THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 36-TTg | Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 1962 |
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THI ĐUA CỦA CÁC BỘ, CÁC NGÀNH VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Bước vào năm 1962, phong trào thi đua yêu nước đang phát triển rộng rãi và mạnh mẽ. Việc đẩy mạnh thi đua tập thể, việc đẩy mạnh giao ước thi đua giữa các ngành, các cơ sở, nhằm hoàn thành vượt mức toàn diện chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, cũng đang được xúc tiến ở khắp các địa phương.
Để kịp thời theo dõi phong trào và có biện pháp tăng cường chỉ đạo, giúp đỡ giải quyết khó khăn đưa phong trào thi đua không ngừng tiến lên, Phủ Thủ tướng quy định chế độ báo cáo thường xuyên về tình hình phong trào thi đua cho các ngành và các địa phương như sau:
2. Nội dung báo cáo thi đua nhằm phản ánh những điểm sau đây:
a) Báo cáo hàng tháng:
- Phản ánh những thành tích phát huy sáng kiến, những sáng kiến mới được quần chúng đề xuất, cần có sự lãnh đạo giúp đỡ nghiên cứu hoàn thành, có tầm quan trọng giải quyết khó khăn trong phân xưởng, xưởng, công trường, hợp tác xã, bệnh viện, trường học, cơ quan, hoặc trong từng ngành, nghề.
- Những hình thức tổ chức động viên cần được nghiên cứu áp dụng như: hình thức thi đua thao diễn kỹ thuật, các hình tượng, biểu đồ, các cuộc thi nông cụ, gia súc…
- Những cuộc phát động thi đua ngắn hạn hưởng ứng những ngày kỷ niệm lịch sử…
b) Báo cáo hàng quý:
- Như nội dung báo cáo hàng tháng, thêm phần báo cáo kết quả trong sản xuất, trong công tác, có nhận xét và sơ bộ kết luận.
- Sơ bộ kiểm điểm kết quả thiết thực của phong trào, tình hình tổ chức lãnh đạo phong trào. Chú trọng nêu lên những lệch lạc của phong trào, của lãnh đạo các cấp, cần được uốn nắn, đồng thời đề ra phương hướng và biện pháp uốn nắn.
c) Báo cáo tổng kết cuối năm:
- Nêu lên những đặc điểm của phong trào thi đua trong năm, những nhân tố mới đã thúc đẩy phong trào, có so sánh với năm trước, nhằm vào các điểm chủ yếu sau đây:
Sự phát triển của phong trào thi đua tập thể của các đơn vị, xí nghiệp, công trường, hợp tác xã, bệnh viện, trường học, cơ quan, các tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa, các đơn vị điển hình và tác dụng của nó.
Những sáng kiến hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức và lề lối làm việc đạt được những hiệu quả kinh tế và năng suất công tác lớn, tình hình xác minh, phổ biến, áp dụng và khen thưởng sáng kiến.
Những bài học kinh nghiệm về nội dung, hình thức và tổ chức lãnh đạo thi đua.
Những vấn đề tồn tại và phương hướng thi đua trong năm tới.
d) Các báo cáo chuyên đề:
Ngoài các báo cáo chung, cần có những báo cáo chuyên đề, có thể gửi theo báo cáo hàng quý, về các vấn đề sau đây:
- Báo cáo kết quả cụ thể của từng đợt vận động thi đua ngắn hạn do Bộ, địa phương đề ra.
- Báo cáo những kinh nghiệm tốt về nội dung và hình thức động viên thi đua.
- Báo cáo về những sáng kiến đã được xác minh có tác dụng lớn, giải quyết được khó khăn chủ yếu cho từng ngành, nghề.
- Báo cáo về kinh nghiệm bồi dưỡng anh hùng, chiến sĩ thi đua, tổ, đội lao động tiền tiến và lao động xã hội chủ nghĩa.
- Báo cáo tình hình thi đua của lá cờ đầu trong ngành, trong địa phương, của những đơn vị điển hình.
e) Các báo cáo cần ngắn, gọn Báo cáo hàng tháng không nên dài quá một trang rưỡi, báo cáo hàng quý không quá 3 trang, báo cáo hàng năm không quá 5 trang. Báo cáo hàng tháng phải gửi đến Phủ Thủ tướng trước ngày 5 mỗi tháng.
Tiếp thông tư này, các Bộ, các Tổng cục, các Cục trực thuộc Phủ Thủ tướng, các Uỷ ban hành chính khu, thành, tỉnh, cần có kế hoạch để thực hiện tốt nề nếp báo cáo thường xuyên liên tục, trước mắt là chuẩn bị gửi báo cáo phong trào thi đua quý 1/1962 của ngành, của địa phương về Phủ Thủ tướng trước ngày 05 tháng 4 năm 1962.
| T.L THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.