TCVN
10292-1:2019
ISO 11806-1:2011
MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP - YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ MÁY CẮT BỤI CÂY VÀ MÁY CỎ CẦM TAY - PHẦN 1: MÁY LẮP ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Agricultural and forestry machinery - Safety requirements and testing for portable, hand-held, powered brush - cutters and grass-trimmers - Part 1: Machines fitted with an intergral combustion engine
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Yêu cầu an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ
4.1 Yêu cầu chung
4.2 Tay cầm
4.3 Thanh chắn và khoảng cách đến bộ phận cắt đối với máy cắt bụi cây
4.4 Dây đeo
4.5 Cân bằng
4.6 Độ bền bộ phận cắt
4.7 Giữ bộ phận cắt
4.8 Che chắn bộ phận cắt
4.9 Nắp che vận chuyển
4.10 Chiều dài dây cắt mềm
4.11 Cơ cấu khởi động động cơ
4.12 Cơ cấu dừng động cơ
4.13 Điều khiển van tiết lưu
4.14 Ly hợp
4.15 Bình chứa
4.16 Bảo vệ tránh tiếp xúc với các phần có điện áp cao
4.17 Bảo vệ tránh tiếp xúc với các bộ phận nóng
4.18 Khí thải
4.19 Rung động
4.20 Tiếng ồn
4.21 Miễn nhiễm điện từ
5 Thông tin sử dụng
5.1 Sổ tay hướng dẫn sử dụng
5.2 Ghi nhãn
5.3 Cảnh báo
5.4 Thử nhãn hiệu
Phụ lục A (Quy định) Thử va đập bộ phận cắt
Phụ lục B (Quy định) Thử vật văng bắn
Phụ lục C (Tham khảo) Danh mục các mối nguy hiểm
Thư mục tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
TCVN 10292-1 : 2019 hoàn toàn tương đương ISO 11806-1 : 2011.
TCVN 10292-1 : 2019 do Trung tâm Giám định Máy và Thiết bị biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 10292 (ISO 11806), Máy nông lâm nghiệp - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử máy cắt bụi cây và máy cắt cỏ cầm tay gồm 2 phần:
- TCVN 10292-1 : 2019 (ISO 11806-1 : 2011) - Phần 1 : Máy lắp động cơ đốt trong.
- TCVN 10292-2 : 2014 (ISO 11806-2:2011) - Phần 2 : Máy sử dụng cụm động lực đeo vai.
MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP - YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ MÁY CẮT BỤI CÂY VÀ MÁY CỎ CÀM TAY - PHẦN 1: MÁY LẮP ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Agricultural and forestry machinery - Safety requirements and testing for portable, hand-held, powered brush- cutters and grass-trimmers - Part 1: Machines fitted with an intergral combustion engine
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu an toàn và biện pháp để kiểm tra kết cấu và thiết kế của máy cắt bụi cây và máy cắt cỏ cầm tay (sau đây gọi là máy) có động cơ đốt trong như cụm động lực và bộ phận truyền lực cơ học giữa nguồn động lực và bộ phận cắt. Các phương pháp nhằm loại trừ hoặc giảm thiểu những mổi nguy hiểm phát sinh do sử dụng máy và quy định các loại thông tin về thực hành công việc an toàn cần được nhà chế tạo cung cấp.
Tiêu chuẩn này đề cập đến tất cả các mối nguy hiểm đáng kể, các tình huống nguy hiểm và những trường hợp nguy hiểm liên quan đến các máy, khi được sử dụng và ở điều kiện sử dụng không đúng với nhà chế tạo quy định.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các máy được trang bị bộ phận cắt bằng kim loại có nhiều dao cắt, ví dụ như xích quay hay dao cắt xoay.
CHÚ THÍCH: Xem Phụ lục C để biết danh mục các mối nguy hiểm đáng kể.
Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7996-1 : 2009 (IEC 60745-1 : 2006), Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ-An toàn - Phần 1: Yêu cầu chung).
TCVN 8747 (ISO 8380), Máy lâm nghiệp - Máy cắt bụi cây và xén cỏ cầm tay - Độ bền bộ phận che chắn công cụ cắt).
TCVN 10877 (ISO 7918), Máy lâm nghiệp - Máy cắt bụi cây và máy cắt cỏ cầm tay - Kích thước của tấm chắn bảo vệ bộ phận cắt.
TCVN 10878 (ISO 8893), Máy lâm nghiệp - Máy cắt bụi cây và máy cắt cỏ cầm tay - Đặc tính động cơ và tiêu thụ nhiên liệu.
TCVN 11250 (ISO 7112), Máy lâm nghiệp - Máy cắt bụi cây và máy cắt cỏ cầm tay - Thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 11251 : 2015 (ISO 7113 : 1999), Máy lâm nghiệp cầm tay - Bộ phận cắt của máy cắt bụi cây- Đĩa cắt đơn bằng kim loại.
TCVN 12142-4 : 2017 (ISO 683-4 : 2016), Thép nhiệt luyện, thép hợp kim và thép dễ cắt - Phần 4: Thép dễ cắt.
TCVN 12825 : 2019 (ISO 22868 : 2011) Máy lâm nghiệp và làm vườn - Phương pháp thử độ ồn cho các loại máy cầm tay sử dụng động cơ đốt trong - Phương pháp cơ học (độ chính xác cấp 2).
TCVN 12826 : 2019 (ISO 22867 : 2011) Máy lâm nghiệp và làm vườn - Phương pháp thử rung động cho các loại máy cầm tay sử dụng động cơ đốt trong - Rung động tại tay cầm.
ISO/TR 11688-1, Acoustics- Recommended practice for the design of low-noise machinery and equipment - Part 1: Planning (Âm học - Khuyến nghị thực hành đối với thiết kế máy và thiết bị có tiếng ồn thấp - Phần 1: Lập kế hoạch).
ISO 12100 : 2010, Safety of machinery- General principles for design - Risk assessment and risk reduction (An toàn máy - Nguyên tắc chung cho thiết kế - Đánh giá rủi ro và giảm rủi ro).
ISO 13857 : 2008, Safety of machinery - Safety distances to prevent hazard zones being reached by upper and lower limbs (An toàn máy - Khoảng cách an toàn để ngăn chặn chân và tay người không vươn tới vùng nguy hiểm).
ISO 14982 : 1998, Agricultural and forestry machinery - Electromagnetic compatibility-Test methods and acceptance criteria (Máy nông lâm nghiệp - Khả năng tương thích điện từ - Phương pháp thử và chỉ tiêu nghiệm thu),
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 11250 (ISO 7112), ISO 12100 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
CHÚ THÍCH: Hình 1 cung cấp ví dụ về máy cắt bụi cây và Hình 2 về máy cắt cỏ trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.
3.1
Máy (machine)
Máy cắt bụi cây (hoặc máy cắt cỏ) hoàn chỉnh, bao gồm cụm động lực, ống trục truyền động, bộ phận cắt và tấm chắn, không kể dây đeo.
CHÚ DẪN:
1 khóa tay điều khiển van tiết lưu 2 công tắc dừng 3 điểm treo 4 tay cầm 5 tay điều khiển van tiết lưu 6 ống trục truyền động |
7 dây đeo, cơ cấu tháo nhanh 8 dây đeo, đệm hông 9 che chắn bộ phận cắt 10 bộ phận cắt, ví dụ như đĩa cưa 11 ống giảm thanh 12 cụm động lực |
Hình 1 - Máy cắt bụi cây với nguồn động lực tích hợp
CHÚ DẪN:
1 bướm gió 2 tay cầm phía sau 3 công tắc dừng 4 tay điều khiển van tiết lưu 5 tay cầm phía trước |
6 ống trục truyền động 7 che chắn bộ phận cắt 8 ống giảm thanh 9 bộ phận cắt, ví dụ như đầu cắt kiểu dây 10 cụm động lực |
Hình 2 - Máy cắt cỏ với nguồn động lực tích hợp
4 Yêu cầu an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ
Máy phải tuân theo các yêu cầu an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ trong Điều 4. Ngoài ra, máy phải được thiết kế phù hợp với các nguyên tắc như quy định trong ISO 12100 về những mối nguy hiểm không đáng kể có liên quan không được đề cập trong tiêu chuẩn này. Máy cũng phải được gắn nhãn như quy định trong 5.2 và có các cảnh báo như quy định trong 5.3.
Vận hành an toàn máy cắt bụi cây và máy cắt cỏ phụ thuộc vào các yêu cầu an toàn đưa ra trong Điều 4 và các điều kiện làm việc an toàn có kết hợp sử dụng trang bị bảo vệ cá nhân (PPE) đầy đủ như găng tay, giày chống trượt, và trang bị bảo vệ chân, mắt và tai, cũng như các phương pháp làm việc an toàn (xem 5.1).
