TCVN 12194-2-4:2020
QUY
TRÌNH GIÁM ĐỊNH TUYẾN TRÙNG GÂY BỆNH THỰC VẬT
PHẦN 2-4: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI TUYẾN TRÙNG GIỐNG Meloidogyne
Procedure for
identification of plant parasitic nematodes
Part
2-4: Particular requirements for Meloidogyne spp.
Lời nói đầu
TCVN 12194-2-4:2020 do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 12194 Quy trình giám định tuyến trùng gây bệnh thực vật gồm các phần sau đây:
- TCVN 12194-1:2019. Phần 1: Yêu cầu chung
- TCVN 12194-2-1:2018. Phần 2-1: Yêu cầu cụ thể đối với tuyến trùng Nacobbus aberrans (Thorne) Thorne & Allen
- TCVN 12194-2-2:2018. Phần 2-2: Yêu cầu cụ thể đối với tuyến trùng Aphelenchoides ritzemabosi (Schwartz) Steiner & Buhrer
- TCVN 12194-2-3:2018. Phần 2-3: Yêu cầu cụ thể đối với tuyến trùng Ditylenchus angustus (Butler) Filipjev
- TCVN 12194-2-4:2020. Phần 2-4: Yêu cầu cụ thể đối với tuyến trùng giống Meloidogyne
QUY TRÌNH
GIÁM ĐỊNH TUYẾN TRÙNG GÂY BỆNH THỰC VẬT
PHẦN 2-4: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI TUYẾN TRÙNG GIỐNG Meloidogyne
Procedure for
identification of plant parasitic nematodes
Part
2-4: Particular requirements for Meloidogyne spp.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định tuyến trùng Meloidogyne chitwoodi Golden, O'Bannon, Santo & Finley; Meloidogyne ethiopica Whitehead; Meloidogyne fallax Karssen và Meloidogyne hapla Chitwood gây bệnh thực vật.
Tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các phiên bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 12194-1:2019. Quy trình giám định tuyến trùng gây bệnh thực vật. Phần 1: Yêu cầu chung
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1
Cephalic region (Cephalic region)
Vùng đầu tuyến trùng
3.2
Cephalids (cephalids)
Là những cấu trúc khúc xạ mạnh, lồi hai mặt theo lát cắt dọc và bao xung quanh cơ thể tuyến trùng ở vùng đầu
3.3
Cutin (cuticle)
Lớp vỏ bọc bên ngoài cơ thể tuyến trùng không có cấu trúc tế báo
3.4
Hemizonid (hemizonid)
Cấu trúc có hình bán cầu nằm gần lỗ bài tiết phía bụng, nó có dạng một tấm sáng nằm dưới lớp biểu bì, trong cắt lát dọc dạng lồi hai cạnh và khúc xạ ánh sáng rất mạnh được nối giữa các bó thần kinh của hệ thần kinh trung ương.
3.5
Kitin (kitin)
Chất xương, chỉ mức độ hóa xương.
3.6
Phasmids (phasmids)
Cơ quan cảm thụ hóa học, nằm hai bên hông ở vùng đuôi tuyến trùng và thường có dạng cấm tròn, dạng gai nhú.
3.7
SEM (Scanning Electron Microscopy)
Hiển vi điện tử quét bề mặt
3.8
Sensillae (sensillae)
Cơ quan cảm giác
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thí nghiệm, các thiết bị theo điều 4 TCVN 12194-1:2019 và thiết bị sau:
4.1 Kính hiển vi độ phóng đại từ 40 lần đến 1 000 lần
Chỉ sử dụng các hóa chất loại tinh khiết phân tích, trừ khi có quy định khác.
Theo điều 5 TCVN 12194-1:2019
6.1 Lấy mẫu
Theo điều 6.1 TCVN 12194-1:2019
6.2 Bảo quản mẫu
Theo điều 6.2 TCVN 12194-1:2019
7 Phát hiện và thu tuyến trùng
7.1 Ký chủ và triệu chứng
7.1.1 Ký chủ
Phạm vi ký chủ của 4 loài tuyến trùng nốt sần rễ rất rộng. Danh mục ký chủ chi tiết cho từng loài tham khảo phụ lục A.
7.1.2 Triệu chứng hại
Các triệu chứng do loài tuyến trùng nốt sần rễ Meloidogyne gây ra khác nhau tùy thuộc vào cây ký chủ, mật độ của quần thề tuyến trùng ký sinh hoặc điều kiện môi trường. Trên mặt đất, các triệu chứng thường không biểu hiện rõ, nhưng có thể ở các mức độ khác nhau như cây còi cọc, thiếu sức sống và có xu hướng héo do bị mất nước, dẫn đến giảm năng suất của cây trồng.
Triệu chứng trên các bộ phận của cây bị nhiễm tuyến trùng nốt sần:
- Lá: bị héo, biến vàng hoặc chết.
- Rễ, củ, thân củ: sưng phồng, các u sưng dọc theo chiều dài của rễ con. Tuy nhiên, một số loại ký chủ có thể bị nhiễm tuyến trùng nhưng không biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài sản phẩm sau thu hoạch.
- Toàn cây lùn, còi cọc.
7.2 Tách lọc tuyến trùng
7.2.1 Tách lọc tuyến trùng từ các bộ phận của cây
7.2.1.1 Kiểm tra trực tiếp
Áp dụng đối với con cái trưởng thành, tuyến trùng non tuổi 2 và con đực của các loài tuyến trùng nốt sần thuộc giống Meloidogyne.
Theo điều 7.2.1.1 TCVN 12194-1:2019
7.2.1.2 Phương pháp lọc tĩnh
Áp dụng đối với tuyến trùng non tuổi 2 và con đực của các loài tuyến trùng nốt sần thuộc giống Meloidogyne.
