BỘ Y TẾ | VIỆT |
Số: 18-BYT/TT | Hà Nội, ngày 11 tháng 08 năm 1960 |
VỀ VIỆC THI CHUYỂN CẤP CHO CÁN BỘ Y, DƯỢC SƠ CẤP LÊN Y SĨ, DƯỢC SĨ TRUNG CẤP
Kính gửi: | - Các Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh |
Hiện nay trong hàng ngũ cán bộ sơ cấp về y cũng như về dược có một số cán bộ có trình độ chuyên môn, chính trị, văn hóa tương đương với y, dược sĩ trung cấp và có thành tích công tác trong kháng chiến cũng như trong hòa bình. Để kịp thời bồi dưỡng và đề bạt cán bộ, và theo yêu cầu nguyện vọng chính đáng của số cán bộ nói trên, Bộ chủ trương sẽ mở kỳ thi chuyển cấp từ sơ cấp lên y, dược sĩ trung cấp.
Được tham gia kỳ thi này, cán bộ sơ cấp:
1. Đã công tác trong ngành từ 7 năm trở lên tính đến ngày 31-12-1960.
2. Không giới hạn tuổi tối đa.
3. Có sức khỏe tốt không mắc bệnh truyền nhiễm.
4. Có trình độ văn hóa hết lớp 7 phổ thông, nếu có trình độ văn hóa tương đương lớp 7 hoặc các lớp bổ túc văn hóa khác đều phải qua kỳ thi kiểm tra văn hóa theo chương trình lớp 7 của Bộ trước một tháng khi học chuyên môn.
Nói chung, nếu được xác định là có đủ trình độ lớp 7 thì mới được dự kỳ thi chuyên môn.
Chương trình kiểm tra văn hóa là chương trình lớp 7 bổ túc văn hóa cấp II của Bộ, ban bố năm 1960.
5. Các cán bộ phải được cơ quan, công đoàn bình nghị đồng ý cho thi chuyển cấp. Các tiêu chuẩn bình nghị đó là:
- Tinh thần cố gắng tích cực công tác, khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ.
- Lập trường tư tưởng, tán thành cách mạng xã hội chủ nghĩa và tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Có thành tích trong công tác.
- Có trình độ kỹ thuật và có học hết chương trình y sĩ trung cấp 2 năm.
- Không phạm sai lầm khuyết điểm có tính chất nghiêm trọng về lập trường và công tác.
6. Các học sinh cũ học bổ túc ở Trường Cán bộ y tế mà sau khóa học thi không trúng tuyển tốt nghiệp thì cũng phải tham gia các kỳ thi chuyển cấp này. Từ nay Bộ bỏ hẳn việc đề bạt thẳng từ y, dược tá thành y, dược sĩ theo đề nghị của cơ quan từ trước đến nay mà chỉ dựa trên thâm niên và trên nhận xét công tác mà thôi.
A. Về Y:
Chương trình thi sẽ là chương trình của trường Y sĩ trung cấp được Bộ ban bố năm 1960. Các học viên phải thi các môn bắt buộc sau đây đã ghi trong chương trình:
- Vệ sinh phòng bệnh.
- Sản khoa.
- Bệnh học nội khoa và các bệnh xã hội.
- Bệnh học ngoại khoa.
- Sinh lý học.
Các môn khác như:
- Giải phẫu người
- Dược học.
- Vi trùng học.
- Ký sinh trùng học.
- Đông y (kỳ thi tháng 12-1960 chưa thi môn này, sẽ bắt đầu từ 1961).
Sẽ kết hợp hỏi vấn đáp trong các đầu đề rút ra trong các môn bắt buộc, chứ không thi riêng.
Các cán bộ làm những công tác chuyên khoa từ trước đến nay thì có thể thi thành các y sĩ trung cấp chuyên khoa.
a) Y tá phòng mổ có thể thi chuyên khoa thành y sĩ trung cấp gây mê: môn thi chính là gây mê và môn sinh lý.
b) Nữ hộ sinh sẽ thi chuyên khoa thành y sĩ sản khoa: môn thi chính sẽ là sản khoa.
c) Y tá làm lâu năm ở Nhi khoa thì thi thành y sĩ Nhi khoa. Môn thi chính sẽ là Nhi khoa.