Sổ tay hướng dẫn sử dụng được cung cầp cùng với máy phải tuân theo quy định trong 5.1.
Nếu máy cắt cỏ có thể cải tiến thành máy cắt bụi cây thì máy đã cải tiến phải tuân theo các yêu cầu đối với máy cắt bụi cây và ngược lại.
An toàn tổng thể của riêng bộ phận cắt phải được kiểm tra như một bộ phận của máy hoàn chỉnh. Trừ khi được quy định khác trong TCVN 10292, khoảng cách an toàn như quy định trong 4.2.4.1 và 4.2.4.3, ISO 13857 : 2008, phải được đáp ứng.
Nếu yêu cầu dụng cụ chuyên dùng để thay thế bộ phận cắt, thì nó phải được cung cấp cùng với máy.
4.2.1 Yêu cầu
Máy phải có tay cầm cho mỗi tay. Các tay cầm phải được thiết kế sao cho:
- người vận hành có thể nắm chặt toàn bộ tay cầm khi đeo găng tay,
- hình dạng và bề mặt tay cầm phải đảm bảo nắm chặt,
- chiều dài tay cầm tối thiểu 100 mm;
- khoảng cách / (xem Hình 3) giữa tâm các tay cầm tối thiểu là 500 mm đối với máy trang bị đĩa cưa bằng kim loại và tối thiểu 250 mm cho tất cả các loại máy khác;
- tay cầm có thể điều chỉnh để đạt được vị trí làm việc phù hợp với ecgônômi. Thiết kế phải ngăn ngừa điều chỉnh nhỏ hơn khoảng cách tối thiểu l.
CHÚ THÍCH: Vị trí người vận hành liên quan đến bộ phận cắt được xác định bằng điểm treo (xem 4.5 và 4.6) và thanh chắn (xem 4.3).
CHÚ DẪN:
1 tâm bề mặt nắm
Hình 3 - Ví dụ về khoảng cách tay cầm l
4.2.2 Kiểm tra
Thiết kế, điều chỉnh và kích thước phải được kiểm tra bằng quan sát, đo và thử chức năng.
4.3 Thanh chắn và khoảng cách đến bộ phận cắt đối với máy cắt bụi cây
4.3.1 Yêu cầu
Máy cắt bụi cây phải trang bị thanh chắn để ngăn cản tiếp xúc không chù định với bộ phận cắt khi đang hoạt động.
Thanh chắn phải nhô ra ít nhất 200 mm theo chiều ngang và vuông góc từ đường tâm của ống trục truyền động. Thanh chắn cũng có thể được sử dụng như tay cầm. Xem Hình 4.
Khoảng cách tối thiểu theo đường thẳng từ phía sau của thanh chắn (2) tại điểm có chiều rộng 200 mm (2) đến điểm không che chắn gần nhất của bộ phận cắt (1) phải tối thiểu là 830 mm, ở đó điểm không che chắn của bộ phận cắt là giao điểm giữa mặt phẳng vuông góc với đường cắt và mép cạnh của tấm che chắn bộ phận cắt. Xem Hình 4.
Thanh chắn được tháo ra như là một phần của quy trình bảo dưỡng, được mô tả trong sổ tay hướng dẫn sử dụng. Thanh chắn phải được cố định bởi các chi tiết, chỉ có thể được mở hoặc tháo ra bằng dụng cụ. Chi tiết cố định thanh chắn, độc lập với cụm tay cầm thì phải được gắn liền với thanh chắn và/hoặc máy khi thanh chắn được tháo ra.
Kích thước tính bằng milimét
a) Tay cầm kiểu ghi đông xe đạp có tính năng như thanh chắn
b) Tay cầm phía trước và phía sau với tay cầm phía trước có tính năng như thanh chắn
c) Tay cầm phía trước và phía sau có thanh chắn riêng
CHÚ DẪN:
1 điểm không che chắn của bộ phận cắt
2 phía sau thanh chắn/thanh tay cầm
Hình 4 - Ví dụ về máy có các hình dạng tay cầm khác nhau, thanh chắn và khoảng cách đến bộ phận cắt
4.3.2 Kiểm tra
Thiết kế, điều chỉnh và kích thước phải được kiểm tra bằng quan sát và đo.
4.4.1 Yêu cầu
Dây đeo vai đôi phải trang bị cho tất cả các máy có khối lượng khô > 7,5 kg và cho tất cả các máy cưa bụi cây.
Máy cắt bụi cây khác so với máy cưa bụi cây, có khối lượng khô ≤ 7,5 kg và máy cắt cỏ có khối lượng khô từ 6 kg đến 7,5 kg, phải trang bị tối thiểu dây đeo vai đơn. Đối với máy cắt cỏ có khối lượng khô < 6 kg thì không yêu cầu dây đeo.
Dây đeo đôi phải được thiết kế sao cho áp lực phân bố đều trên hai vai người vận hành. Việc thiết kế dây đeo đôi phải ngăn cản không bị tuột theo hướng bất kỳ và trang bị đệm hông.
Tất cả dây đeo vai đôi phải được trang bị cơ cấu tháo nhanh đặt ở vị trí kết nối giữa máy và dây đeo hoặc giữa dây đeo với người vận hành. Thiết kế dây đeo hay sử dụng cơ cấu tháo nhanh phải đảm bảo có thể tháo nhanh máy ra khỏi người vận hành trong trường hợp khẩn cấp.
Dây đeo phải điều chỉnh được phù hợp với người vận hành.
Nếu máy có trang bị cơ cấu tháo nhanh thì chỉ dùng một tay có thể tháo nó ở điều kiện có tải và tháo máy.
4.4.2 Kiểm tra
Các loại dây đeo và điều chỉnh nó phải được kiểm tra bằng quan sát. Cơ cấu tháo nhanh phải được kiểm tra bằng thử nghiệm chức năng, được thực hiện do một người đeo dây đeo chịu tải trọng thẳng đứng bằng ba lần khối lượng khô của máy tác dụng lên điểm treo.
4.5.1 Yêu cầu
4.5.1.1 Tất cả các máy cần phải có dây đeo, trừ máy được mô tả trong 4.5.1.2, phải có điểm treo (thể hiện trên Hình 1) có thể điều chỉnh được để máy cân bằng khi treo trên điểm này.
Như vậy, máy được cân bằng, với điểm treo cách mặt nền một khoảng cách theo phương thẳng đứng tối thiểu 750 mm, phải có:
- đối với máy cắt bụi cây: khoảng cách từ mặt nền đến điểm gần nhất của đĩa cắt là 200 mm ±100 mm;
- đối với máy cắt cỏ: khoảng cách từ mặt nền đến điểm gần nhất của bộ phận cắt là mm.
Yêu cầu phải được đáp ứng khi bình chứa được nạp đến một nửa và với bộ phận cắt được khuyên dùng.
4.5.1.2 Máy treo bằng dây đeo, và được thiết kế để đặt trên mặt nền phải có điểm treo có thể điều chỉnh được sao cho lực tiếp xúc với mặt nền không lớn hơn 20 N, với bình chứa được nạp đầy một nửa và với bộ phận cắt được khuyên dùng.
4.5.2 Kiểm tra
Các yêu cầu quy định trong 4.5.1 phải được kiểm tra bằng quan sát và đo bằng cách sử dụng bộ phận cắt nhẹ nhất và nặng nhất được khuyên dùng.
4.6.1 Yêu cầu
Bộ phận cắt, trừ dây cắt mềm, phải không bị vỡ hoặc nứt khi bị va đập một lần vào thanh thép có đường kính 25 mm ± 1 mm.
Vẫn bộ phận cắt đó, không có bất kỳ điều chỉnh nào, không bị vỡ hoặc nứt khi vận hành ở mức quá tốc độ.
Ngoại lệ, yêu cầu thứ hai được thực hiện đối với đĩa cắt đơn bằng kim loại. Những đĩa cắt như vậy phải thỏa mãn các yêu cầu vật liệu như quy định trong Điều 5, TCVN 11251 : 2015.
Các yêu cầu trên áp dụng cho tất cả các bộ phận cắt được khuyên dùng.
4.6.2 Kiểm tra
Độ bền va đập phải được kiểm tra bằng thử nghiệm theo Phụ lục A và bộ phận cắt đó được quay trong 5 phút với tốc độ động cơ bằng 1,33 lần tốc độ ở mức tăng tốc (mức quá tốc độ), như được định nghĩa trong TCVN 11250. Kết thúc thử độ bền bộ phận cắt phải kiểm tra các vết nứt bằng quan sát.