Theo điều 7.2.1.2 TCVN 12194-1:2019
7.2.1.3 Phương pháp ly tâm
Áp dụng đối với tuyến trùng non tuổi 2 và con đực của các loài tuyến trùng nốt sần thuộc giống Meloidogyne.
Theo điều 7.2.1.3 TCVN 12194-1:2019
7.2.2 Tách lọc tuyến trùng từ đất
Áp dụng đối với tuyến trùng non tuổi 2 và con đực của các loài tuyến trùng nốt sần thuộc giống Meloidogyne.
Theo điều 7.2.2 TCVN 12194-1:2019
Giám định tuyến trùng bằng phương pháp quan sát các đặc điểm hình thái dưới kính hiển vi (4.1) (độ phóng đại từ 40 lần đến 1 000 lần) đối với tiêu bản các cá thể tuyến trùng trưởng thành (cái và đực) và tuyến trùng non tuổi 2.
8.1 Làm tiêu bản giám định
8.1.1 Làm tiêu bản phần sau con cái trưởng thành
Theo điều 8.1.1.1.2 TCVN 12194-1:2019
8.1.2 Làm tiêu bản tuyến trùng non tuổi 2 và con đực
Theo điều 8.1.1.2 TCVN 12194-1:2019
8.2 Các đặc điểm hình thái giám định
8.2.1 Đặc điểm nhận dạng giống Meloidogyne
1. Có kim hút........................................................................................................................ 2
Không có kim hút .............................................................................. không phải Meloidogyne
2. Phần trước của thực quản thường có dạng hình trụ. Thực quản (diều) gồm 3 phần: diều trước, diều giữa và diều sau (diều tuyến).................................................................................................................................. 3
Thực quản hình trụ hoặc 2 phần: diều trước hẹp, phần sau phình to .... không phải Meloidogyne
3. Con cái nằm trong rễ màu trắng nhạt, cơ thể phình to dạng hình cầu hoặc quả lê. Meloidogyne
Con cái hình giun dài ........................................................................ không phải Meloidogyne
8.2.2 Đặc điểm nhận dạng 04 loài tuyến trùng Meloidogyne là đối tượng kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam.
Đặc điểm hình thái chính để định loại đến loài:
Đặc điểm hình thái chung:
Con cái trưởng thành hình cầu hoặc quả lê, màu trắng nhạt nằm sâu trong tế bào mô rễ, củ. Lỗ sinh dục nằm phía sau, gần hậu môn. Lớp cutin màu trắng, mỏng và phân đốt. Kim hút ngắn, kitin hóa trung bình. Lỗ bài tiết nắm ở phía trước đến van điều giữa và thường gần gốc chân kim hút. Hai nhánh sinh dục cuộn gấp lại. Trứng được đẻ bên ngoài cơ thể và được bọc một lớp gelatin.
Con đực hình giun dài, kích thước cơ thể lớn, từ 1mm đến 2 mm. Kim hút khỏe, Vùng đầu kitin hóa mạnh. Đuôi ngắn, hình cầu. Gai sinh dục phát triển mạnh. Không có cánh đuôi.
Tuyến trùng non tuổi 2 (J2) hình giun dài. Kim hút mảnh. Vùng đầu kitin hóa yếu. Đuôi hình chóp. Khoảng sáng cuối đuôi (hyaline) có chiều dài khác nhau ở mỗi loài.
8.2.2.1 Đặc điểm hình thái tuyến trùng Meloidogyne chitwoodi Golden, O'Bannon, Santo&Finley (Chi tiết như hình 1)
Con cái (hình 1.J): Cơ thể hình cầu đến hình quả lê, màu trắng ngọc trai và không di chuyển, phần sau cơ thể vùng chậu hơi nhô ra, dài = 430 μm - 740 μm, rộng = 344 μm - 518 μm. Kim hút nhỏ với chiều dài 11 μm - 12,5 μm. Gốc kim hút nhỏ từ tròn đến bất định vát về phía sau (hình 1.I). Trong điều giữa thường xuất hiện cấu trúc dạng hạt, thường xuất hiện phía trước van điều giữa. Phần sau cơ thể tròn đến oval, vùng lưng thấp từ tròn đến cao và hơi góc cạnh, các vân gần vùng sau thường gẫy, cong, xoắn lại, vùng bên thường không nhìn thấy (hình 1.K).
Con đực (hình 1.A): Con đực trưởng thành có dạng hình giun, di chuyển, tương tự như các loài tuyến trùng sống tự do trong đất. Con đực dài = 887 μm - 1268 μm, rộng = 22 μm - 37 μm hơi thon ở cuối. Đuôi ngắn và tròn, dài = 4,7 μm - 9,0 μm (hình 1.C). Cutin có vòng rõ rệt và lồi lên nhiều ở cuối. Vùng môi không tách biệt, đĩa môi cao, hình thành môi bên. Kim hút dài 18 μm - 19 μm, gốc kim hút nhỏ, hình dạng bất định, cong về phía sau và phân tách, DGO= 2,2 μm - 3,4 μm (hình 1.B).
Tuyến trùng non tuổi 2 (J2) (hình 1.E): có dạng hình giun, di chuyển, tương tự như các loài tuyến trùng sống tự do trong đất. J2 dài = 336 μm - 417 μm, rộng = 12.5 μm -15,5 μm, hemizonid phía trước hoặc liền ngay vị trí lỗ bài tiết. Đuôi ngắn, có dạng hình nón dài = 39 μm - 47 μm, mút đuôi tròn và có khoảng sáng đuôi dài 9 μm - 14 μm (hình 1.G)
Trứng: Hình bầu dục, màu trắng trong, có kích thước: dài = 79 μm - 92 μm, rộng = 40 μm - 46 μm.
