BỘ NỘI VỤ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 07-NV | Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 1964 |
HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP CHÔN CẤT, SỬA SANG, TRÔNG NOM MỒ MẢ, QUẢN LÝ HỒ SƠ, BẢO QUẢN DI SẢN CỦA CÁN BỘ VÀ ĐỒNG BÀO MIỀN NAM CHẾT Ở MIỀN BẮC
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Kính gửi: | -Các ông bộ trưởng; |
Trước đây, Bộ Nội vụ có ra Thông tư số 34-PQC ngày 05/11/1956 hướng dẫn việc thi hành Chỉ thị số 1000-TTg ngày 04/8/1956 của Phủ Thủ tướng (phần thứ IV) quy định chế độ mai táng, sửa sang mồ mả của cán bộ, đồng bào miền Nam chết ở miền Bắc.
Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, sau khi thống nhất ý kiến với Ủy ban thống nhất, Bộ Nội vụ hướng dẫn việc thi hành chế độ trợ cấp chôn cất, trông nom và sửa sang mồ mả, quản lý hồ sơ, bảo quản di sản của cán bộ, đồng bào miền Nam đã chết như sau:
1. Những người miền Nam kể sau không thuộc đối tượng áp dụng điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội, khi chết đi thì được hưởng chế độ trợ cấp chôn cất theo thông tư này:
- Người miền Nam sống tự túc hoặc dựa vào gia đình (kể cả thương binh, bệnh binh, quân nhân phục viên là người miền Nam chết, không đủ tiêu chuẩn để hưởng chế độ chôn cất nói ở Thông tư số 19-TT-LB ngày 19/3/1962 của liên Bộ Nội vụ - Y tế - Tài chính).
- Người miền Nam hưởng chế độ an dưỡng, điều dưỡng ở phân tán hoặc ở trong các trại an dưỡng của Nhà nước;
- Học sinh, sinh viên miền Nam;
- Trẻ em miền Nam tập kết hoặc ra miền Bắc sau ngày hòa bình lập lại;
2. Trợ cấp chôn cất do quỹ cứu tế xã hội của địa phương đài thọ, gồm những khoản chi phí sau đây tính theo thời giá ở địa phương:
- Tiền mua một cỗ áo quan;
- Tiền mua 6m vải liệm;
- Tiền mua hương, nến, hoa (một vòng);
- Tiền thuê người chôn cất;
- Tiền thuê xe tang (nếu ở thành phố);
- Tiền thuê đất ở nghĩa trang (nếu có);
- Tiền mua và khắc tên một bia đá;
- Tiền xây mộ;
- Tiền chụp hai kiểu ảnh cỡ 6x9: một số kiểu khi khâm liệm, một kiểu khi cử hành tang lễ (nếu có điều kiện).
Riêng đối với trẻ em miền Nam chết có cha hoặc mẹ ở miền Bắc thì gia đình chỉ được hưởng các khoản tiền mua áo quan, vải liệm, thuê người chôn cất, thuê xe tang. Nếu gia đình muốn xây mộ, làm bia, chụp ảnh hoặc sắm các khoản khác như vòng hoa, hương nến thì phải chịu lấy tiền phí tổn.
3. Những người miền Nam sau đây không thuộc đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp chôn cất:
- Người miền Nam ra Bắc làm ăn trước ngày hòa bình lập lại;
- Người quê ở miền Bắc vào làm ăn ở miền Nam, sau ngày hòa bình lập lại, trở về quê quán;
- Con cán bộ, đồng bào miền Nam đẻ tại miền Bắc (trừ các trẻ em thuộc Ủy ban thống nhất quản lý và các trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ).
II. VỀ CHÔN CẤT, SỬA SANG, TRÔNG NOM, MỒ MẢ, XÂY DỰNG NGHĨA TRANG.
1. Việc chôn cất:
Khi một cán bộ hay đồng bào miền Nam thuộc cơ quan hoặc địa phương nào chết, thì cơ quan địa phương ấy có trách nhiệm thi hành chế độ trợ cấp chôn cất, rồi giao lại mộ đã xây cho Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh nơi chôn cất trông nom.
Khi một người miền Nam chết ở bệnh viện mà chưa rõ thuộc cơ quan hoặc địa phương nào quản lý thì bệnh viện lo liệu việc chôn cất (tiền do qũy cứu tế xã hội đài thọ). Nếu người miền Nam đó chết ở ngoài bệnh biện thì Ủy ban hành chính sở tại thi hành chế độ trợ cấp chôn cất.
2. Việc trông nom, sửa sang mồ mả, xây dựng nghĩa trang:
Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh có trách nhiệm tổ chức việc bảo quản mồ mả của đồng bào miền Nam trong địa phương mình.
Đối với mồ mả đã xây nhưng nay bị hư hỏng, mồ mả để đã lâu nhưng chưa xây mà không rõ cơ quan địa phương nào có trách nhiệm trông nom, thì Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh nơi chôn cất lấy kinh phí trích ở quỹ cứu tế xã hội để sửa chữa xây mộ, dựng bia.