Các đĩa cắt đơn bằng kim loại phải được kiểm tra bằng thử nghiệm theo Điều 5, TCVN 11251 : 2015.
4.7.1 Yêu cầu
Bộ phận cắt bằng kim loại, phải bảo đảm ngăn chặn chuyển động tương đối giữa bộ phận cắt và bộ phận giữ, hoặc giữa bộ phận cắt bằng kim loại và trục lắp nó.
Phương pháp siết chặt bộ phận cắt bằng kim loại, cũng phải ngăn chặn bộ phận cắt bị lỏng ra trong quá trình sử dụng.
Các yêu cầu trên được áp dụng cho tất cả các bộ phận cắt bằng kim loại được khuyên dùng trong sổ tay hướng dẫn sử dụng.
4.7.2 Kiểm tra
Cách gá lắp phải được kiểm tra bằng quan sát và sử dụng quy trình thử dưới đây.
a) Lắp bộ phận cắt theo sổ tay hướng dẫn sử dụng.
b) Khóa trục truyền công suất.
c) Tác động một mômen quay vào bộ phận cắt, M, tính bằng niu tơn mét (N.m):
M = 0,4 × V × k
trong đó:
V là thể tích làm việc của động cơ (cm3);
k là tỷ số truyền động (số vòng quay động cơ/số vòng quay bộ phận cắt).
Tiến hành thử nghiệm 5 lần theo chiều quay thông thường, sau đó 5 lần theo chiều ngược lại.
4.8.1 Yêu cầu
Các kích thước che chắn phải phù hợp với TCVN 10877.
Vị trí che chắn phải phù hợp với TCVN 10877, đối với tất cả các điều chỉnh có thể thực hiện được.
Độ bền che chắn phải phù hợp với TCVN 8747 đối với tất cả các che chắn, ngoại trừ thử tại nhiệt độ -25 °C không áp dụng cho che chắn của máy cắt cỏ.
Các kích thước che chắn phải tuân theo thông số kỹ thuật như quy định trong TCVN 10877 trước và sau khi thử như quy định trong 4.8.2.
Khi thử vật văng bắn theo Phụ lục B, không cho phép vượt quá 3 lần xuyên qua trong vùng độ cao từ 0,3 m đến 2 m. Nếu xảy ra quá 3 lần xuyên qua thì phép thử phải được lặp lại 5 lần và mỗi lần thử không có quá 3 lần xuyên qua. Các che chắn không cho phép nứt hoặc vỡ.
Che chắn được tháo ra để thay bộ phận cắt hoặc là một phần của quy trình bảo dưỡng, được mô tả trong sổ tay hướng dẫn sử dụng. Che chắn phải được cố định bằng các chi tiết, chỉ có thể mo hoặc tháo bằng dụng cụ. Các chi tiết cố định che chắn phải được gắn liền với các che chắn hoặc máy khi che chắn được tháo ra.
4.8.2 Kiểm tra
Kích thước che chắn, vị trí và hệ thống cổ định phải được kiểm tra bằng quan sát và đo. Các yêu cầụ độ bền phải được kiểm tra bằng thử nghiệm như quy định trong TCVN 8747. Yêu cầu vật văng bắn phải được kiểm tra bằng thử nghiệm theo Phụ lục B.
4.9.1 Yêu cầu
Các máy có bộ phận cắt bằng kim loại phải được trang bị nắp che vận chuyển, phải được thiết kế sao cho nó vẫn gắn kết với bộ phận cắt trong khi vận chuyển và bảo quản.
4.9.2 Kiểm tra
Sự gắn kết của nắp che vận chuyển cho bộ phận cắt phải được kiểm tra bằng quan sát khi cầm máy theo hướng bất kỳ.
4.10.1 Yêu cầu
Máy cắt cỏ dùng dây cắt mềm phải có cơ cấu giới hạn dây hoặc phương tiện khác điều khiển chiều dài dây. Cơ cấu giới hạn phải điều chỉnh được dây cắt mềm đến độ dài thích hợp với che chắn bộ phận cắt.
4.10.2 Kiểm tra
Cơ cấu để hạn chế hoặc điều chỉnh chiều dài dây phải được kiểm tra bằng quan sát và thử chức năng.
4.11.1 Yêu cầu
Cơ cấu khởi động động cơ phải là bộ khởi động điện hoạt động bằng ắc quy và/hoặc bộ khởi động bằng tay độc lập trong đó bộ truyền động được lắp cố định trên máy.
Các máy có bộ khởi động bằng tay phải có cơ cấu giật bằng dây.
Yêu cầu phải có ít nhất hai tác động riêng biệt và khác nhau để kích hoạt cơ cấu khởi động điện.
4.11.2 Kiểm tra
Cơ cấu khởi động động cơ phải được kiểm tra bằng quan sát và thử chức năng.
4.12.1 Yêu cầu
Máy phải lắp cơ cấu dừng động cơ, động cơ có íhể dừng hoàn toàn và không phụ thuộc vào lực bằng tay duy trì hoạt động của nó. Bộ phận điều khiển cơ cấu dừng động cơ phải đặt ở vị trí để nó có thể tác động được khi người vận hành cầm máy bằng hai tay có đeo găng. Màu của bộ phận điều khiển phải tương phản với màu nền.
4.12.2 Kiểm tra
Chức năng đúng của cơ cấu dừng động cơ phải được kiểm tra bằng quan sát trong khi máy đang hoạt động. Vị trí của điều khiẻn cũng phải được kiểm tra bằng quan sát.
4.13.1 Vị trí
4.13.1.1 Yêu cầu
Tay điều khiển van tiết lưu phải đặt ở vị trí sao cho người vận hành với tay đeo găng có thể ấn vào hoặc nhả ra trong khi đang nắm tay cầm có gắn tay điều khiển van tiết lưu.
4.13.1.2 Kiểm tra
Vị trí phải được kiểm tra bằng quan sát và thử chức năng.
4.13.2 Hoạt động
4.13.2.1 Yêu cầu
Máy phải có tay điều khiển van tiết lưu, khi nhả ra, nó tự động chuyển về vị trí chạy không. Tay điều khiển van tiết lưu, phải giữ được ở vị trí chạy không nhờ một khóa được gài tự động tay điều khiển van tiết lưu, trừ máy cắt cỏ với bộ phận cắt, ở đó mỗi dây cắt hoặc dao cắt phi kim loại trục quay có động năng < 10 J.
CHÚ THÍCH: Khi được trang bị để hỗ trợ khởi động, khóa van tiết lưu phải duy trì tốc độ động cơ cao hơn tốc độ chạy không tải cho đến khi tay điều khiển van tiết lưu được tác động và nhả ra.
Đối với máy cắt bụi cây và máy cắt cỏ với bộ phận cắt, ở đó mỗi dây cắt hoặc dao cắt phi kim loại trục quay có động năng > 10 J, sau khi kết thúc quá trình khởi động, tác động vào tay điều khiển van tiết lưu để tăng tốc độ động cơ, đến một điểm mà bộ phận cắt bắt đầu chuyển động, chỉ có thể thực hiện được sau khi khóa tay điều khiển van tiết lưu được nhả ra.
Quá trình khởi động kết thúc khi người vận hành nhả khóa van tiết lưu và động cơ trở về tốc độ chạy không.
Trừ máy cắt cỏ với bộ phận cắt, ở đó mỗi dây cắt hoặc dao cắt phi kim loại trục quay có động năng < 10 J, chuyển động không chủ ý của bộ phận cắt phải được giảm thiểu bằng sự liên kết điều khiển van tiết lưu, vì thế thiết kế để lực tác động vào tay cầm, với khóa điều khiển van tiết lưu được gài, phải không được làm tăng tốc độ động cơ tới một điểm mà tại đó ly hợp gài và bộ phận cắt bắt đầu chuyển động.
Tính động năng, xem 4.13.2.2.
4.13.2.2 Tính động năng của dây cắt và dao cắt phi kim loại trục quay
Động năng (Ek) của dây cắt và dao cắt phi kim loại trục quay, tính bằng Jun, theo công thức sau:
trong đó:
L là chiều dài tối đa của dây cắt hoặc chiều dài từ điểm quay đến đầu ngoài đối với dao cắt phi kim loại trục quay, tính bằng mét;
m là khối lượng chiều dài L, tính bằng kilôgam;
n là tốc độ quay tối đa với bộ phận cắt (đĩa cắt hoặc dây cắt) có chiều dài L, tính bằng vòng trên phút;
r là khoảng cách từ trục quay của đầu cắt đến đầu ngoài của bộ phận cắt, tính bằng mét.