A: Con đực, B: Phần đầu con đực, C: Đuôi con đực, D: Đường bên J2, E: J2, F: Đầu J2, G: Đuôi J2, H: Đầu con cái, I: kim hút con cái, J: con cái, K: Phần sau con cái
Hình 1 - Tuyến trùng Meloidogyne chitwoodi Golden, O'Bannon, Santo&Finley
8.2.2.2 Đặc điểm hình thái tuyến trùng Meloidogyne ethiopica Whitehead (Chi tiết như hình 2)
Con cái: Cơ thể màu trắng đục, kích thước khác nhau, hình thon dài, hình trứng đến hình quả lê. Thỉnh thoảng, cổ lồi lên, phần sau tròn, không có sự phồng lên rõ rệt. Biểu bì của cơ thể phân đốt rất rõ, vòng cutin nhỏ hơn ở vùng phía trước cổ. Vùng đầu nhô lên, tách biệt với cơ thể, thường có vết thắt rõ rệt (hình 2.A). Đỉnh đầu rất tách biệt, đĩa môi vuông và cao. Khung đầu hóa kitin yếu. Dưới kính hiển vi điện tử quét lớp (SEM) lỗ miệng có dạng khe nằm ở trước khoang miệng, hình trứng. Đĩa môi nổi lên và chia ra môi bên và môi giữa. Vùng môi bên hình tam giác, tách biệt rõ với đầu. Kim hút khỏe, hình nón thường hơi cong ở mặt lưng và dần dần tăng lên về chiều rộng ở phía sau (hình 2.B). Phần thân lớn dần về phía sau đến gần vị trí giao nhau với gốc kim hút. Gốc kim hút tròn, thon dần và vát về phía sau. Lỗ bài tiết nằm giữa lỗ đổ tuyến thực quản lưng và điều giữa. Phần sau hình oval đến vuông, với vân xung quanh thô, cách xa nhau, thường không đứt đoạn, trơn nhẵn đến lượn sóng (hình 2.C). Tận cùng mút đuôi rõ ràng mịn hoặc không mịn, xuất hiện vân đứt quãng, gấp khúc đến tận hậu môn. Lỗ sinh dục cái dạng khe không có các đường vân ở bên. Phasmid rõ ràng. Vòm lưng cao vừa đến cao, tròn đến vuông, không bao giờ tạo hình "vai". Không có đường bên, đôi khi đường bên ngắn, vân thẳng đứng gần vùng phasmid, tròn ở vùng bụng.
Con đực: Cơ thể hình giun, thon về phía trước, phía sau tròn tù, chiều dài khác biệt. Đầu cao, tròn, liền với cơ thể (hình 2.D). Khung đầu phát triển. Kim hút to, khỏe, phần chóp thẳng, dài bằng phần thân, lớn dần về phía sau. Phần thân kim hút hình trụ, hơi rộng hơn ở gần gốc. Gốc kim hút nhẵn, hình quả lê tròn và vát về phía sau. Vùng đầu hơi lồi và đôi khi không hình thành vòng đầu đầy đủ. Đĩa môi rõ, amphid mở ra kéo dài dạng khe dài. Đĩa môi cao gần như tròn đến lục giác, tách biệt rõ ràng với môi giữa hợp lại khi nhìn từ trên đỉnh đầu. Môi giữa hình lưỡi liềm với các vết lõm ở bên giao nhau với đĩa môi. Đường kính của môi giữa nhỏ hơn đĩa môi. Cơ quan cảm giác (sensilla) ở đầu bị che khuất. Không có môi bên. Lỗ miệng dạng khe, ở phía dưới rộng và phía trước hình lục giác. Sensilla nằm ở trong môi không rõ ràng mở vào trong khoang trước lỗ miệng. Có 4 đường bên, giao nhau với các vòng ngang. Điều trước rõ, điều giữa hình ovan với van điều giữa to. Van ruột thực quản không rõ, nằm ngang vòng thần kinh. Chiều dài điều tuyến khác nhau, có 2 nhân tế bào. Ruột kéo dài đến ngang điều giữa. Vị trí lỗ bài tiết khác nhau, ống bài tiết tận cùng dài. Hemizonid ở vị trí từ 2 đến 4 vòng trước lỗ bài tiết. Ống sinh tinh với hai tinh hoàn, đôi khi một tinh hoàn. Tinh hoàn duỗi thẳng hoặc hơi gập lại. Gai sinh dục có vách dày, phần thân gai khỏe, cong, đầu hình trụ nhô ra. Đỉnh mỏng hơi cong về phía bụng. Gai đệm rõ rệt. Đuôi ngắn, phasmids ở ngang lỗ huyệt.
Tuyến trùng non tuổi 2 (J2): Cơ thể giống hình giun, thon hơn phía sau hơn là về phía trước, vùng đuôi thuôn dần rõ rệt. Vòng cơ thể rõ rệt, tăng dần về kích thước và không đều ở vùng cuối đuôi. Vùng đầu nón cụt và không phân đốt, không phân biệt với cơ thể. Đỉnh đầu thấp, hẹp hơn so với vùng đầu (hình 2.F). Khi nhìn thẳng, lỗ miệng có dạng khe. Đĩa môi tròn, nhô lên. Mép ngoài của môi giữa có dạng lưỡi liềm. Môi giữa và đĩa môi hình quả tạ. Môi bên hợp với môi giữa thành một góc vuông, thấp hơn môi giữa, mép tròn đến hơi tam giác, hợp hoặc không hợp với vùng đầu. Khung đầu yếu, chia 6 thùy. Phần chóp kim hút rộng, phần thân kim hút hình trụ giảm dần về phía sau. Gốc kim hút tròn và nổi rõ. Thực quản tuyến phân thành 3 nhánh. Diều trước mở, diều giữa hình ovan với van diều giữa lớn. Eo thắt của thực quản hình dáng không rõ ràng. Van ruột thực quản giao nhau không rõ ở ngang vòng thần kinh. Chiều dài diều tuyến khác nhau, có 3 nhân (tế bào). Lỗ bài tiết rõ. Hemizonid ở vị trí từ 2 đến 4 vòng trước lỗ bài tiết. Đuôi thon, mút đuôi tròn hoặc nhọn, ở tận cùng đuôi có các khoảng sáng đuôi rất rõ rệt (hình 2.E). Có 4 đường bên. Phasmid nằm trong các vết lõm của đường bên và luôn luôn nằm phía sau hậu môn.
