TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 1707 – 85
ĐỘNG CƠ Ô TÔ - BU LÔNG THANH TRUYỀN - YÊU CẦU KỸ THUẬT
Automobile engines - Connecting rod bolts - Technical requirements
Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1707 – 85
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các bu lông thanh truyền của động cơ ô tô.
1. YÊU CẦU KỸ THUẬT
1.1 Bu lông thanh truyền phải được chế tạo phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn này và bản vẽ đã được xét duyệt theo thủ tục qui định.
1.2 Bu lông thanh truyền phải được chế tạo bằng thép 40Cr ; 38 Cr ; 40 CrNi, 40 CrNiMo, 40 CrV, 35 CrMo, 30 CrMo, 30 CrNi3 hay các loại thép khác có cơ lý tính tương đương.
1.3 Bu lông thanh truyền phải nhiệt luyện đạt độ cứng 27 – 38 HRC. Sự khác nhau về độ cứng của một bulông thanh truyền không lớn hơn 3 HRC. Sau nhiệt luyện, bu lông phải có tổ chức kim loại xoócbít dạng mỏng không có pherít tự do. Chiều sâu lớp thoát các bon của thép không được quá 1% về một phía.
1.4 Trên các bu lông không cho phép có vết xước, vết nứt, vết rạn, nhăn, vẩy ôxít và cạnh sắc.
1.5 Sự chuyển tiếp giữa đầu và thân bu lông phải là góc lượn. Giá trị của bán kính góc lượn phải được cho trong bản vẽ, không cho phép có rãnh cắt.
1.6 Giá trị nhỏ nhất của lực phá hủy bu lông khi thử với đai ốc vặn vào phải được chỉ dẫn trong bản vẽ. Phải đảm bảo độ bền của bu lông bằng tuổi thọ của động cơ.
1.7 Ren của bu lông phải đạt miền dung sai 6 g theo TCVN 1917. Để tăng độ bền của ren bu lông cho phép sử dụng ren đặc biệt.
1.8 Độ vênh của ren bulông không được lớn hơn 0,1 mm, xác định bằng độ đảo mặt câu của đai ốc mẫu, lắp vào nó tại những điểm mép của mặt tựa.
1.9 Ren của bu lông không được có vết xước, vết lõm, vẩy sắt, ba via.
1.10 Sai lệch của mặt lắp ghép của bu lông thanh truyền so với hình dáng hình trụ chuẩn không được lớn hơn 2/3 dung sai của đường kính thân.
1.11 Thông số nhám của mặt lắp ghép thân bu lông không lớn hơn Ra = 1,25 mm và của mặt tì đỡ đầu bu lông không lớn hơn.
Rz = 20 mm theo TCVN 2511 – 78.
1.12 Mặt đỡ của đầu bu lông phải vuông góc với mặt lắp ghép của thân bu lông, sai lệch không được lớn hơn 0,1 mm trên chiều dài tính đến mặt tựa của bulông.
1.13 Đối với bu lông kiểu không có đai ốc, khi lắp vặn vào thanh truyền sai lệch độ vuông góc của mặt đỡ ở đầu bu lông với mặt trụ tạo bởi đường kính trung bình của ren không được lớn hơn 0,05 mm trên đầu mút của bu lông.
Bề mặt lắp ghép của bu lông phải đồng trục với bề mặt đường trung bình của ren. Sai lệch về độ đồng trục không được quá 0,07 mm.
1.14 Đường trục của lỗ chốt chẻ phải cắt đường trục bu lông.
Sai lệch không được vượt quá 0,2 mm.
2. QUI TẮC NGHIỆM THU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1 Mỗi bu lông phải được bộ phận kiểm tra chất lượng của cơ sở sản xuất nghiệm thu và đảm bảo chúng phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn này.
2.2 Khách hàng có quyền kiểm tra lại chất lượng của bu lông. Qui cách của lô và số lượng bu lông kiểm tra lấy ra từ mỗi lô được qui định trong hợp đồng.
2.3 Kiểm tra lực cắt đứt của bu lông được tiến hành trên máy kéo đứt, số lượng quá 0,5 % nhưng ít hơn 3 chiếc trong một mẻ nhiệt luyện.
2.4 Khi kiểm tra sự rạn nứt của bu lông phải dùng máy kiểm tra loại từ tính hoặc bằng phương pháp khác mà đạt được độ chính xác cao. Sau khi kiểm tra bằng phương pháp từ phải khử từ cho bu lông.
2.5 Trường hợp kiểm tra không đạt yêu cầu thì tiến hành kiểm tra lại với số lượng gấp đôi.
Khi kểm tra lại lần thứ hai nếu vẫn có một bu lông không đạt yêu cầu thì toàn bộ loạt bu lông không được thu nhận.
3. GHI NHÃN, BAO GÓI, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN.
3.1 Trên mỗi bu lông cần có dấu hiệu của cơ sở sản xuất.
3.2 Tất cả các bu lông trước khi bao gói phải bôi dầu mỡ chống gỉ và gói cả bộ (số bu lông trong một động cơ) bằng giấy không thấm nước.
3.3 Các bu lông sau khi bao gói phải đặt trong hộp các tông.
3.4 Hộp đựng bu lông phải đặt trong hòm cứng bằng các tông gân hoặc bằng gỗ có lót giấy không thấm nước.
Khối lượng cả bì của hòm không được lớn hơn ;
30 kg đối với hòm các tông ;
50 kg đối với hòm gỗ.
3.5 Bu lông đựng trong hòm các tông khi vận chuyển bằng ô tô hoặc trong các toa tầu kín, không được chất hàng tiếp trên đường vận chuyển.
3.6 Bao gói bu lông thanh truyền phải đảm bảo không bị hư hỏng khi vận chuyển.
3.7 Lớp chống gỉ và bao gói phải đảm bảo bu lông không bị hư hỏng trong thời gian 12 tháng kể từ ngày xuất xưởng với điều kiện bảo quản ở nơi khô ráo và kín.
3.8 Mỗi hòm phải đặt giấy chứng nhận của bộ phận kiểm tra kỹ thuật và có chữ ký của bộ phận bao gói.
3.9 Trên mỗi hộp và hòm phải ghi :
a) Tên cơ sở sản xuất ;
b) Số lượng bu lông hoặc khối lượng ;
c) Số hiệu của tiêu chuẩn này ;
d) Ngày bao gói.
3.10 Mỗi loại bu lông phải kèm theo tài liệu chứng nhận chúng phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn này và gồm :
a) Tên cơ sở sản xuất ;
b) Số lượng bu lông ;
c) Số hiệu bu lông theo bảng kê mẫu bảng;
d) Chất lượng bu lông theo kết quả kiểm tra;
d) Số hiệu của tiêu chuẩn này.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.