4.13.2.3 Kiểm tra
Chức năng phải được kiểm tra bằng quan sát trong khi vận hành máy. Thiết kế liên kết điều khiển van tiết lưu phải được kiểm tra bằng cách tác động một lực theo hướng không thuận lợi nhất lên tay cầm có điều khiển van tiết lưu, bằng ba lần trọng lượng của máy (khi không có bộ phận cắt và bình chứa rỗng).
4.13.3 Khóa van tiết lưu
4.13.3.1 Yêu cầu
Nếu trang bị khóa van tiết lưu để hỗ trợ khởi động và gài nó để bộ phận cắt chuyển động khi khởi động, thì khóa van tiết lưu phải được gài bằng tay và phải tự động nhả ra khi tay điều khiển van tiết lưu được tác động. Trong nhửng trường hợp này, thiết bị kích hoạt để điều khiển khóa van tiết lưu phải được đặt bên ngoài bề mặt nắm của tay cầm và yêu cầu có ít nhất hai tác động độc lập để gài khóa.
Đối với điều khiển van tiết lưu bằng ngón tay, bề mặt nắm được xác định là phần kéo dài từ 25 mm về phía trước của phần sau tay điều khiển van tiết lưu đến 75 mm ở phía sau của phần sau tay điều khiển van tiết lưu.
Đối với điều khiển van tiết lưu bằng ngón tay cái, bề mặt nắm được xác định là khoảng cách từ phần sau của tay điều khiển van tiết lưu đến phần cuối của tay cầm.
Lực tác động lên tay điều khiển van tiết lưu để nhả khóa van tiết lưu không được quá 25 N.
4.13.3.2 Kiểm tra
Chức năng của khóa van tiết lưu phải được kiểm tra bằng quan sát và đo khi vận hành máy. Lực để nhả khóa van tiết lưu phải đặt trong vòng 1 s tại vị trí (5 ± 1) mm ở phía trước của phần sau tay điều khiển van tiết lưu và theo hướng tay điều khiển van tiết lưu dịch chuyển (vuông góc với bán kính quay của tay điều khiển van tiết lưu).
4.14.1 Yêu cầu
Tất cả các máy có dao cắt phải có ly hợp được thiết kế sao cho bộ phận cắt không chuyển động khi động cơ quay ở tốc độ nhỏ hơn 1,25 lần tốc độ chạy không.
4.14.2 Kiểm tra
Ly hợp hoạt động đúng phải được kiểm tra bằng quan sát khi tăng tốc độ động cơ từ tốc độ chạy không lên đến 1,25 lần tốc độ chạy không lớn nhất được quy định trong sổ tay hướng dẫn sử dụng.
4.15.1 Yêu cầu
Nắp đậy bình chứa nhiên liệu phải có chi tiết hãm.
Miệng bình chứa nhiên liệu phải có đường kính tối thiểu 20 mm, và miệng bình chứa dầu bôi trơn (nếu có) phải có đường kính tối thiểu 15 mm. Nắp đậy hoặc miệng bình chứa phải được đánh dấu rõ ràng để cho biết chức năng của bình chứa, và nếu chỉ có nắp đậy được đánh dấu, chúng phải không thể đổi lẫn nhau giữa các bình chứa.
Kết cấu của bình chứa nhiên liệu không được rò rỉ khi máy hoạt động ở nhiệt độ ổn định thông thường, ở tất cả các vị trí làm việc và khi vận chuyển.
Miệng nạp phải đặt ở vị trí sao cho việc nạp các bình chứa không bị càn trở do các bộ phận khác và cỏ thể sử dụng được phễu để nạp.
4.15.2 Kiểm tra
Chi tiết hãm nắp, vị trí và kích thước miệng nạp phải được kiểm tra bằng cách quan sát và đo. Độ kín của nắp đậy phải được kiểm tra bằng quan sát khi xoay máy theo hướng bất kỳ. Một ít rò rỉ từ hệ thống thông hơi của bình chứa nhiên liệu không được xem là rò rỉ nhiên liệu.
4.16 Bảo vệ tránh tiếp xúc với các phàn có điện áp cao
4.16.1 Yêu cầu
Tất cả các bộ phận điện áp cao của mạch điện, kể cả đầu nổi bu gi, phải được đặt ở vị trí, được cách ly hoặc che chắn sao cho người vận hành không thể chạm vào chúng do vô ý.
Phải trang bị ngắt đánh lửa hoặc ngẳn mạch và phải lắp ở phía điện áp thấp.
4.16.2 Kiểm tra
Vị trí và sự cách ly các bộ phận có điện áp cao phải được kiểm tra bằng quan sát, bằng cách sử dụng ngón tay thử tiêu chuẩn, xem Hình 1, TCVN 7996-1 : 2009. Ngắt đánh lửa hoặc ngắn mạch phải được kiểm tra bằng quan sát.
4.17 Bảo vệ tránh tiếp xúc với các bộ phận nóng
4.17.1 Yêu cầu
Xi lanh và các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với xy lanh hoặc ống giảm thanh phải được bảo vệ để tránh vô ý chạm vào trong quá trình vận hành máy bình thường.
Các bề mặt nóng như vậy được coi là có thể chạm vào, nếu bề mặt tiếp xúc lớn hơn 10 cm2 khi kiểm tra bằng đầu cỏn thử như thể hiện trên Hình 5.
Nhiệt độ đối với các bộ phận của máy có thể chạm vào được xác định ở trên, kể cả thanh chắn hoặc tấm chắn được trang bị để ngăn chặn sự tiếp cận các bề mặt nóng như vậy, phải không được lớn hơn 80 °C đối với bề mặt bằng kim loại hoặc 94 °C đối với bề bằng mặt nhựa.
4.17.2 Kiểm tra
Kiểm tra bằng cách xác định khả năng tiếp cận các bề mặt nóng bằng đầu côn thử như thể hiện trên Hình 5 và như dưới đây.
Tiến hành kiểm tra nhiệt độ trong bóng râm và với tổc độ gió tối đa là 3 m/s. Vận hành động cơ theo chu kỳ trong 5 giây ở tốc độ không tải và 5 giây ở chế độ tăng tốc cho đến khi nhiệt độ bề mặt ổn định.
Nhận biết bề mặt nóng. Xác định nhiệt độ bằng thiết bị đo nhiệt độ với độ chính xác ± 2 °C.
Nếu phép thử được tiến hành ở nhiệt độ môi trường ngoài khoảng danh nghĩa 20 °C ± 3 °C, nhiệt độ ghi lại phải được hiệu chỉnh bằng công thức sau:
Tc = To - TA + 20 °C
trong đó:
Tc là nhiệt độ hiệu chỉnh, tính bằng độ C (°C);
To là nhiệt độ theo dõi, tính bằng độ C (°C);
TA là nhiệt độ môi trường, tính bằng độ C (°C).
Để nguồn động lực nguội trước khi sử dụng đầu côn. Không cần thiết thử khả năng tiếp cận các bộ phận nóng khi đang nóng.
Đặt đầu côn thử như thể hiện trên Hình 5 theo hướng bất kỳ và với lực cực đại (100-1) N. Khi di chuyển đầu côn, xác định xem có bất kỳ sự tiếp xúc nào giữa bề mặt nóng và chóp côn hay bề mặt côn không. Cả chóp côn và bề mặt côn phải không tiếp xúc với bất kỳ diện tích bề mặt nóng nào lớn hơn 10 cm2.
Kích thước tính bằng milimét
Hình 5 - Đầu côn thử
4.18.1 Yêu cầu
Cửa xả phải được bố trí đễ hướng thoát khí thải cách xa mặt của người vận hành ở tư thế làm việc bình thường.
4.18.2 Kiểm tra
Vị trí và hướng cửa xả phải được kiểm tra bằng quan sát.
4.19.1 Giảm bằng thiết kế tại nguồn và bằng các biện pháp bảo vệ
Giảm rung động phải là một phần không thể thiếu của quá trình thiết kế, do đó cần tính đến các biện pháp tại nguồn. Sự thành công của biện pháp giảm rung động được áp dụng phải được đánh giá trên cơ sở tổng giá trị rung động thực tế đối với mỗi tay cầm. Những nguồn chính gây ra và ảnh hưởng đến rung động thường là lực động lực học từ động cơ, các chi tiết cắt, các chi tiết chuyển động không cân bằng, sự va đập trong các bánh răng, gối đỡ và các cơ cấu khác, và sự tương tác giữa người vận hành, máy và vật liệu làm việc.
CHÚ THÍCH 1: CR 1030-1[13] đưa ra thông tin kỹ thuật chung về các quy tắc và phương tiện kỹ thuật được công nhận rộng rãi và cung cấp hướng dẫn đối với thiết kế máy giảm rung động cánh tay-bàn tay.
CHÚ THÍCH 2: ISO/TR 22521-1[12] cung cấp thông tin hữu ích về dữ liệu so sánh mức rung động tay cầm máy lâm nghiệp.
4.19.2 Đo rung động
Rung động phải đo và tổng giá trị rung tương đương phải tính cho mỗi tay cầm theo TCVN 12826.
4.20.1 Giảm bằng thiết kế tại nguồn và bằng các biện pháp bảo vệ
Giảm tiếng ồn phải là một phần không thể tách rời của quá trình thiết kế, do đó cần tính đến các biện pháp tại nguồn. Sự thành công của biện pháp giảm tiếng ồn được áp dụng phải được đánh giá trên cơ sở các trị số phát tiếng ồn thực tế. Những nguồn chính gây ra và ảnh hưởng đến tiếng ồn là hệ thống hút khí, hệ thống làm mát động cơ, hệ thống xả của động cơ, hệ thống cắt và các bề mặt rung động.
ISO/TR 11688-1 đưa ra thông tin kỹ thuật chung và hướng dẫn thiết kế các máy tiếng ồn thấp. Chú ý đặc biệt phải thực hiện trong thiết kế âm thanh của máy cắt bụi cây và máy cắt cỏ.
CHÚ THÍCH 1: ISO/TR 11688-2151 đưa ra thông tin hữu ích về các cơ cấu trong máy phát sinh ra tiếng ồn và ISO 14163191 cung cấp hướng dẫn kiểm soát tiếng ồn của bộ phận giảm thanh. ISO 1169116] và ISO 11820171 giải quyết về thử nghiệm bộ phận giảm thanh.
CHÚ THÍCH 2: Thông tin liên quan tới dữ liệu so sánh về mức áp suất âm phát ra của máy lâm nghiệp cầm tay có trong ISO/TR 225201111.
4.20.2 Đo tiếng ồn
Mức áp suất âm phát ra theo đặc tính A tương đương tại vị trí người vận hành và mức công suất âm theo trọng số A phải được đo và tính theo TCVN 12825.
4.21.1 Yêu cầu
Tất cả các bộ phận điện tử được sử dụng trong hệ thống điều khiển máy phải đáp ứng tiêu chuẩn nghiệm thu nêu trong 6.3 và 6.6, ISO 14982 : 1998, liên quan đến miễn nhiễm điện từ của máy.
4.21.2 Kiểm tra
Miễn nhiễm điện từ phải được thử nghiệm theo ISO 14982.
5.1.1 Quy định chung
Đối với thông tin cung cấp cho người sử dụng, áp dụng nội dung sau đây, cùng với 6.4, ISO 12100 : 2010.
5.1.2 Dữ liệu kỹ thuật
Sổ tay hướng dẫn sử dụng phải cung cấp những thông tin tối thiểu sau đây cho mỗi kiểu và/hoặc mã hiệu có sự khác biệt đáng kể:
- khối lượng máy (không có nhiên liệu, bộ phận cắt và dây đeo), kg;
- dung tích (bình chứa nhiên liệu), cm3;
- dung tích (bình chứa dầu bôi trơn, nếu có), cm3;
- bộ phận cắt (loại, đường kính dao cắt), mm;
- thể tích làm việc của động cơ, cm3;
- công suất động cơ cực đại, theo TCVN 10878, kW;
- tần số quay lớn nhất của trục đứng, r/min;
- tốc độ chạy không của động cơ, r/min;
- các giá trị đối với tổng giá trị rung động tương đương (đối với mỗi tay cầm), được xác định theo ISO 22867, cùng với độ không đảm bảo của các giá trị đã công bố, cả hai tính bằng m/s2;
- các giá trị đối với mức áp suất âm phát ra theo trọng số A tương đương tại vị trí người vận hành, được xác định theo TCVN 12825, cùng với độ không đảm bảo của các giá trị đã công bố, cả hai tính bằng dB theo trọng số A;
- các giá trị đối với mức công suất âm theo trọng số A, được xác định theo TCVN 12825 (nếu yêu cầu), cùng với độ không đảm bảo của các giá trị đã công bố, cả hai tính bằng dB theo trọng số A.
Ấn phẩm quảng cáo chào hàng mô tả máy phải không được mâu thuẫn với các tài liệu có liên quan tới các khía cạnh sức khỏe và an toàn. Ấn phẩm quảng cáo chào hàng mô tả các đặc tính tính năng của máy phải có thông tin về tiếng ồn phát ra và các giá trị rung động như trong sổ tay hướng dẫn sử dụng.
5.1.3 Thông tin khác
Sổ tay hướng dẫn sử dụng phải phù hợp với 6.4.5, ISO 12100: 2010, bao gồm các chỉ dẫn và thông tin về tất cả các mặt cho người vận hành/người sử dụng bảo dưỡng, sử dụng máy an toàn, kể cả loại và cách sử dụng PPE và sự cần thiết phải huấn luyện đối với mọi công việc. Các hướng dẫn phải chú ý đến việc sử dụng máy do người vận hành máy lần đầu và/hoặc chưa có kinh nghiệm.
Sử dụng rộng rãi nên làm bằng hình vẽ và/hoặc biểu đồ.
Phải nhấn mạnh trên trang đầu của sổ tay hướng dẫn sử dụng về tầm quan trọng của việc đọc kỹ sổ tay hướng dẫn sử dụng trước khi dùng máy.
Các thuật ngữ sử dụng trong tất cả các tài liệu phải phù hợp với TCVN 11250.
Sổ tay hướng dẫn sử dụng tối thiểu phải có những thông tin liên quan đến:
a) vận chuyển, điều chỉnh và bảo quản máy, bao gồm:
- hướng dẫn để đảm bảo máy trong khi vận chuyển để ngăn ngừa hao tổn nhiên liệu, hư hại hoặc gây tổn thương,
- làm sạch và bảo dưỡng trước khi bảo quản, kể cả việc sử dụng các che chắn bộ phận cắt với dao bằng kim loại, và
- sử dụng nắp che vận chuyển đối với dao cắt bằng kim loại trong khi vận chuyển và bảo quản.
b) chuẩn bị máy, bao gồm:
- hướng dẫn lắp, kiểm tra và điều chỉnh ban đầu, kể cả mô tả phương pháp lắp hoặc tháo bộ phận cắt, đối với máy cắt bụi cây, cảnh báo cạnh sắc và sự cần thiết phải đeo găng tay,
- đối với máy có ly hợp, thường kiểm tra bộ phận cắt dừng quay khi động cơ chạy không,
- danh mục các bộ phận cắt khuyên dùng, che chắn thích hợp và các vị trí của chúng, kể cả cảnh báo về những hậu quả có thể xảy ra khi sử dụng các bộ phận cắt khác, ví dụ như xích quay và dao cắt xoay bằng kim loại,
- thông tin về bảo dưỡng thường xuyên, cách kiểm tra trước khi vận hành và kỹ thuật bảo dưỡng hàng ngày, cũng như hậu quả do việc bảo dưỡng không đúng, và
- tràn nhiên liệu và dầu bôi trơn, đặc biệt là liên quan đến việc phòng ngừa cháy;
c) đối với máy, bao gồm:
- mô tả, nhận dạng và tên gọi các chi tiết chính, bao gồm cơ cấu an toàn, dây đeo và sử dụng cơ cấu nối tháo nhanh (nếu có), giải thích về chức năng của chúng và cần thiết sử dụng PPE, kể cả quần áo mặc đúng cách;
- giải thích các ký hiệu và dấu hiệu an toàn,
- công việc bảo dưỡng thường xuyên, các phương pháp kiểm tra trước khi vận hành và kỹ thuật bảo dưỡng hàng ngày, kể cả việc kiểm tra những chỗ liên kết bị lỏng, các chỗ rò rỉ nhiên liệu và các chi tiết bị hư hỏng như nứt ở bộ phận cắt,
- ứng dụng của máy và dự kiến sử dụng, kể cả những ứng dụng bị cấm; đối với máy cắt bụi cây, phải cung cấp thông tin về những nguy hiểm do va đập dao cắt và bị đánh ngược trở lại,
- các giá trị công bố về mức áp suất âm phát ra theo trọng số A tại vị trí người vận hành và mức công suất theo trọng số A, kể cả cảnh báo về những rủi ro và biện pháp xử lý giảm thiểu rủi ro, và
- rung động tương đương, bao gồm cảnh báo về những rủi ro và biện pháp xử lý giảm thiểu rủi ro (kể cả giải thích về nguy cơ ngón tay trắng và phương tiện để người sử dụng tự bảo vệ mình);
d) sử dụng máy, bao gồm:
- lưu ý cảnh báo cho người sử dụng về quy định của Nhà nước có thể hạn chế sử dụng máy,
- sự cần thiết phải kiểm tra hàng ngày trước khi sử dụng và sau khi bị làm rơi hoặc những ảnh hưởng khác để nhận biết những khiếm khuyết đáng kể nào đó,
- hướng dẫn về hoạt động chung và các công việc cắt thông thường kể cả cảnh báo sử dụng không như dự định,
- hướng dẫn sử dụng PPE kể cả những khuyến nghị loại bảo vệ tai, bảo vệ mắt và quần áo thích hợp,
- đối với máy cắt bụi cây, hướng dẫn về quần áo phải bao gồm thông tin sử dụng bảo vệ chân chống trượt, cũng như quần áo bảo hộ,
- cảnh báo không được sử dụng máy khi người vận hành mệt mỏi, ốm đau, ảnh hưởng của rượu hay các chất kích thích khác,
- những nguy hiểm có thể đến bất chợt khi sử dụng máy và cách phòng tránh khi thực hiện một số công việc đặc thù (ví dụ như gỡ tắc kẹt),
- cảnh báo rủi ro cho những người xung quanh và cần thiết yêu cầu họ cách xa máy khi đang hoạt động ít nhất 15 m,
- kỹ thuật khởi động và dừng, với hướng dẫn cụ thể để đảm bảo an toàn,
- cảnh báo về khí xả thoát ra,
- thông tin về tư thế làm việc đúng, sự cần thiết cho thời gian nghỉ ngơi và thay đổi vị trí làm việc, và
- khuyến nghị đứng chân chắc chắn và cân bằng khi làm việc, kể cả cần thiết sử dụng các dây đeo được trang bị;
e) hướng dẫn bảo dưỡng, bao gồm:
- mô tả các công việc bảo dưỡng và thay thế cho người sử dụng, kể cả sự cần thiết duy trì máy ở trạng thái hoạt động tốt,
- đặc điểm kỹ thuật của các chi tiết thay thế được sử dụng, khi các yếu tố làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và an toàn của người vận hành, đối với bộ phận cắt và che chắn bộ phận cắt của máy,
- các hình vẽ hay biểu đồ cho phép người sử dụng tiến hành bảo dưỡng và phát hiện sai hỏng, và
- cung cấp thông tin đầy đủ để người sử dụng có khả năng duy trì hệ thống an toàn trong toàn bộ thời hạn sử dụng của sản phẩm và đánh giá những hậu quả do việc bảo dưỡng không đúng, sử dụng các chi tiết thay thế không đúng hay tháo hoặc sửa đổi các bộ phận an toàn.
Tất cả các máy phải được gắn nhãn với những thông tin tối thiểu sau đây:
- tên hãng và địa chỉ đầy đủ của nhà chế tạo hoặc, nơi có thể áp dụng, người đại diện được ủy quyền;
Địa chỉ có thể được đơn giản hóa, chỉ cần nhà chế tạo (hoặc, nếu có thể, người đại diện được ủy quyền) có thể nhận biết được, nhưng trong mọi trường hợp địa chỉ trên tấm nhãn phải đầy đủ để có thể liên hệ với công ty.
- ký hiệu loạt sản xuất hay kiểu;
- tên máy;
- năm sản xuất, ví dụ năm mà quá trình chế tạo đã hoàn thành;
- số hiệu loạt sản suất, nếu có;
- tần số quay lớn nhất của trục đứng, r/min;
- chiều quay của bộ phận cắt trên phần gần với bộ phận cắt, khi áp dụng.
CHÚ THÍCH: Tên máy để cho phép nhận biết sản phẩm về kỹ thuật và có thể thực hiện được bằng cách kết hợp chữ cái và/hoặc chữ số và có thể kết hợp với ký hiệu loạt sản xuất hay kiểu.
Ngoài ra, bộ phận cắt phải được gắn nhãn với thông tin sau đây:
- số vòng quay lớn nhất, r/min;
- chiều quay khi dùng;
- tên hay nhãn hiệu thương mại của nhà chế tạo.
Máy phải có thêm thông tin sau đây:
- nhận biết và phương pháp vận hành các bộ phận điều khiển đối với cơ cấu khởi động và dừng động cơ, công tắc điều khiển, bộ phận mồi và công tắc tay cầm gia nhiệt (nếu có), tốt nhất là theo TCVN 8411-1[1] và TCVN 8411 -5[2];
- nhận biết bộ chế hòa khí và điều chỉnh dầu bôi trơn (nếu có);
- nhận biết miệng bình chứa nhiên liệu và bình chứa dầu bôi trơn (nếu có) và/hoặc nắp đậy.
Nếu sử dụng các ký hiệu, chúng phải được giải thích trong sổ tay hướng dẫn sử dụng và phải tương phản với nền, trừ khi được đúc, dập nổi hoặc được đóng. Các nét dập nổi phải cao ít nhất 0,3 mm so với bề mặt xung quanh. Thông tin và/hoặc chỉ dẫn được cung cấp bằng các ký hiệu phải dễ đoc khi nhìn từ khoảng cách không nhỏ hơn 500 mm.
Nhãn hiệu phải đặt ở vị trí dễ nhìn thấy và phải chịu được những điều kiện làm việc dự kiến, ví dụ như ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, nhiên liệu, dầu mỡ, mài mòn và thời tiết.
Nếu các nhãn được sử dụng thì chúng phải được thử nghiệm theo 5.4.2, sau đó phải được kiểm tra bằng quan sát và so sánh với mẫu đối chứng mới, chưa qua thử nghiệm. Không có những biểu hiện đáng kể phát hiện ra như lõm, bong, nứt, xước, phồng, tróc, rộp, trầy xước lớn hoặc nứt vật liệu, và/hoặc hư hòng về chữ.
Các nhãn cũng phải được thử theo 5.4.3, sau đó khoảng cách không bám dính phải tối đa là 1 mm tính từ mép mẫu và các đặc tính bám dính phải ít nhất là 0,09 w, tính bằng niu tơn (N), trong đó w là chiều rộng mẫu thử, tính bằng milimét (mm).
Tất cả các máy phải được gắn nhãn bằng chữ hoặc hình ảnh theo các cảnh báo dưới đây:
- Đọc sổ tay hướng dẫn sử dụng và chú ý tất cả các cảnh báo và hướng dẫn an toàn.
- Đeo kính bảo vệ mắt và tai.
- Đội mũ bảo vệ đầu, nơi có nguy cơ vật rơi vào.
- Đối với máy cắt bụi cây, đi giày chống trượt và đeo găng tay.
- Khoảng cách giữa máy và người xung quanh phải ít nhất là 15 m.
- Không sử dụng dao cắt bằng kim loại (nếu có thể).
- Chú ý đến vật văng bắn.
- Chú ý va đập dao (với máy cắt bụi cây).
Nếu sử dụng hình vẽ, thì chúng phải được giải thích trong sổ tay hướng dẫn sử dụng.
CHÚ THÍCH: Hướng dẫn đối với thiết kế các hình vẽ đã đưa ra trong ISO 17080[10] và TCVN 7020[4], các ví dụ cũng có trong ISO 7010[3].
Khi sử dụng các hình vẽ, phải tương phản với nền, trừ khi được đúc, dập nổi hoặc được đóng. Các nét dập nổi phải cao ít nhất 0,3 mm so với bề mặt xung quanh. Thông tin và/hoặc hướng dẫn được cung cấp bằng các ký hiệu phải dễ đọc khi nhìn từ khoảng cách không nhỏ hơn 500 mm.
Các cảnh báo phải đặt ở vị trí dễ nhìn thấy trên máy và phải chịu được các điều kiện làm việc dự kiến, ví dụ như ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, nhiên liệu, dầu mỡ, mài mòn và thời tiết.
Nếu sử dụng các nhãn, thì chúng phải được thử theo 5.4.2, sau đó chúng phải được kiểm tra bằng quan sát và so sánh với mẫu đối chứng mới, chưa qua thử nghiệm. Không có những dấu hiệu đáng kể phát hiện ra như lõm, bong, nứt, xước, phồng, tróc, rộp, trầy xước lớn hoặc nứt vật liệu, và/hoặc hư hỏng về chữ.
Các nhãn cũng phải được thử theo 5.4.3, sau đó khoảng cách không bám dính phải tối đa là 1 mm tính từ mép mẫu và các đặc tính kết dính phải ít nhất là 0,09 w, tính bằng niu tơn, trong đó w là chiều rộng mẫu thử, tính bằng milimét.
5.4.1 Chuẩn bị mẫu thử và mẫu đối chứng
5.4.1.1 Quy định chung
Mẫu thử mới phải được chuẩn bị cho mỗi phép thử được nêu trong 5.4.2 và 5.4.3. Mẫu đối chứng mới cũng phải được chuẩn bị cho phép thử bất kỳ liên quan đến việc kiểm tra bằng quan sát.