Đối với mồ mả để tản mát không tiện cho việc bảo quản thì Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh có thể cho di chuyển vào các nghĩa trang của tỉnh, huyện, xã. Kinh phí về việc di chuyển do Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh dự trù. Mỗi khi có việc di chuyển mồ mả, Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh phải báo cáo và gửi bản sơ đồ mộ về Bộ Nội vụ để bổ sung vào hồ sơ tử vong.
Ở những nơi có nhiều người miền Nam ở tập trung, Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh nên thành lập nghĩa trang riêng hoặc dành một khu riêng trong nghĩa trang chung cho người miền Nam. Đối với người quê ở miền Bắc đã tham gia cách mạng ở miền Nam khi chết thì cũng có thể theo nguyện vọng của gia đình, chôn cất ở nghĩa trang riêng của người miền Nam.
Khi có một cán bộ, đồng bào miền Nam thuộc cơ quan, địa phương nào chết thì cơ quan địa phương ấy có trách nhiệm lập hồ sơ tử vong gồm có những giấy tờ sau đây:
1. Lý lịch của người chết;
2. Báo cáo nói rõ vì sao mà chết, chết ngày nào, nơi chôn, tên và địa chỉ của thân nhân người chết.
3. Biên bản kiểm kê di sản, biên bản bán di sản hay biên bản bàn giao di sản cho thân nhân người chết;
4. Bản sơ đồ ngôi mộ.
5. Quyết định trợ cấp tiền tuất.
Trường hợp chết không bình thường như chết vì tai nạn, chết bất ngờ, tự sát v.v… thì ngoài các giấy tờ nói trên, còn phải gửi thêm những giấy tờ có liên quan như biên bản khám nghiệm tử thi, kết luận của cơ quan y tế, công an.
Hồ sơ tử vong lập thành ba bản: một bản gửi Bộ Nội vụ, một bản gửi Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh nơi để mồ mả, một bản lưu ở cơ quan quản lý cán bộ, đồng bào miền Nam khi còn sống.
1. Trường hợp có thân nhân ở miền Bắc.
a) Nếu người chết có vợ hay chồng, con, cha mẹ (gọi là thân nhân gần nhất) ở miền Bắc, thì cơ quan, địa phương lập biên bản bàn giao di sản cho những người này thừa hưởng.
b) Nếu có thân nhân thuộc hàng anh chị em ruột, con dâu, con rể thì cơ quan của người chết và ban thường trực đồng hương tỉnh xét, nếu thấy họ là người có thể tín nhiệm được thì lập biên bản bàn giao di sản cho họ bảo quản để sau này giao lại cho thân nhân gần nhất của người chết, sau khi đã được sự đồng ý của Bộ Nội vụ.
c) Nếu thân nhân của người chết còn bé (dưới 16 tuổi) hay bị mất trí, thì cơ quan, địa phương gửi di sản về Bộ Nội vụ để bảo quản; khi có điều kiện, Bộ Nội vụ sẽ giao lại cho họ.
2. Trường hợp không có thân nhân ở miền Bắc.
a) Khi có một cán bộ quê ở miền Bắc đã tham gia cách mạng ở miền Nam chết mà không có ai là thân nhân ở cả hai miền, thì cơ quan, địa phương lập biên bản bàn giao di sản cho Ủy ban hành chính nơi nguyên quán của người chết để sử dụng vào việc công ích..
b) Khi người miền Nam chết có lập di chúc hoặc có lời trối trăng thì cơ quan, địa phương lập biên bản giao di sản cho người thừa kế (lời trối trăng phải được cơ quan, bệnh viện chứng nhận).
c) Khi người miền Nam chết mà không có ai là vợ chồng, con, cha, mẹ, anh chị em ruột ở miền Bắc, thì cơ quan, địa phương thành lập hội đồng định giá bán những vật không để lâu được như chăn màn, quần áo, đồng hồ, xe đạp, bút máy, dụng cụ gia đình… rồi gửi số tiền bán được cùng với số tiền tuất và những vật có tính chất lưu niệm hoặc để lâu được như vàng, bạc thật, huân chương, huy chương, giấy khen, nhật ký, ảnh… về Bộ Nội vụ để bảo quản.
Công tác quản lý cán bộ, đồng bào miền Nam chết ở miền Bắc có ý nghĩa chính trị, có ảnh hưởng sâu xa đến tình cảm của cán bộ, đồng bào miền Nam.
Thông tư số 129-CP ngày 25/9/1961 của Hội đồng Chính phủ đã quy định trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong việc chỉ đạo việc quản lý mồ mả, quản lý hồ sơ và bảo quản các di sản của những người miền Nam chết mà không có thân nhân ở miền Bắc.
Đề nghị các Bộ, các ngành ở Trung ương cần nắm được tình hình cán bộ miền Nam thuộc Bộ, ngành mình đã chết và đôn đốc các cơ quan thuộc quyền thực hiện đầy đủ các chế độ nói trong thông tư này.
Các Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh cần bố trí cán bộ theo dõi công tác này, đôn đốc các cơ quan ở địa phương mình (kể cả các cơ quan thuộc Trung ương đóng ở địa phương) thực hiện đầy đủ các chế độ và tổ chức việc trông nom, bảo quản mồ mả của đồng bào miền Nam.
Thông tư số 34-PQC ngày 05/11/1956 nay bãi bỏ.
| BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.