành, để báo cáo Bộ Tài chính (đối với các khoản phí thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội); báo cáo Sở quản lý chuyên ngành (đối với các khoản phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh), để báo cáo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để nộp ngân sách nhà nước hoặc trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi tỷ lệ để lại cho phù hợp”.

(ii) Bãi bỏ Điều 7 Nghị định 120/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phí và lệ phí.

Nghị định 82/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/01/2024.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tin xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây