THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 36-TTg | Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 1964 |
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 36-TTG, NGÀY 22 THÁNG 4 NĂM 1964 QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG NGÀNH CÔNG AN
Lực lưọng Công an nhân dân trước đây thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, nay được chuyển sang khu vực an ninh quốc phòng. Lực lượng Công an nhân dân trong thời chiến cũng như trong thời bình phải chiến đấu chống bọn phản cách mạng và những kẻ phạm tội khác để giữ gìn trật tự an ninh Tổ quốc.
Căn cứ vào nhiệm vụ và tính chất nói trên, trong khi Nhà nước chưa cải tiến chế độ tiền lương chung, việc quy định chế độ tiền lương của Công an để thích hợp với điều kiện hiện nay là cần thiết. Vì vậy Hội đồng Chính phủ trong phiên họp Thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 2 tháng 1 năm 1964 đã quyết định về nguyên tắc việc điều chỉnh lương của cán bộ, chiến sĩ ngành Công an theo tinh thần phải xét đến sự tương quan hiện nay với Quân dội và các ngành khác.
Để thực hiện quyết định trên, việc quy định chế độ tiền lương của ngành Công an dựa theo phương hướng chế độ tiền lương của Quân đội, nhưng có cải tiến để phù hợp với đặc điểm của ngành Công an, trên cơ sở bảng lưong và mức lương mới, cần tiến hành sắp xếp cấp bậc cho cán bộ, chiến sĩ được xác định nằm trong lực lưọng an ninh quốc phòng nhằm ổn định cấp bậc tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo sử dụng cán bộ trong toàn ngành.
I- NỘI DUNG CẢI TIẾN CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG CỦA NGÀNH CÔNG AN
1- Yêu cầu và nguyên tắc cải tiến:
Xuất phát từ lực lượng Công an là một lực lượng vũ trang, chiến đấu với kẻ địch trong thời chiến cũng như thời bình, có hệ thống tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới, nên yêu cầu về cải tiến chế dộ tiền lương lần này phải làm cho việc đãi ngộ phù hợp với chức vụ và chế độ cấp bậc đảm bảo việc điều động, sử dụng, bố trí cán bộ và và chiến sĩ trong mọi hoàn cảnh và công tác và có quan tâm đến tính chất chiến đấu của ngành Công an. Để thực hiện yêu cầu trên, cần quán triệt mấy nguyên tắc sau đây:
- Căn cứ vào hệ thống tổ chức của ngành Công an để phân loại tổ chức, phân loại chức vụ, quy định chế độ tiền lương chức vụ và chế dộ phụ cấp cấp bậc nhằm hoàn chỉnh dần chế độ tiền lương chức vụ, đồng thời đảm bảo đoàn kết trong nội bộ ngành Công an.
- Chiếu cố nhiệm vụ, tính chất và điều kiện công tác nhưng phải có trọng điểm và trong phạm vi chỉ tiêu tiền lương được phân phối (riêng trong năm 1964 chỉ tiêu này chia bình quân cho 12 tháng và chỉ được sử dụng trong phạm vi số tiền còn lại kể từ tháng áp dụng thông tư này đến tháng 12).
2- Phân loại tổ chức, quy định bảng lương chức vụ:
Để thực hiện yêu cầu cải tiến chế độ tiền lương theo hướng nói trên, cần phân loại tổ chức, để xác định chức vụ của cán bộ, quy định các bảng lương chức vụ.
a) Phân loại tổ chức:
Việc phân loại tổ chức phải căn cứ vào các tiêu chuẩn như sau:
- Tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của địa phương mà đơn vị ấy có trách nhiệm bảo vệ.
- Khối lượng công tác.
- Phạm vi trách nhiệm.
Cần vận dụng 3 tiêu chuẩn trên một cách toàn diện và có liên quan mật thiết với nhau; để việc phân loại tổ chức được sát với đặc điểm của mỗi địa phương.
Đối với các đơn vị nghiệp vụ ở cơ quan Bộ phải căn cứ vào tính chất, khối lượng công tác và phạm vi trách nhiệm để phân loại .
b) Phân loại chức vụ:
1- Cán bộ giữ chức vụ phụ trách. Căn cứ vào hệ thống tổ chức của ngành Công an, nay quy định 6 loại chức vụ cho cán bộ phụ trách (từ Cục trưởng đến Phó Công an huyện):
- Cục trưởng,
- Cục Phó,
- Trưởng Ty Công an tỉnh,
- Phó Ty Công an tỉnh,
- Trưởng Công an huyện,
- Phó Công an huyện.