A: Đầu con cái, B: Kim hút con cái, C: Phần sau con cái, D: Đầu con đực, E: Đuôi tuyến trùng non tuổi 2 (J2), F: Đầu J2
Hình 2 - Tuyến trùng Meloidogyne ethiopica Whitehead
8.2.2.3 Đặc điểm hình thái tuyến trùng Meloidogyne fallax Karssen (Chi tiết như hình 3,4,5)
Con đực trưởng thành và tuyến trùng non tuổi 2 (J2): hình giun, có thể di động và hình dạng tương tự như các tuyến trùng sống tự do trong đất.
A: Đầu con cái, B-C: Kim hút, D-K: Hình dạng cơ thể Hình 3 - Tuyến trùng Meloidogyne fallax Karssen (con cái) |
A-B: Đầu con đực, C-E: Kim hút, F: Gai giao vỹ và trợ gai, G: Đường bên Hình 4 - Tuyến trùng Meloidogyne fallax Karssen (con đực) |
A-B: Đầu J2, C-F: Đuôi J2, G: Đường bên J2 Hình 5 - Tuyến trùng Meloidogyne fallax Karssen (tuyến trùng non tuổi 2 (J2)) |
Con cái (hình 3): Con cái có dạng hình cầu hoặc hình quả lê đặc trưng, màu trắng ngọc trai và không di động (hình 3.D-K). Phần cổ nhô lên tạo với một cạnh bên của cơ thể một góc 90 độ. Phần đầu phân biệt với cơ thể và có từ 1 đến 2 vòng. Khung đầu kitin hóa yếu. Phần chóp kim hút hơi cong về phía lưng, phần thân hình trụ (hình 3.BC). Gốc kim hút to tròn đến hình trứng, hơi vát về phía sau. Lỗ bài tiết nằm ở giữa khoảng cách từ đầu đến điều giữa. Điều tuyến khác nhau về hình dạng và kích thước. Phần sau hình trứng đến oval, đôi khi có hình chữ nhật. Vòm lưng thấp đến cao trung bình, đường vân thô. Đường bên không rõ.
Dài = 404 μm - 720,3 μm, rộng = 256 μm - 464 μm, chiều dài kim hút = 14 μm - 15 μm.
Con đực (hình 4): Hình giun, phần đầu hơi thon, đuôi tròn tù. Cutin phân đốt rõ rệt. Có 4 đường bên, các đường bên ngoài cắt với vòng cutin không đều nhau; đường bên thứ năm đứt đoạn rất hiếm gặp ở phần giữa cơ thể (hình 4.G). Đầu hơi nhô nhẹ. Đĩa môi tròn, nhô lên hợp với môi giữa. Khung đầu kitin hóa trung bình (hình 4.AB). Phần chóp kim hút thẳng, thân kim hút hình trụ, gốc kim hút to, tròn và tách biệt rõ với thân kim hút (hình 4.C-E). Diều trước trước mảnh. Diều sau hình oval. Van diều giữa rõ. Diều sau phủ lên ruột về phía bụng. Tinh hoàn đơn, dài, có thể duỗi thẳng hoặc gập lại. Đuôi ngắn và xoắn. Gai sinh dục mảnh cong về phía bụng (hình 4.F). Gai đệm hơi hình lưỡi liềm. Phasmids ở trước lỗ huyệt.
Dài = 736 μm - 1520 μm, rộng = 27 μm - 44 μm hơi thon ở cuối. Kim hút dài = 19 μm - 21 μm, DGO = 3 μm - 6 μm. Đuôi dài = 7,6 μm - 12,1 μm và vặn xoắn.
Tuyến trùng non tuổi 2 (J2)(hình 5): Cơ thể hình giun. Có 4 đường bên, không có đường cắt ngang (hình 5.G). Khung đầu kitin hóa yếu. Kim hút mảnh. Gốc kim hút hút tròn, rõ (hình 5.B). Cơ thể dài từ 381 μm đến 435,2 μm, rộng từ 13 μm đến 16,4 μm. Đuôi dài từ 46 μm đến 55,6 μm với mút đuôi tròn, nhẵn và có khoảng sáng đuôi rõ ràng, dài từ 12 μm đến 16 μm (hình 5.C-F).
Trứng: Dài = 89 μm - 103,6 μm, rộng = 34 μm -44,2 μm.