Trong việc thi để thành y sĩ chuyên khoa, các thí sinh:
- Vẫn phải thi các môn bắt buộc đề ra ở trên. Nhưng các môn này chỉ có hệ số 1.
- Môn chuyên khoa của mình sẽ là môn chính với hệ số ba (3).
- Đối với các học viên không có chuyên khoa thi sẽ thi theo chương trình chung, và mỗi môn sẽ có hệ số 1. Các môn thi chính hay bắt buộc nếu chỉ được 2 điểm trên 10 hay dưới 2 điểm thì sẽ bị loại. Nếu các môn đều từ 3 điểm trở lên thì sẽ tính cộng tất cả các điểm thi. Nếu điểm trung bình là 5 điểm thì coi như trúng tuyển kỳ thi y sĩ trung cấp.
B. Về Dược:
Chương trình thi sẽ là chương trình dược sĩ 2 năm: các môn thi bắt buộc gồm có:
- Bào chế học và Dược chính.
- Dược liệu.
- Dược lý.
- Sinh hóa.
Các môn khác:
- Thử thuốc.
- Hóa học hữu cơ.
- Giải phẫu sinh lý.
- Hóa học phân tích.
Sẽ kết hợp hỏi trong các đầu đề rút ra trong các môn bắt buộc chứ không thi riêng.
- Thực tập bào chế sinh hóa và dược liệu.
C. Xét nghiệm viên:
Đối với xét nghiệm viên, Bộ còn đang nghiên cứu, sẽ quy định sau.
Các cán bộ xin dự kỳ thi chuyển cấp này, vẫn được hưởng mọi quyền lợi như các cán bộ khác hiện đang công tác trong ngành, và sẽ được nghỉ một thời gian để chuẩn bị trước khi thi. Thời gian sẽ tùy theo tình hình cụ thể của từng địa phương mà quyết định, không được quá một tháng, sẽ ảnh hưởng đến công tác, mà cũng không nên quy định quá ngắn không kịp để chuẩn bị.
Tóm lại, các cơ sở cần tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho cán bộ xin dự thi chuyển cấp, chuẩn bị thi được tốt.
D. QUY ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM THI VÀ THỂ LỆ LẬP HỘ SƠ XIN THI
Trước ngày thi Bộ sẽ chỉ định một trong các Trường Y sĩ trung cấp phụ trách việc thi chuyển cấp cho các thí sinh, và sẽ quy định địa điểm, ngày giờ thi cụ thể.
Các Sở, Ty có cán bộ xin thi phải gửi hồ sơ về Bộ trước ngày 30-9-1960, để Bộ xét và quyết định ngày thi, địa điểm thi và Ban Giám khảo chấm thi. Hồ sơ gồm có:
- Đơn xin thi;
- Lý lịch (có nhận xét của Ty và Ủy ban hành chính tỉnh);
- Giấy khám sức khỏe;
- Bản kiểm điểm công tác từ khi làm y tá đến nay;
- Bản sao bằng y tá (đối với y tá Liên khu 5 và
- Quyết định của Ủy ban hành chính tỉnh, thành hoặc Giám đốc các cơ quan trực thuộc Bộ cho được dự thi:
- Bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận về văn hóa.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày ban hành.
Từ 1961 sẽ dần dần áp dụng chính sách sau đây:
Muốn chuyển từ cấp sơ cấp lên trung cấp, các cán bộ:
1. Hoặc sẽ tự học và dự kỳ thi chuyển cấp mở theo yêu cầu.
2. Hoặc sẽ học tại chức theo các khóa học tối.
3. Hoặc sẽ học tại các trường trung cấp chính quy của các tỉnh.
Các học viên trên phải có trình độ văn hóa hết lớp 7.
Và từ năm 1961 trở đi, Bộ sẽ xóa bỏ chế độ bổ túc tập trung cho cán bộ sơ cấp lên trung cấp. Chế độ này chỉ có thể áp dụng cho một số trường hợp đặc biệt như lưu động mà hoàn cảnh khó khăn không thể học tập tại chức được, và một số cán bộ có thành tích đặc biệt.
| BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.