ỨNG
DỤNG ĐƯỜNG SẮT - ĐƯỜNG RAY
TÀ VẸT VÀ TẤM ĐỠ BÊ TÔNG - PHẦN 5: CẤU KIỆN ĐẶC
BIỆT
Railway
applications - Track - Concrete sleepers and bearers
Part 5: Special elements
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Yêu cầu
5 Thử nghiệm sản phẩm
6 Dữ liệu được cung cấp
Phụ lục A
(Tham khảo)
Định nghĩa cấu kiện đặc biệt - Các ví dụ cơ bản
A.1 Cấu kiện đặc biệt bằng bê tông dự ứng lực
A.1.1 Tà vẹt đặc biệt
A.1.2 Tấm đỡ đặc biệt
A.2 Cấu kiện đặc biệt bằng bê tông cốt thép
A.2.1 Tà vẹt đặc biệt
A.2.2 Khối đỡ cho đường ray không đá ba lát
Phụ lục B
(Tham khảo)
Sản xuất
Thư mục tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
TCVN 13566-5:2022 là một phần của TCVN 13566:2022 “Ứng dụng đường sắt - Đường ray - Tà vẹt và tấm đỡ bê tông”, gồm các phần:
- Phần 1: Yêu cầu chung
- Phần 2: Tà vẹt bê tông dự ứng lực một khối
- Phần 3: Tà vẹt bê tông cốt thép hai khối
- Phần 4: Tấm đỡ bê tông dự ứng lực cho ghi và giao cắt
- Phần 5: Cấu kiện đặc biệt
- Phần 6: Thiết kế
TCVN 13566-5:2022 tương đương có sửa đổi so với nội dung của BS EN 13230-5:2016.
TCVN 13566-5:2022 do Viện Khoa học và Công nghệ GTVT biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
ỨNG DỤNG ĐƯỜNG
SẮT - ĐƯỜNG RAY
TÀ VẸT VÀ TẤM ĐỠ BÊ TÔNG
-
PHẦN
5: CẤU KIỆN ĐẶC BIỆT
Railway
applications - Track - Concrete sleepers and bearers
Part 5: Special elements
Tiêu chuẩn này quy định các tiêu chí kỹ thuật bổ sung và quy trình kiểm soát đối với thử nghiệm các cấu kiện đặc biệt.
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố, áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố, áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 13566-1:2022 Ứng dụng đường sắt - Đường ray - Tà vẹt và tấm đỡ bê tông - Phần 1: Yêu cầu chung;
TCVN 13566-2:2022 Ứng dụng đường sắt - Đường ray - Tà vẹt và tấm đỡ bê tông - Phần 2: Tà vẹt bê tông dự ứng lực liền khối;
TCVN 13566-3:2022 Ứng dụng đường sắt - Đường ray - Tà vẹt và tấm đỡ bê tông - Phần 3: Tà vẹt bê tông cốt thép hai khối;
TCVN 13566-4:2022 Ứng dụng đường sắt - Đường ray - Tà vẹt và tấm đỡ bê tông - Phần 4: Tấm đỡ bê tông dự ứng lực cho ghi và giao cắt.
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa được nêu trong TCVN 13566-1:2022 và các thuật ngữ sau.
3.1
Cấu kiện đặc biệt (Special elements)
Bất kỳ cấu kiện bê tông riêng lẻ nào để đỡ ray trong công trình đường ray đường sắt, liên quan đến Tiêu chuẩn này, nhưng không bao gồm trong TCVN 13566-2:2022, TCVN 13566-3:2022 hoặc TCVN 13566-4:2022 (trừ tấm bản và dầm dọc).
Phải xác định cấu kiện đặc biệt bằng bản vẽ chi tiết bao gồm cả dung sai.
Phải quy định tất cả các dung sai được xác định trong TCVN 13566-1:2022 liên quan đến cấu kiện bê tông, ray, phụ kiện liên kết và khổ đường.
Phải quy định mô men uốn dương đặc trưng và mô men uốn âm đặc trưng sẽ được áp dụng:
a) Tại mặt cắt đặt ray;
b) Tại mặt cắt giữa hoặc bất kỳ mặt cắt nào có liên quan.