8.2.2.4 Đặc điểm hình thái tuyến trùng Meloidogyne hapla Chitwood (Chi tiết như hình 6)
Con cái: Cơ thể hình quả đào, cổ ngắn, lớp cutin dày hơn ở nửa sau cơ thể, đôi khi rộng hơn (hình 6.C). Đầu với hai vòng nhỏ ở phía sau đỉnh đầu (hình 6.B). Gốc kim hút tròn, phân tách, dài từ 13 μm đến 17 μm (hình 6.A). Lỗ bài tiết nằm ở vị trí từ vòng 14 đến vòng 20 ở phía sau đầu, hemizonid nằm sát sau lỗ bài tiết. Vòng cutin phần sau hơi thô, gồm các vân mịn hoặc hơi lượn sóng xếp sát vào nhau (hình 6.J). Vòm lưng thấp. Vùng bên không rõ ràng, hoặc có thể do hình thành những vân không đều nhau, hoặc các vân ở lưng và ở bụng gặp nhau tạo thành góc nhỏ dọc theo vùng bên. Đôi khi, một vài vân phân nhánh. Trong một số trường hợp vân bụng có thể kéo dài sang một bên hoặc cả hai bên để tạo thành 'cánh' tạo với vân lưng gần như góc vuông. Đuôi có một vài vân, có các đốm rõ rệt được hình thành vùng đốm nằm giữa hậu môn và tận cùng đuôi. Thỉnh thoảng, sự hình thành đốm lan rộng vào bên trong của phần sau. Phasmids cách nhau khá xa.
Con đực: Vùng đầu thấp, có dạng hình nón cụt đến hình bán cầu (hình 6.D). Thường chỉ có một vòng ở phía sau đỉnh đầu. Kim hút mảnh, gốc kim hút tròn và không nhô lên, dài từ 19 μm đến 22 μm, DGO từ 4 μm đến 5 μm. Cephalid trước nằm ở vòng thứ hai của cơ thể, cephalid sau nằm sát ngay cephalid trước, ngang với kim hút. Hemizonid nằm ở vị trí vòng ngang từ 45 đến vòng 58 ở phía sau đầu, từ 0 đến 4 vòng ngang trước lỗ bài tiết. Có 4 đường bên (hình 6.E). Đuôi tròn tù, phasmids nằm ngang lỗ huyệt (hình 6.F). Có một hoặc hai tinh hoàn. Gai sinh dục hơi cong với các máu nhỏ, nhọn lồi ra từ vách gai sinh dục tại chỗ nối của đầu và thân vào trong đầu gai giao cấu. Gai đệm hình hình lưỡi liềm, phần giữa của gai đệm dày hơn so với ở 2 đầu.
A,B: Đầu con cái; C: Con cái; D: Đầu con đực; E: Đường bên con đực; F Đuôi con đực; G: Đầu tuyến trùng non tuổi 2 (J2); H: Đường bên J2; I: Đuôi J2; J: Phần sau con cái
Hình 6 - Tuyến trùng Meloidagyne hapla Chitwood
Tuyến trùng non tuổi 2 (J2): Cơ thể dài từ 360 μm - 500 μm. Vùng đầu thấp, hình nón cụt với 3 vòng cận bên đầu, 1 vòng ở vùng bên đầu (hình 6.G). Gốc kim hút tròn. Có 4 đường bên, các dải vân chéo phía ngoài không đều (hình 6.H). Hemizonid nằm trước lỗ bài tiết. Ruột thường không phồng lên. Đuôi dài từ 48 μm - 70 μm (hình 6.I). Mút đuôi có thể thay đổi hơi nhọn hoặc đôi khi chẻ đôi, khoảng sáng đuôi thường biến đổi.
Kích thước: Theo Whitehead, 1968:
Con cái (n=20): Dài= 419 μm - 845 (612) μm; rộng = 311 μm - 561 (430) μm; kim hút (9) = 10 μm - 13 (11) μm; gốc kim hút rộng (9) = 2 μm - 3 (2) μm; lỗ đổ thực quản tuyến (8) = 4 μm - 6 (5)μm phía sau gốc chân kim hút; chiều dài của điều giữa (5) = 31 μm - 43 (36) μm; chiều rộng của điều giữa (6) = 26 μm - 37 (31) μm; dài van điều giữa (6) = 10 μm - 13 (12) μm; rộng van điều giữa (6) = 9 μm - 11 (10) μm.
Con đực (n = 25): Dài = 791 μm - 1432 (1139)μm; a = 33,3 - 47,0 (41,7); chiều dài đầu (21) = 4,3 μm - 7,9 (5.6) μm; kim hút = 17,3 μm - 22,7 (20,0) μm; chiều rộng của gốc kim hút = 2,5 μm - 5,0 (3,5) μm; lỗ đổ tuyến thực quản lưng (8) = 2,5 μm - 3,2 (2,9) μm phía sau gốc kim hút;
b' = 12,8-19,2 (15,5); c (24) = 73-283 (118); chiều dài của điều giữa (24) = 15,1 μm - 25,9 (19,2)μm; chiều rộng của điều giữa (24) = 7,2 μm - 12,9 (9,3) μm; chiều dài van điều giữa (23) = 3,6 μm - 7,2 (5.9) μm; gai giao cấu dài (8) = 21,6 μm - 28,1 (25,7) μm; gai đệm(5) = 7,2 μm - 9,4 (8.2) μm.
Tuyến trùng non tuổi 2 (J2): (n = 20) (J2): dài = 312 μm - 355 (337) μm; a (18) = 20,1 - 26,6 (23,9); chiều dài đuôi (15) = 33 μm - 48 (43)μm; c (15) = 7,3-10,2 (7,9); c '(15) = 3,7 - 4,7 (4.4); chiều dài cơ thể đến giữa nhú sinh dục (13) = 177 μm - 214 (200) μm; kim hút (9) = 7,9 μm -10,9 (9,7) μm.
Trứng (n=20): 71 - 91 (78) μm x 26 - 40 (31) μm.
Các chỉ số và chữ viết tắt sử dụng khi đo đếm và giám định tuyến trùng theo điều 8.1.2 TCVN 12194-1:2019.
8.3 Kết luận
Mẫu giám định được kết luận là một hoặc nhiều loài tuyến trùng Meloidogyne chitwoodi Golden, O'Bannon, Santo & Finley, Meloidogyne ethiopica Whitehead, Meloidogyne fallax Karssen và Meloidogyne hapla Chitwood khi các đặc điểm hình thái của mẫu giám định phù hợp với các đặc điểm đã nêu ở điều 8.2.