5.4.1.2 Tấm bảng thử
Các tấm bảng thử phải được chế tạo có bề mặt tương đương với bề mặt gắn nhãn hiệu.
Các tấm bảng thử phải được làm sạch cẩn thận bằng dung dịch thích hợp, để loại bỏ tất cả các chất kết dính, mỡ, dầu bôi trơn và nước, sau đó làm khô ít nhất 2 h.
5.4.1.3 Mẫu thử
Số lượng mẫu thử và mẫu đối chứng được chuẩn bị cho mỗi phép thử phải tối thiểu là 3.
Nếu có thể, mẫu thử/mẫu đối chứng phải có ký hiệu hoàn chỉnh, trừ khi giới hạn vật lý của thiết bị thử không cho phép thử toàn bộ ký hiệu hoặc khi nội dung hình vẽ của ký hiệu không ảnh hưởng đến kết quả thử. Kích thước tối thiểu của mẫu thử phải có chiều rộng 13 mm và chiều dài 25 mm.
Lớp bảo vệ phải được loại bỏ hoàn toàn đối với phép thử độ bền khi lau chùi (5.4.2) và đối với phép thử độ bám dính (5.4.3) với chiều dài tối thiểu là 15 mm, nhưng cho phép phần cuối được bảo vệ đủ dài để gắn vào máy kéo. Sau đó, các mẫu thử được áp vào tấm bảng thử đối xứng. Các mẫu được áp dụng phải được cuộn tròn năm lần bằng cách sử dụng con lăn bằng thép phủ lớp cao su, có chiều rộng rộng hơn mẫu thử tối thiểu là 2 mm, và có đường kính từ 30 mm đến 60 mm; con lăn phải được đặt một lực 50 N và tốc độ quay duy trì khoảng 200 mm/s.
Sau khi áp vào các tấm bảng thử, các mẫu thử phải ở điều kiện nhiệt độ 23 °C ± 5 °C với độ ẩm tương đối là 50 % ± 20 % ít nhất 24 h, trước khi thử.
5.4.2 Thử độ bền khi lau chùi
Ba mẫu thử phải được gắn trên các tấm bảng thử như quy định trong 5.4.1 và sau đó ngâm vào dung dịch thử trong 300 s ± 3 s.
Sau khi lấy ra khỏi dung dịch thử, sử dụng vải bông chưa tẩy trắng đã ngâm trong dung dịch thử trong 30 s ± 3 s, lau mẫu thử với lực 10 N và 1 chu kỳ/s. Sau khi lau xong, tiến hành kiểm tra toàn bộ mẫu thử bằng quan sát.
Dung dịch thử là
a) nước, và
b) hỗn hợp (theo thể tích) 50 % isooctan và 50 % toluen.
5.4.3 Thử độ bám dính
Ba mẫu thử phải được gắn vào các tấm bảng thử như quy định trong 5.4.1 và ngâm trong dung dịch thử (50 % isooctan và 50 % toluen) trong 30 min ± 1 min.
Sau khi lấy mẫu thử ra khỏi dung dịch thử, kiểm tra và đo khoảng cách không bám dính từ mép mẫu thử.
Sau đó, gắn tấm bảng thử vào một giá đỡ và phần cuối mẫu thử đề tự do, vẫn còn phủ lớp bảo vệ, lắp vào máy để kéo. ĩác động một lực kéo về phía trên theo góc 90° với tám bảng thử và ở tốc độ (60 ± 6) mm/min. Đo lực kéo cần thiết đối với khoảng cách ít nhất 15 mm. Giá trị trung bình của lực kéo, tính bằng niutơn, phải được tính và ghi lại. Nếu khoảng cách thử 15 mm không đạt được vì mẫu thử bị rách, mậu thử phải được gia cố bằng lớp thứ hai của nhãn đang được thử.
A.1 Máy phải được treo tự do ở vị trí hoạt động (xem Hình A.1).
A.2 Phép thử phải được tiến hành bằng một va đập vào thanh thép cấp 1 như quy định trong ISO 683-4 : 2016, có đường kính 25 mm ± 1 mm. Bộ phận cắt phải va đập vào thanh thép theo chiều ngang ở tốc độ (v) 1 m/s ± 0,1 m/s, như thể hiện trên Hình A.1, và với tốc độ quay của bộ phận cắt tương ứng với tốc độ động cơ bằng 1,33 lần tốc độ tại công suất cực đại như quy định trong TCVN 10878 hoặc mức tăng tốc, chọn giá trị nhỏ hơn trong hai giá trị trên.
A.3 Động cơ phải tắt ngay sau khi va đập.
a) Máy với cụm động lực là động cơ đốt trong tích hợp
b) Máy với cụm động lực đeo vai
CHÚ DẪN:
1 thanh thép
2 chiều quay
3 trục mềm
4 cụm động lực
Nếu dao quay theo chiều ngược lại, thì bộ phận cắt phải va đập vào thanh thép từ cạnh khác.
Hình A.1 - Thử va đập
B.1 Giá thử
B.1.1 Phép thử phải được thực hiện trên giá thử như thể hiện trên Hình B.1 và B.2.
B.1.2 Nền thử là tấm ván phẳng.
B.1.3 Nền phải được phủ lớp thảm cỏ nhân tạo có chiều cao tối đa 15 mm và chiều dài sợi cỏ từ 6 mm đến 8 mm.
B.1.4 Sợi cỏ phải không có hướng cụ thể.
CHÚ THÍCH: Đối với vị trí đưa ống phun vật mẫu thử vào, xem Hình B.2.
B.2 Điều kiện thử
B.2.1 Máy phải được lắp cứng trên nền và được định hướng để đưa vật mẫu thử vào vị trí có khoảng cách (l) bằng một nửa độ sâu của răng cắt hoặc 13 mm về phía bên trong tính từ mép ngoài của bộ phận cắt, chọn giá trị nhỏ hơn trong hai giá trị trên (xem Hình B.1 và B.2). Các dây mềm của máy cắt cỏ phải được điều chỉnh để có chiều dài lớn nhất.
B.2.2 Đưa vật mẫu thử vào phải thực hiện theo phương thẳng đứng từ dưới lên, tại một trong hai vị trí như thể hiện trên Hình B.2, như sau:
- nếu bộ phận cắt quay ngược chiều kim đồng hồ, thì chọn vị trí A; và
- nếu bộ phận cắt quay theo chiều kim đồng hồ, thì chọn vị trí B.
B.2.3 Mặt dưới của các phần tử cắt phải song song với bề mặt sợi cỏ và cách 30 mm ± 3 mm (xem Hình B.2). Trong trường hợp đầu cắt (xem Hình B.2) kéo dài hơn 30 mm về phía dưới phần tử cắt, phải giữ một khoảng hở giữa đầu cắt và bề mặt sợi cỏ từ 1 mm đến 5 mm.
B.2.4 Điều chỉnh vận tốc vật mẫu thử đưa vào, sao cho vật mẫu thử được nâng cao tối thiểu 20 mm và tối đa 30 mm bên trên phần tử cắt.
B.3 Tấm chắn xuyên thủng
B.3.1 Tại vị trí người vận hành, lắp một tấm chắn có chiều cao tối thiểu 2 000 mm trên mặt nền.
B.3.2 Tấm chắn phải làm bằng giấy dày (khối lượng trên một đơn vị diện tích 80 g/m2).
B.3.3 Giấy phải được dán phẳng không có nếp nhăn trên khung, có kích thước bên trong tối thiểu như thể hiện trên Hình B.1.
B.4 Vật mẫu thử
B.4.1 Các vật mẫu thử phải là lăng trụ tam giác bằng gốm, chiều cao 6,5 mm ± 0,8 mm (xem Hình B.3). Khối lượng của lăng trụ phải là 0,43 g ± 0,02 g.
B.5 Quy trình thử
B.5.1 Tại vị trí đưa vật mẫu thử vào đã chọn (A hay B), 25 vật mẫu thử phải đưa từng cái một và theo phương thẳng đứng từ dưới lên, vào phần đường tròn của bộ phận cắt quay.
B.5.2 Tốc độ động cơ phải ở chế độ van tiết lưu mở rộng, điều chỉnh bộ chế hòa khí theo khuyến nghị của nhà chế tạo hay 133 % tốc độ tại công suất cực đại, chọn giá trị nhỏ hơn trong hai giá trị trên.
B.5.3 Mặt nền của giá thử phải được làm sạch sau khi đưa 5 vật mẫu thử vào.
