BỘ LAO ĐỘNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 08-LĐ-TT | Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 1964 |
HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 30 NGÀY 04-05-1964 CỦA BỘ LAO ĐỘNG BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN BÊ-TÔNG, CỐT THÉP, MỘC, NỀ
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
Kính gửi: | -Các Bộ |
Căn cứ Quyết định số 340-CN ngày 13-02-1964 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao cho Bộ Lao động trách nhiệm ban hành và quản lý thống nhất việc thực hiện các chương trình tài liệu đào tạo công nhân kỹ thuật.
Ngày 04-05-1964 Bộ Lao động đã ra quyết định số 30-QĐ ban hành chương trình đào tạo công nhân bê-tông, cốt thép, mộc, nề, áp dụng thống nhất cho tất cả các trường, lớp của trung ương và địa phương, đào tạo các loại công nhân nói trên theo yêu cầu bậc 2/7 và bổ túc cho công nhân bê-tông, cốt thép, mộc, nề cũ chưa được học tập có hệ thống.
Để việc thi hành được thống nhất, Bộ Lao động ra thông tư này nói rõ thêm một số điểm trong chương trình mà hội đồng thẩm duyệt đã thông qua, giúp các Bộ, các ngành, các địa phương hướng dẫn các trường, lớp thực hiện.
Việc đào tạo công nhân mới phải căn cứ vào đường lối công tác giáo dục của Đảng mà nghị quyết đại hội lần thứ III đề ra là “… bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người lao động làm chủ nước nhà, có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có văn hóa kỹ thuật, có sức khỏe…” theo nguyên lý “giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”, phương châm “học đi đôi với hành”, “giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục xã hội”.
Để đạt yêu cầu đó, trong việc đào tạo công nhân mới phải chú trọng cả ba mặt: đức dục, trí dục, thể dục, cụ thể là:
1. Chính trị: Có trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa, giác ngộ giai cấp, biểu hiện ở sự tin tưởng và chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, ở tinh thần làm chủ tập thể, tinh thần phục vụ và thái độ lao động tốt, có tinh thần yêu nghề, có ý thức tổ chức và kỷ luật tốt, có tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ.
Trong thời gian học tập tại các trường, lớp, học sinh phải học theo một chương trình chính trị thống nhất do Tổng Công đoàn hướng dẫn.
Ngoài ra thông qua lao động sản xuất và sinh hoạt chính trị trong các trường, lớp, học sinh bước đầu được rèn luyện tư tưởng, đạo đức và phẩm chất của người công nhân, rèn luyện ý thức tổ chức kỹ luật, tinh thần phục vụ và quan điểm lao động mới (lao động cần cù, dũng cảm, có kỹ thuật).
2. Chuyên môn: Học sinh phải nắm vững cả lý thuyết và thực hành, bảo đảm thi công đúng kỹ thuật, năng suất cao và an toàn.
Để sử dụng hợp lý sức lao động trên các công trường xây dựng, công nhân kiến trúc phải tinh thông một nghề chính và làm được một số nghề phụ có liên quan.
Đối với công nhân bê-tông:
- Biết trộn, vận chuyển đồ, đầm và bảo dưỡng bê-tông đúng kỹ thuật để bê-tông được đông đặc và đạt cường độ.
- Biết phân biệt phẩm chất và quy cách vật liệu, biết quản lý, tính toán vật liệu cần thiết “cấu kiện đơn giản và số hiệu bê-tông thông thường” nhằm tiết kiệm vật liệu và hạ giá thành công trình.
- Xem được bảng vẽ các cấu kiện thông thường.
- Biết sơ bộ về vận hành các loại máy trộn thông dụng, sử dụng được các loại máy đầm.
- Biết thêm công việc buộc sắt, phụ với thợ mộc để tháo dỡ cốp-pha, dàn dáo và làm đất.
Đối với công nhân cốt thép:
- Uốn thép đúng kỹ thuật, buộc và đặt đúng vị trí các loại cốt thép trong một nhà dân dụng thường.
- Biết kéo, nắn, cắt, chải và chuẩn bị nối các loại cốt thép. Biết phân biệt các loại thép hình và các cỡ thép tròn.
- Biết sử dụng, bảo quản, sửa chữa các loại dụng cụ gia công cốt thép bằng thủ công, biết sử dụng và bảo quản một số máy đơn giản như: máy tời, máy kéo thẳng cốt thép, máy uốn, máy cắt.