Nội dung phiếu kết quả giám định gồm những thông tin cơ bản sau:
- Thông tin về mẫu giám định.
- Phương pháp giám định
- Tài liệu giám định
- Người giám định/cơ quan giám định
- Kết quả Giám định: Tên khoa học của loài
Phiếu kết quả giám định chi tiết tham khảo phụ lục B.
A.1 Tuyến trùng Meloidogyne chitwoodi Golden, O’Bannon, Santo & Finley
A.1.1 Tên khoa học và vị trí phân loại
- Tên khoa học: Meloidogyne chitwoodi Golden, O'Bannon, Santo & Finley
- Tên tiếng Việt: Tuyến trùng nốt sần rễ chitwoodi[1]
- Vị trí phân loại:
Ngành: giun tròn (Nematoda)
Bộ Rhabditida
Bộ phụ: Tylenchina
Họ Meloidogynidae
Giống Meloidogyne
Loài M. chitwoodi
A.1.2 Phân bố
Trong nước: chưa có ở Việt Nam
Châu Á: Turkey;
Châu Phi: South Africa, Tusnia;
Châu Mỹ: Mexico, USA, Argentina;
Châu Âu: Phân bố rộng: Belgium, Germany, Netherlands...
A.1.3 Ký chủ
Meloidogyne chitwoodi có phổ ký chủ rộng trên nhiều họ thực vật bao gồm cả cày trồng và các loài cỏ dại. Ký chủ chính: Daucus carota (cà rốt), Lycopersicon esculentum (cà chua), Medicago sativa (cỏ linh lăng), Solanum tuberosum (khoai tây). Ký chủ phụ: Chenopodium quinoa (quinoa), Phaseolus vulgaris (đậu trạch), Pisum sativum (đậu Hà Lan), Scorzonera hispanica (oyster plant), Zea mays(ngô).
Ngoài ra, loài tuyến trùng này có thể tồn tại trên các ký chủ như: Avena sativa (yến mạch), Beta vulgaris var. saccharifera (củ cải đường), Hordeum vulgare (lúa mạch), Triticum aestlvum (lúa mỳ), một số loài cỏ họ Poaceace và các loài cây thuộc họ Brasslcaceae, Cucurbitaceae, Fabaceae, Lamiaceae, Liliaceae, Umbelliferae và Vitaceae.
Ký chủ có ở Việt Nam: Khoai tây, cà chua, ngô, củ cải...
A.1.4 Triệu chứng hại
Các nốt sần do loài tuyến trùng M. chitwoodi gây ra trên củ khoai tây khác với các nốt sần do các loài tuyến trùng Meloidogyne khác gây hại. Ví dụ, M. hapla gây ra các u sưng nhỏ rất khác biệt trong khi đó các u sưng do loài tuyến trùng M. incognita gây ra thường lớn và dễ dàng nhận thấy. Các triệu chứng gây ra bởi M. chitwoodi thường không dễ dàng phát hiện và triệu chứng có thể rõ ở cây trồng này hơn ở cây trồng khác. Trong một số trường hợp không thể nhìn thấy triệu chứng, cho dù củ có thể bị nhiễm nặng. Khi xuất hiện, các nốt sần nhỏ và lớn lên cùng với sự phát triển của tuyến trùng. Một số nốt sưng có thể tập trung trên bề mặt củ hoặc có thể nằm rải rác gần mắt củ hoặc ở các vết thương tổn. Các mô bên trong nằm dưới vết u sưng bị hoại tử và biến nâu. Trưởng thành cái có thể nhìn thấy ngay bên dưới bề mặt vì cơ thể hình quả lê, màu trắng sáng được bao quanh bởi lớp mô màu nâu của ký chủ. Khi củ khoai tây bị nhiễm, thậm chí bị nhiễm tuyến trùng nặng mà các u sưng ít hoặc không xuất hiện thì khó phát hiện được bằng mắt thường. Cơ thể hình cầu của con cái có thể lồi ra từ bề mặt của rễ con bao quanh phía sau là một túi chứa đầy trứng và sẽ trở nên nâu sẫm theo thời gian.
Trên các cây trồng khác, loài tuyến trùng này gây ra nốt sần trên rễ và làm cho rễ không phát triển gây giảm năng suất và tiêu thụ. Sự hình thành và xuất hiện các nốt sưng trên hầu hết các loại ngũ cốc nhưng dễ nhận thấy hơn trên lúa mì, yến mạch hơn là lúa mạch hoặc trên ngô. Ở cà chua, tuyến trùng M. chitwoodi gây ra các u sưng ở một số giống nhưng không phải là tất cả.