Đối với các chức vụ khác sẽ căn cứ vào vị trí tổ chức và phạm vi trách nhiệm mà xếp tương đương với các chức vụ trên.
2- Cán bộ không giữ chức vụ phụ trách. Căn cứ vào những quy định chung của Nhà nước và xuất phát từ yêu cầu công tác của ngành Công an, ngoài cán bộ phụ trách, các loại cán bộ, nhân viên khác được sắp xếp theo 3 loại sau đây:
- Chuyên viên,
- Cán sự,
- Nhân viên.
Chuyên viên, cán sự là sĩ quan, nhân viên là hạ sĩ quan.
Tiêu chuẩn để xác định các chức vụ trên đây là nhiệm vụ công tác thuộc phạm vi các chức vụ ấy phải thực hiện, đó là điều kiện để phân biệt chức vụ này với chức vụ khác.
Tiêu chuản để sắp xếp cán bộ, nhân viên vào chức vụ trên đây là trình độ, khả năng đảm đương được nhiệm vụ công tác thuộc các chức vụ ấy; trình độ khả năng của mỗi người là trình độ chính trị, nghiệp vụ, kỹ thuật đã được rèn luyện trong thực tế công tác hoặc được đào tạo trong các trường lớp chính rị, nghiệp vụ, kỹ thuật.
- Một người được sắp xếp là nhân viên nghiệp vụ phải có trình độ hiểu biết và làm được những công tác trong các đơn vị nghiệp vụ.
- Một người được sắp xếp là cán sự phải nắm và vận dụng được chủ trương, đường lối, chính sách chung của Đảng và Chính phủ có liên quan đến nhiệm vụ thuộc chức vụ của mình và vận dụng được đường lối, phương châm, nguyên tắc, chính sách công tác trấn áp phản cách mạng vào công tác cụ thể.
- Một người được sắp xếp là chuyên viên phải có trình độ nghiên cứu tổng hợp những vấn đề thuộc về đường lối chủ trương, chính sách, tổng kết được kinh nghiệm và có khả năng độc lập chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện từng mặt công tác nghiệp vụ, kỹ thuật của ngành Công an.
c) Bảng lương chức vụ:
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng cấp và từng loại cán bộ, giải quyết quan hệ tiền lương không hợp lý giữa Cục (thuộc cấp trung ương) với các Ty, giữa cấp Ty với cấp huyện, để thống nhất cấp bậc trong ngành Công an, đồng thời giữ được quan hệ về cán bộ với các ngành khác, chế độ tiền lương trong ngành Công an chia làm hai hệ thống bảng lương chức vụ như sau:
Bảng lương chức vụ của cán bộ giữ chức vụ phụ trách:
Số TT | Chức vụ | Mức lương tháng |
1 | Cục trưởng | 120 - 116 -112 đồng |
2 | Cục Phó | 112 - 108 - 103 đồng |
3 | Trưởng ty Công an tỉnh | 103 - 99 - 95 đồng |
4 | Phó Ty Công an tỉnh | 87 - 83 -77 đồng |
5 | Trưởng công an huỵện | 69 - 61 đồng |
6 | Phó Công an huyện | 55 - 49 đồng |
Bảng lương của cán bộ và nhân viên:
Chức vụ | Mức lương chính | ||||
| Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 | Bậc 4 | Bậc 5 |
Chuyên viên Cán sự Nhân viên | 83đ 49đ 39đ | 93đ 55đ 42đ | 103đ 61đ 46đ | 112đ 69đ | 77đ |
d) Chế độ phụ cấp cấp bậc:
Đi đôi với lương chức vụ, nay quy định một chế độ phụ cấp cấp bậc từ trung tướng đến hạ sĩ với số tiền hàng tháng như sau:
Trung tướng: 47đ
Thiếu tướng: 42 đ
Đại tá : 37 đ
Thượng tá: 32 đ
Trung tá: 27đ
Thiếu tá: 23 đ
Đại uý : 19đ
Thượng uý: 15đ
Trung uý: 12đ
Thiếu uý: 9đ
Chuẩn uý: 7đ
Thượng sĩ: 5đ
Trung sĩ: 3 đ
Hạ sĩ: 1đ.
II- ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CẤP BẬC VÀ SẮP XẾP LƯƠNG
1- Để thống nhất các lực lượng trong ngành Công an, ngoài các lực lượng Cảnh sát nhân dân đã phong cấp, còn lại tất cả các cán bộ, chiến sĩ được xác định nằm trong lực lưọng an ninh quốc phòng (trừ các loại cán bộ chuyên môn, công nhân phục vụ cơ quan và nhân viên làm công tác tạp vụ) đều được xác định cấp bậc và sắp xếp vào các mức lương trên.
2- Tiêu chuẩn xác định cấp bậc. Việc xác định cấp bậc căn cứ vào tiêu chuẩn:
- Phẩm chất chính trị,
- Năng lực nghiệp vụ.
- Chức vụ hiện tại và thành tích phục vụ trong ngành Công an và công lao đối với cách mạng của cán bộ và chiến sĩ.
3- Việc sắp xếp cán bộ vào mức lương nào phải căn cứ vào vị trí tổ chức từng cấp, yêu cầu của nhiệm vụ và năng lực đảm đương nhiệm vụ ấy. Cán bộ hiện đương giữ chức vụ phụ trách ở cấp nào thì xếp theo mức lương cấp ấy.
4- Khi cán bộ được điều động từ chức vụ phụ trách sang các chức vụ không phụ trách và từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dưới lên cấp trên thì hưởng theo mức lương của chức vụ mới cộng với phụ cấp cấp bậc của mình.
5- Đối với những người vẫn giữ chức vụ như cũ mà kỳ điều chỉnh cấp bậc này thu nhập mới thấp hơn thu nhập cũ thì được bảo lưu cho đến kỳ cải tiến chế độ tiền lương chung của công nhân viên chức Nhà nước.
III- CHẾ ĐỘ ĐỀ BẠT, THĂNG CẤP, THĂNG BẬC
1- Việc thăng cấp xét theo tiêu chuẩn;
- Phẩm chất chính trị,
- Năng lực nghiệp vụ,
- Thành tích chiến đấu, thành tích công tác và niên hạn ở cấp bậc hiện tại (niên hạn thăng của từng cấp bậc theo như niên hạn thăng cấp của lực lượng Cảnh sát nhân dân) đã được quy định trong Pháp lệnh ngày 16-7-1962 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về chế độ cấp bậc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân.
2- Việc đề bạt vào chức vụ phụ trách sẽ theo tiêu chuẩn và những quy định chung của Đảng và Nhà nước.
3- Việc thăng bậc (từ cán sự 1 lên cán sự 2 hoặc từ chuyên viên 1 lên chuyên viên 2 v.v...) phải căn cứ vào nhu cầu công tác, khối lượng công tác được giao thêm, năng lực đảm đương nhiệm vụ và phải bảo đảm nguyên tắc đãi ngộ cán bộ lãnh đạo cao hơn cán bộ khác trong một đơn vị. Chế độ thang bậc này là một vấn đề mới, có nhiều khó khăn, phức tạp, để thực hiện được chế độ này, Bộ Công an có trách nhiệm quy định tiêu chuẩn công tác cho từng loại cán bộ, nhân viên.
4- Để bảo đảm việc thực hiện chế độ đề bạt, thăng cấp, thăng bậc trên đây, hàng năm ông Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào nhu cầu công tác, số lượng cán bộ đủ niên hạn thăng cấp, đủ tiêu chuẩn thăng bậc và đề bạt chức vụ mà giải quyết trong phạm vi quỹ tiền lương Nhà nước phân phối cho mỗi năm (tỷ lệ tăng chung không quá 1,2% quỹ lương hàng năm của ngành Công an).
Thủ tướng Chính phủ giao cho ông Bộ trưởng Bộ công an hướng dẫn chỉ đạo việc sắp xếp cấp bậc và mức lương cho cán bộ, chiến sĩ toàn ngành Công an.
Uỷ ban hành chính khu, thành, tỉnh có trách nhiệm lãnh đạo Khu, Sở, Ty Công an thực hiện việc xác định cấp bậc và sắp xếp lương theo sự hướng dẫn của ông Bộ trưởng Bộ Công an.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1-4-1964 và chỉ áp dụng đối với cán bộ công nhân viên ngành Công an khi đang công tác ở ngành ấy.
Ông Bộ trưởng Bộ Lao động có trách nhiệm theo dõi việc thi hành thông tư này.
| Lê Thanh Nghị (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.