- Lấy dấu, đục các lỗ vuông, tròn, dẹp bằng tay chính xác. Chặt và nắn thẳng được các loại coóc-nhe.
- Biết làm các công việc rèn, gò, hàn thiếc thông thường.
- Biết làm thu lôi cho các công trình nhỏ một, hai tầng.
- Biết thêm đổ, đầm bê-tông.
Đối với công nhân mộc:
- Đóng được các loại đồ dùng đơn giản dùng trong công trường. Đóng được các loại khung cửa thông thường không gờ, chỉ, móc nước, các loại cánh cửa đơn giản và biết bắt các phụ tùng cửa như ê-kê, bản lề.
- Đóng được các loại cốp-pha đơn giản, biết chống đỡ các loại cốp-pha đơn giản, biết chống đỡ các loại cốp-pha trên cao dưới sự hướng dẫn của thợ bậc trên.
- Căn cứ thiết kế tự mình sản xuất các loại vì kèo và lắp dựng các loại vì kèo ấy.
- Đọc được bản vẽ các cấu kiện bê-tông đơn giản.
- Biết thêm một số nghề phụ: quét sơn, lắp kính, buộc cột thép và đào đắp đất.
Đối với công nhân nề:
- Biết được tính chất các vật liệu xây trát và cách nghiệm thu, bảo quản vật liệu đó.
- Biết được nguyên tắc và phương pháp pha chế các loại vữa và trát đúng liều lượng.
- Biết tổ chức và kỹ thuật xây, trát, lát, láng, lợp (làm ở những chỗ phức tạp thì có sự hướng dẫn của thợ bậc trên).
- Đọc được bản vẽ thi công đơn giản.
- Biết tính toán, dự trù vật liệu nhân công theo tiêu chuẩn định mức.
- Biết thêm một số công việc phụ: quét vôi, làm dàn dáo, cốp-pha đơn giản, buộc cốt thép và làm đất.
Trong thời gian học tại các trường, lớp, học sinh được học tập lý thuyết theo chương trình đã được hội đồng thẩm duyệt chương trình thông qua kèm theo thông tư này.
Để bảo đảm yêu cầu chuyên môn, hướng đào tạo các loại công nhân này nên tổ chức theo lối kèm cặp tổ, đội (vừa học, vừa làm) tại các công trường xây dựng cơ bản.
3. Văn hóa: Học sinh lúc tuyển vào phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp lớp 4. Trong thời gian học tập, các trường lớp cần tổ chức cho học sinh ngoài giờ, để sau khi tốt nghiệp, trình độ văn hóa của học sinh được nâng lên một lớp về toán, lý, hóa.
4. Sức khoẻ: Có một thân thể khỏe mạnh, tác phong linh hoạt, ý chí dũng cảm, kiên cường, do đó phục vụ tốt cho lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời gian tại trường, lớp, học sinh được học tập quân sự thường thức, và các môn thể dục thể thao cơ bản theo một chương trình do Ủy ban Thể dục thể thao hướng dẫn.
Khi tốt nghiệp học sinh phải đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cấp I phổ thông.
Để đạt yêu cầu đó, toàn bộ chương trình dành 150 giờ cho môn thể dục thể thao, trong đó được sử dụng 50 giờ trong giờ chính quyền để học tập lý thuyết và luyện tập các động tác cơ bản, còn 100 giờ sử dụng ngoài giờ chính quyền.
Thời gian đào tạo các loại nghề quy định như sau:
- 9 tháng đối với nghề bê-tông.
- 12 tháng đối với nghề: cốt thép, mộc, nề. Việc phân loại thời gian đào tạo như trên là căn cứ vào khối lượng kiến thức phải học và tính chất phức tạp của mỗi nghề, phù hợp với đối tượng tuyển sinh và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc đào tạo công nhân hiện nay.
Việc phân loại này có tính chất tạm thời trong một thời gian nhất định. Các trường lớp sẽ căn cứ vào thời gian chung trên đây mà phân bổ ra thành học kỳ cho thích hợp.