A.2 Tuyến trùng Meloidogyne ethiopica Whitehead
A.2.1. Tên khoa học và vị trí phân loại
- Tên khoa học: Meloidogyne ethiopica Whitehead
- Tên tiếng Việt: Tuyến trùng nốt sần rễ ethiopica1
- Vị trí phân loại:
Ngành: giun tròn (Nematoda)
Bộ Rhabditida
Bộ phụ: Tylenchina
Họ Meloidogynidae
Giống Meloidogyne
Loài M. ethiopica
A.2.2 Phân bố
Trong nước: chưa có ở Việt Nam
Châu Á: Turkey
Châu Âu: Greece, Slovenia
Châu Mỹ: Nam Mỹ: Brazil, Brazil, Peru
Châu Phi: Ethiopia, Kenya, Mozambique, South Africa, Tanzania, Zimbabwe
A.2.3 Ký chủ
Loài này có phạm vi ký chủ rộng, khoảng 80 loại cây trồng khác nhau. Trong đó có nhiều cây có ý nghĩa kinh tế quan trọng như: Actinidia deliciosa (kiwi), Allium cepa (hành), Avena sativa (Yến mạch), Beta vulgaris (beetroot), Brassica oleracea (bắp cải, súp lơ), Brassica oleracea var. capitata (bắp cải), Capsicum annuum (ớt chuông), Capsicum frutescens (ớt), Citrullus lanatus (dưa hấu), Clitoria ternatea (Butterfly-pea), Cucumis sativus (dưa chuột), Cucurbita (bí đỏ), Daucus carota (cà rốt), Fragaria ananassa (dâu tây), Glycine max (đậu tương), Gossypium hirsutum (bông Bourbon), Helianthus annuus (hướng dương), Hordeum vulgare (lúa mạch), Lactuca sativa (lettuce), Lupinus angustifolius (lupin), Medicago sativa (Cỏ linh lăng), Nicotiana tabacum (thuốc lá), Oryza sativa (lúa), Phaseolus vulgaris (đậu), Pisum sativum (đậu Hà Lan), Prunus persica (đào), Solanum lycopersicum (cà chua), Solanum tuberosum (khoai tây), Solanum melongena (cà), Solanum nigrum (black nightshade), Vigna unguiculata (đậu bò), Zea mays (ngô), Vitis vinifera (nho).
Ký chủ có ở Việt Nam: Lúa, ngô, khoai tây, cà chua, cà rốt, các loại đậu, đậu tương, dâu tây, hành, nho,..
A.2.4 Triệu chứng hại
Triệu chứng trên mặt đất: lá bị héo, biến vàng hoặc chết. Toàn cây còi cọc. Bộ phận dưới mặt đất (rễ, củ,..): bề mặt có các vết nứt, hoại tử, biến màu. Trọng lượng rễ giảm. Rễ sưng phồng, các nốt sần sát gốc thân, dọc theo chiều dài rễ và cà đầu rễ. Khi nhiễm nặng rễ phình to như quả bóng.
A.3 Tuyến trùng Meloidogyne fallax Karssen
A.3.1 Tên khoa học và vị trí phân loại
- Tên khoa học: Meloidogyne fallax Karssen
- Tên tiếng Việt: Tuyến trùng nốt sần rễ fallax1
- Vị trí phân loại:
Ngành: giun tròn (Nematoda)
Bộ Rhabditida
Bộ phụ: Tylenchina
Họ Meloidogynidae
Giống Meloidogyne
Loài M. fallax
A.3.2 Phân bố
Trong nước: chưa có ở Việt Nam
Châu Âu: Netherlands, Belgium, France và Germany
A.3.3 Ký chủ
Ký chủ chính trong tự nhiên là khoai tây. Ngoài ra khi thử nghiệm ký chủ trong điều kiện nhà kính, M. fallax có phạm vi ký chủ rộng, bao gồm các cây có tầm quan trọng về kinh tế như: cà rốt, cà chua, củ hạ đen (Scorzonera hispanica),...
Ngoài ra, còn một số cây khác như Oenothera erythrosepala, Phacelia tanacetifolia, Hemerocallis cv. Rajah và Dicentra spectabilis (Brinkman và nnk, 1996).
Ký chủ có ở Việt Nam: Khoai tây, cà chua, cà rốt
A.3.4 Triệu chứng hại
Triệu chứng do loài tuyến trùng này gây ra tương tự như triệu chứng do loài M. chitwoodi gây hại.
Triệu chứng trên mặt đất thường khó phân biệt, lá bị héo, biến vàng hoặc chết. Toàn cây còi cọc. Bộ phận dưới mặt đất (rễ, củ,..): Bề mặt có các vết hoại tử, biến màu. Rễ bị nhiễm tuyến trùng thường không biểu hiện nốt sần điển hình như các loài Meloidogyne khác. Củ khoai tây nhiễm tuyến trùng có những nốt sần nhỏ, lớn dần lên cùng với sự phát triển của tuyến trùng. Con cái trưởng thành có thể nhìn thấy ngay dưới bề mặt củ. Khi sống, con cái mầu trắng, sáng bóng, hình quả lê được bao quanh bởi lớp mô tế bào ký chủ biến nâu.
A.4 Tuyến trùng Meloidogyne hapla Chitwood
A.4.1 Tên khoa học và vị trí phân loại
- Tên khoa học: Meloidogyne hapla Chitwood
- Tên tiếng Việt: Tuyến trùng nốt sần rễ hapla1
- Vị trí phân loại:
Ngành: giun tròn (Nematoda)
Bộ Rhabditida
Bộ phụ: Tylenchina
Họ Meloidogynidae
Giống Meloidogyne
Loài M. hapla
A.4.2 Phân bố
Trong nước: Chưa có mặt ở Việt Nam
Châu Phi: Algeria, Côte d'Ivoire, Egypt, Kenya, Libya, Malawi, Morocco, Nigeria, South Africa, Tanzania, Uganda, Zimbabwe;
Châu Á: Armenia, China, India, Irael, Iran, Japan, Kazakhstan, Korea, Kyrgyzstan, Malaysia, Mongolia, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Taiwan, Tajikistan, Thailand, Turkey, Turkmenistan, Uzbekistan;
Châu Mỹ: Costa Rica, Guatemala, Panama, Canada, USA, Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Ecuador, Paraguay, Peru, Uruguay, Venezuela;
Châu Âu: Belarus, Belgium, Bulgaria, Czech Republic, Estonia, Europe, Finland, USSR, France, Germany, Greece, Hungary, Italy, Latvia, Lithuania, Macedonia, Moldova, Netherlands, Norway, Poland, Portugal, Romania, Russian Federation, Slovakia, Slovenia, Spain, Switzerland, Ukraine, United Kingdom, Yugoslavia, Serbia and Montenegro;
Châu Đại Dương: Australia, New Zealand, Norfolk Island, Papua New Guinea.