Phải áp dụng Điều 7 của TCVN 13566-1:2022 với bất kỳ cấu kiện đặc biệt nào đỡ ray cho các ứng dụng đường ray đường sắt.
Tùy thuộc vào loại cấu kiện và kết cấu bê tông cốt thép hay bê tông dự ứng lực, phải áp dụng các điều thích hợp sau:
a) Hoặc Điều 4 của TCVN 13566-2:2022;
b) Hoặc Điều 4 của TCVN 13566-3:2022;
c) Hoặc Điều 5 của TCVN 13566-4:2022.
Nếu có thể, phải kiểm tra các phần đặc biệt của cấu kiện theo yêu cầu và kế hoạch chất lượng của đơn vị sản xuất.
Nếu không, phải có thỏa thuận để xác định phương pháp thử nghiệm.
Phải cung cấp tất cả các dữ liệu được nêu chi tiết trong TCVN 13566-1:2022 và hoặc TCVN 13566- 2:2022, TCVN 13566-3:2022 hoặc TCVN 13566-4:2022, ngoài bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào khác.
Định nghĩa cấu kiện đặc biệt - Các ví dụ cơ bản
A.1 Cấu kiện đặc biệt bằng bê tông dự ứng lực
A.1.1 Tà vẹt đặc biệt
Xem TCVN 13566-2:2022:
a) Tà vẹt có ray dẫn điện;
b) Tà vẹt có ray hộ bánh;
c) Tà vẹt cho đường lồng;
CHÚ THÍCH:
Đường lồng (hoặc đường kép) bao gồm hai ray được đặt cách nhau theo một khổ đường và bổ sung thêm một hoặc hai ray khác tạo ra một khổ đường khác. Đường lồng có thể gồm ba ray, với một ray “dùng chung”; hoặc gồm bốn ray, với các ray của khổ hẹp hơn nằm giữa các ray của khổ rộng hơn.
d) Tà vẹt cho giao cắt đồng mức;
e) Tà vẹt cho khe co giãn ray;
f) Tà vẹt cho ray phòng hộ;
g) Tà vẹt cho đường ray không đá ba lát;
h) Tà vẹt để chứa cáp.
A.1.2 Tấm đỡ đặc biệt
Xem TCVN 13566-4:2022:
a) Tấm đỡ cho đường lồng;
b) Tấm đỡ cho khe co giãn ray;
c) Tấm đỡ cho đường ray không đá ba lát;
d) Tấm đỡ cho thiết bị đo nhiệt;
e) Tấm đỡ cho cầu;
f) Tấm đỡ cho ghi và giao cắt dài hơn 8,5 m;
g) Tấm đỡ để chứa cáp.
A.2 Cấu kiện đặc biệt bằng bê tông cốt thép
A.2.1 Tà vẹt đặc biệt
Xem TCVN 13566-3:2022:
a) Tà vẹt có ray dẫn điện;
b) Tà vẹt có ray hộ bánh;
c) Tà vẹt cho đường lồng;
d) Tà vẹt cho giao cắt đồng mức;
e) Tà vẹt cho ray phòng hộ;
f) Tà vẹt cho đường ray không đá ba lát (tà vẹt hai khối hoặc một khối);
g) Tà vẹt để chứa cáp.
A.2.2 Khối đỡ cho đường ray không đá ba lát
Xem TCVN 13566-3:2022 để áp dụng, trừ Điều 5 và 6 (thanh thép nối) và Phụ lục B.
Tùy thuộc vào loại cấu kiện và kết cấu là bê tông dự ứng lực hay bê tông cốt thép, phải sử dụng các điều thích hợp sau:
a) Hoặc Phụ lục B của TCVN 13566-2:2022;
b) Hoặc Phụ lục C của TCVN 13566-3:2022;
c) Hoặc Phụ lục B của TCVN 13566-4:2022.
Phải xác định bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào được đưa vào trong quá trình sản xuất.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1]. BS EN 13230-5:2016, Railway Applications - Track- Concrete Sleepers and Bearers - Part 5: Special Elements
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.