Kế hoạch giảng dạy của nghề bê-tông
Thời gian đào tạo 9 tháng 270 ngày
Trừ các ngày nghỉ theo chế độ:
- Chủ nhật - Ngày lễ - Hè | 40 ngày 5 ngày 10 ngày |
55 ngày |
| Còn thực học Tính ra giờ | 215 ngày 1.720 giờ |
Cụ thể phân phối như sau:
Thứ tự | Nội dung | Số giờ | Tỷ lệ % so với tổng số giờ học |
1 2 3 4 5
6
7 | Chính trị Thể dục (toàn khóa 150 giờ) Lý thuyết chuyên môn Thảo luận, kiến tập (tỷ lệ %) Ôn tập, thi học kỳ và thi tốt nghiệp (10 ngày) Khai giảng, bế giảng và dự phòng đột xuất (10 ngày)
Thực tập sản xuất Cộng: | 150 50 114 114 80 80 | 8,6 2,9 6,5 6,5 4,1 4,1 |
588 1.132 | 32,7 67,3 | ||
1.720 | 100% |
Kế hoạch giảng dạy của các nghề: cốt thép, mộc, nề.
Thời gian đào tạo 12 tháng 360 ngày
Trừ các ngày nghỉ theo chế độ:
- Chủ nhật - Lễ - Tết - Hè | 52 ngày 6 ngày 6 ngày 10 ngày |
71 ngày |
| Còn thực học Tính ra giờ | 289 ngày 2.312 giờ |
Cụ thể phân phối như sau:
Thứ tự | NGHỀ
NỘI DUNG | MỘC | NỀ | CỐT THÉP | |||
Số giờ | Tỷ lệ % so với tổng số | Số giờ | Tỷ lệ % so với tổng số | Số giờ | Tỷ lệ % so với tổng số | ||
1 2 3 4
5
6
7 | Chính trị Thể dục (toàn bộ 150 giờ) Lý thuyết chuyên môn Thảo luận, kiến tập (tỷ lệ 1/1) Ôn tập, thi học kỳ và thi tốt nghiệp (hai tuần) Khai giảng, bế giảng, dự phòng (hai tuần) Thực tập sản xuất | 150 50 137 137
96
96 | 6,5 2,1 5,9 5,9
3,6
3,6 | 150 50 128 128
96
96 | 6,5 2,1 5,5 5,5
3,6
3,6 | 150 50 111 111
96
96 | 6,5 2,1 4,8 4,8
3,6
3,6 |
666 1646 = 206 ngày | 27,6 72,4
| 648 1664= 208 ngày | 26,9 73,1 | 619 1698= 212 ngày | 25,4 74,6 | ||
2312 | 100% | 2312 | 100% | 2312 | 100% |
Chương trình này áp dụng thống nhất cho tất cả các trường, lớp của trung ương và địa phương đào tạo công nhân bê-tông, cốt thép, mộc, nề theo yêu cầu bậc 2/7 và làm cơ sở cho việc bổ túc công nhân bê-tông, cốt thép, mộc, nề cũ, chưa được học tập có hệ thống.
Để bảo đảm thực hiện thống nhất chương trình này, các Bộ, các ngành, các địa phương có trường, lớp đào tạo các loại công nhân nói trên không được tự ý sửa đổi. Nếu xét cần phải sửa đổi hoặc cải tiến một số điểm trong chương trình mà có ảnh hưởng đến mục tiêu, yêu cầu đào tạo, các Bộ, các ngành phải trao đổi thống nhất với Bộ Lao động.
Do yêu cầu phải nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện tiêu chuẩn hóa các loại công nhân, việc thống nhất chương trình đào tạo các loại công nhân là một việc rất cần thiết và là một bước cải tiến lớn trong việc giảng dạy của các trường lớp.
Quá trình áp dụng thống nhất chương trình này sẽ còn gặp nhiều khó khăn, vì nó đòi hỏi các trường, lớp, giáo viên phải sửa đổi nội dung giảng dậy. Vì vậy, các Bộ, các ngành, các địa phương có trường lớp cần chú ý lãnh đạo việc áp dụng chương trình này cho tốt.
Nhiệm vụ chỉ đạo và theo dõi việc áp dụng chương trình này là do Bộ, các ngành, các địa phương có trường lớp chịu trách nhiệm.
Bộ Lao động có nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chương trình này.
Đây là lần đầu tiên thống nhất chương trình đào tạo công nhân mộc, nề, cốt thép, bê-tông. Trong quá trình áp dụng, mong các Bộ, các ngành, các địa phương, các trường, lớp phản ánh về Bộ Lao động những khó khăn và ý kiến đề nghị bộ sung để Bộ Lao động nghiên cứu, và nếu cần thiết có thể đề nghị Hội đồng thẩm duyệt chương trình bổ sung hoặc sửa đổi cho hoàn chỉnh hơn.
| K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.