A.4.3 Ký chủ
Loài này có phạm vi ký chủ rộng, hơn 550 loài cây trồng và cỏ dại khác nhau. Ký chủ chính là hành, cà chua, khoai tây, cà rốt, cải bắp, dưa, thuốc lá, đậu, dâu tây.... thuộc các họ như: Actinidiaceae: Actinidia chinensis (Chinese gooseberry); họ Apiaceae: Daucus carota (carrot); họ Asteraceae: Chrysanthemum (daisy), Cichorium intybus (chicory), Lactuca sativa (lettuce); họ Brassicaceae: Brassica napus (rape), Brassica oleracea (bắp cải), Raphanus sativus (radish); họ Caryophyilaceae: Dianthus caryophyllus (carnation); họ Chenopodiaceae: Chenopodium album (fat hen), Chenopodium quinoa (quinoa), Beta vulgaris (củ cải đường); họ Convolvulaceae: Convolvulus arvensis (bindweed); họ Cucurbitaceae: Cucumis (melons, cucuimbers, gerkins); họ Dioscoreaceae: Dioscorea batatas (Chinese yam); họ Fabaceae: Cajanus cajan (pigeon pea), Glycine max (đậu tương), Medicago sativa, Arachis hypogaea (lạc); họ Gentianaceae: Eustoma grandiflorum (cut flower crop); họ Lamiaceae: Mentha (bạc hà); họ Linaceae: Linum usitatissimum (flax); họ Liliaceae: Allium cepa (onion); họ Oleaceae: Olea europaea (olive); họ Ranunculaceae: Anemone (windflower); họ Rosaceae: Fragaria ananassa (strawberry), Rosa (hoa hồng); họ Rubiaceae: Coffea (cà phê); họ Solanaceae: Capsicum annuum (ớt chuông), Nicotiana tabacum (thuốc lá), Solanum lycopersicum (cà chua), Solanum nigrum (black nightshade), Solanum tuberosum (khoai tây); họ Theaceae: Camellia sinensis (chè)
Ký chủ có ở Việt Nam: Cà chua, khoai tây, cà rốt, cải bắp, dưa, thuốc lá, đậu, dâu tây...
A.4.4 Triệu chứng hại
Triệu chứng điển hình khi loài này xâm nhập vào hệ thống rễ gây nên các u sưng trên rễ, các u sưng này tương đối nhỏ và gần giống hình cầu, các rễ nhỏ thường phát triển nhanh rõ rệt ở vị trí các u sưng (điều này trái ngược với các triệu chứng gây ra bởi các loài Meloidogyne phổ biến khác). Trong củ khoai tây, các vết đốm màu nâu thường xuất hiện trong củ khi con cái bắt đầu đẻ trứng có thể nhận biết được vị trí lây nhiễm. Khi M. hapla gây hại nặng thường làm suy yếu chức năng của rễ và đồng thời làm cây cằn cỗi dẫn đến giảm năng suất.
Triệu chứng hại trên các bộ phận của cây bị nhiễm tuyến trùng
Lá: Màu sắc không bình thường
Rễ: Sưng phồng, các u sưng dọc theo chiều dài của rễ con
Toàn cây: Lùn và chết sớm
Phụ lục B
Cơ quan giám định ....................................... |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………., ngày ... tháng ... năm 20..…... |
PHIẾU KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH
1. Tên hàng hóa:
2. Nước xuất khẩu:
3. Xuất xứ:
4. Phương tiện vận chuyển: Khối lượng:
5. Địa điểm lấy mẫu:
6. Ngày lấy mẫu:
7. Người lấy mẫu:
8. Tình trạng mẫu:
9. Ký hiệu mẫu:
10. Số mẫu lưu:
11. Người giám định:
12. Phương pháp giám định: Theo TCVN 12194-2-4:2020. Quy trình giám định tuyến trùng gây bệnh thực vật. Phần 2-4: Yêu cầu cụ thể đối với với tuyến trùng giống Meloidogyne
13. Kết quả giám định:
Tên khoa học: tuyến trùng Meloidogyne ethiopica Whitehead
Bộ: Rhabditida
Bộ phụ: Tylenchina
Họ: Meioidogynidae
Giống: Meloidogyne
Loài: Meloidogyne ethiopica
Là đối tượng kiểm dịch thực vật thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
TRƯỞNG
PHÒNG KỸ THUẬT |
THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ |
[1] CABI (2019). Crop Protection Compedium
[2] IPPC (2006). ISΜM 27 Diagnostic protocols for regulated pests
[3] TCVN 1-2:2008, Phần 2: Quy định về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia.
[4] Southey, J.F. (1986). Laboratory methods for work with plant and soil nematodes
[5] TCVN 12194-1:2019. Quy trình giám định tuyến trùng gây bệnh thực vật. Phần 1: Yêu cầu chung.
[6] Viện Bảo vệ thực vật (1997). Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật. Tập 1: Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng. NXB Nông nghiệp.
[7] W. Decraemer and D.J. Hunt (2006). Structure and classification. In: Plant Nematology (Ronal N. Perry and Maurice Moens eds). Pp.27-32.
[8] Roland N. Perry, Maurice Moens, James L. Starr (2009). Root-knot Nematodes. 488pp.
[9] ΜM 9/17(1) Meloidogyne chitwoodi and Meloidogyne fallax. Bulletin OEPP/EPPO Bulletin (2013) 43 (3). Pp 527-533
[10] Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh (2000). Động vật chí Việt Nam. Tập 4. Tuyến trùng ký sinh thực vật. NXB khoa học và kỹ thuật.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.