B.6 Kiểm tra bộ phận cắt
B.6.1 Nếu dao cắt bị hư hỏng trong quá trình thử, thì phải thay thế bằng dao mới.
B.6.2 Đối với máy cắt cỏ cỏ dây cắt bị hư hỏng, keo ra một đoạn dây mới và cắt bớt nó bằng chiều dài ban đầu.
B.7 Kết quả thử
Sau khi thử, sự xuyên thủng tấm chắn phải được kiểm tra để xác định xem có bất kỳ xuyên thủng nào trong vùng chắn hay không.
Sự xuyên thủng được xác nhận nếu một viên bi có đường kính 5 mm có thể ấn qua được chỗ rách với một lực lớn nhất 3 N.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN:
1 vùng chắn
CHÚ THÍCH: Đối với vị trí đưa vật mẫu thử vào, xem Hình B.2.
Hình B.1 - Vị trí máy trên giá thử
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN:
1 phần tử cắt
2 đầu cắt
3 vùng chắn
4 bề mặt sợi cỏ
5 vị trí đưa vật mẫu thử vào (A và B)
a Xem B.2.3.
Hình B.2 - Vị trí đưa vật mẫu thử vào
Kích thước tính bằng milimét
Hình B.3 - Vật mẫu thử
Phụ lục C quy định các mối nguy hiểm đáng kể, các tình huống nguy hiểm và những trường hợp nguy hiểm đáng kể mà nhận biết được đối với các máy cắt bụi cây và máy cắt cỏ trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn và yêu cầu hành động cụ thể của nhà thiết kế hoặc nhà chế tạo để loại trừ hoặc giảm thiểu rủi ro.
Bảng C.1 - Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể liên quan đến máy cắt bụi cây và máy cắt cỏ
Số thứ tự |
Mối nguy hiểm |
Điều của tiêu chuẩn này |
|
Nguồn gốc |
Hậu quả tiềm tàng |
||
1 |
Nguy hiểm cơ học |
||
Phần tử cắt quay |
Cắt hoặc cắt đứt tay và chân |
4.3, 4.5, 4.8, 4.13, 4.14 |
|
Vật văng bắn từ máy |
Chấn thương do va đập của các vật văng ra |
4.8 |
|
Mảnh vỡ của bộ phận cắt |
Chấn thương từ các chi tiết của bộ phận cắt văng ra |
4.6, 4.7, 5.1 |
|
Hệ thống điều khiển động cơ làm việc sai chức năng hoặc điều khiển dẫn đến việc khởi động ngoài ý muốn với bộ phận cắt được gài, chạy quá mức/quá tốc độ ngoài ý muốn |
Cắt, cắt đứt hoặc vướng mắc tay và chân |
4.2, 4.11, 4.12, 4.13, 4.14, 4.21, 5.1, 5.2 |
|
2 |
Nguy hiểm điện |
||
Các bộ phận của hệ thống điện có điện (tiếp xúc trực tiếp) hoặc các bộ phận có điện áp cao do hư hỏng (tiếp xúc gián tiếp) |
Chấn thương do sốc điện đối với cơ thể |
4.16 |
|
3 |
Nguy hiểm nhiệt |
||
Các bộ phận động cơ nóng bao gồm các bộ phận bị nóng do bức xạ nhiệt |
Tổn thương do cháy và bỏng do tiếp xúc vô ý |
4.17 |
|
4 |
Nguy hiểm tiếng ồn |
||
Động cơ, hệ thống truyền động và cắt kể cả sự cộng hưởng của các bộ phận máy cố định |
Khó chịu, mất thính giác một phần, điếc, mất thăng bằng, mất nhận thức, căng thẳng |
4.20, 5.1, 5.3 |
|
5 |
Nguy hiểm rung động |
||
Động cơ, tay cầm |
Khó chịu, rối loạn thần kinh, xương khớp và mạch máu |
4.19, 5.1 |
|
6 |
Nguy hiểm do vật liệu/các chất |
||
Khí thải của động cơ, nhiên liệu |
Các vấn đề về hô hấp vì hít phải khí độc và các tổn thương trên da do tiếp xúc với các chất lỏng độc hại |
4.18 |
|
7 |
Nguy hiểm ecgônômi |
||
Thiết kế và vị trí các điều khiển, tay cầm |
Khó chịu, mệt mỏi, chấn thương bộ máy vận động, mất kiểm soát |
4.2, 4.4, 4.11, 4.12, 4.13, 5.1, 5.2 |
|
8 |
Nguy hiểm kết hợp |
||
Tư thế có hại cho sức khỏe hay cố gắng quá sức do thiết kế hoặc vị trí của các điều khiển bằng tay không đầy đủ, kể cả việc xem xét không đầy đủ về giải phẫu bàn tay-cánh tay người, liên quan đến thiết kế tay cầm và cân bằng máy |
Khó chịu, mệt mỏi, chấn thương bộ máy vận động, mất kiểm soát |
4.2, 4.4, 4.11, 4.12, 4.13, 5.1, 5.2 |
|
|
Bộ phận động cơ nóng/đoản mạch điện khi kết hợp với bình nhiên liệu rò rỉ/tràn nhiên liệu |
Cháy và bỏng do lửa gây ra |
4.15, 4.17, 5.1 |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 8411-1 : 2010 (ISO 3767-1 : 1998), Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị làm vườn và làm cỏ có động cơ - Ký hiệu các cơ cấu điều khiển và các bộ phận chỉ báo khác - Phần 1: Ký hiệu chung).
[2] TCVN 8411-5 : 2011 (ISO 3767-5 : 1992), Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị làm vườn và làm cỏ có động cơ - Ký hiệu các cơ cấu điều khiển và các bộ phận chỉ báo khác - Phần 5: Ký hiệu cho máy lâm nghiệp cầm tay.
[3] TCVN 8092 : 2009 (ISO 7010 : 2003), Ký hiệu đồ họa - Màu sắc an toàn và biển báo an toàn - Biển báo an toàn sử dụng ở nơi làm việc và nơi công cộng.
[4] TCVN 7020 : 2002 (ISO 11684 : 1995), Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị làm vườn và làm cỏ có động cơ - Ký hiệu và hình vẽ mô tả nguy hiểm - Nguyên tắc chung.
[5] ISO/TR 11688-2 : 1998, Acoustics - Recommended practice for the design of low-noise machinery and equipment - Part 2: Introduction to the physics of low-noise design (Âm học - Khuyến nghị thực hành đối với thiết kế máy và thiết bị có tiếng ồn thấp - Phần 2: Giới thiệu về vật lý cho thiết kế tiếng ồn thấp).
[6] ISO 11691 : 1995, Acoustics - Measurement of insertion loss of ducted silencers without flow - Laboratory survey method (Âm học - Đo độ giảm công suất của ống giảm thanh không có dòng chảy - Phương pháp khảo sát trong phòng thí nghiệm).
[7] ISO 11820 : 1996, Acoustics - Measurements on silencersin situ (Âm học - Đo trên bộ phận giảm âm tại chỗ).
[8] ISO 13732-1 : 2006, Ergonomics of the thermal environment- Methods for the assessment of human responses to contact with surfaces - Part 1: Hot surfaces (Lao động học về môi trường nhiệt - Phương pháp đánh giá phản ứng của con người khi tiếp xúc với các bề mặt - Bề mặt nóng);
[9] ISO 14163 : 1998, Acoustics - Guidelines for noise control by silencers (Âm học - Hướng dẫn kiểm soát tiếng ồn bằng bộ phận giảm âm).
[10] ISO 17080 : 2005, Manually portable agricultural and forestry machines and powered lawn and garden equipment- Design principles for single-panel product safety labels (Máy nông lâm nghiệp, máy cắt cỏ và thiết bị làm vườn cầm tay - Nguyên tắc thiết kế cho nhãn an toàn sản phẩm một bảng).
[11] ISO/TR 22520 : 2005, Portable hand-held forestry machines - A-weighted emission sound pressure levels at the operator's station - Comparative data in 2002 (Máy lâm nghiệp cầm tay - Mức áp suất âm phát ra theo trọng số A tại vị trí của người vận hành - Dữ liệu so sánh năm 2002).
[12] ISO/TR 22521 : 2005, Portable hand-held forestry machines - Vibration emission values at the handles - Comparative data in 2002 (Máy lâm nghiệp cầm tay - Giá trị rung động phát ra tại tay cầm - Dữ liệu so sánh năm 2002).
[13] CR 1030-1 :1995, Hand-arm vibration - Guidelines for vibration hazards reduction - Part 1: Engineering methods by design of machinery (Rung cánh tay bàn tay - Hướng dẫn giảm nguy hiểm rung - Phần 1: Phương pháp kỹ thuật bằng thiết kế máy).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.