BỘ TÀI CHÍNH-BỘ NÔNG LÂM | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 05-LB/TC/NL | Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 1959 |
QUY ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ CÁC LOẠI VỐN SỬ DỤNG TRONG NGÀNH LÂM NGHIỆP
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 335-TTg ngày 08-9-1959 đã nêu nguyên tắc kiện toàn tổ chức lâm nghiệp các cấp thành cơ quan kinh doanh toàn diện về rừng. Xuất phát từ nhiệm vụ mới của ngành Lâm nghiệp trong công cuộc kiến thiết xây dựng miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa với đường lối kinh doanh rừng toàn diện trên cơ sở tài nguyên rừng thuộc quyền sở hữu toàn dân, các Ty Quốc doanh Lâm nghiệp ở các tỉnh không còn là một cơ quan lãnh đạo kỹ thuật đơn thuần, hoặc thu mua lâm sản theo hình thức thương nghiệp đơn thuần, mà trở thành một đơn vị kinh doanh rừng toàn diện có nhiệm vụ bảo đảm cung cấp trước mắt và lâu dài, đồng thời phát huy tác dụng phòng hộ của rừng rú, trên cơ sở không ngừng nâng cao trữ lượng và chất lượng của vốn cây rừng, thực hiện nguyên tắc tái sản xuất mở rộng trong Lâm nghiệp.
Để tiện việc điều hòa chỉ tiêu giữa các tỉnh có tài nguyên rừng khác nhau, và điều hòa phân phối lâm sản giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ, Liên bộ đang nghiên cứu để quy định thống nhất là các Ty Quốc doanh lâm nghiệp hiện nay ở các địa phương (trừ Sở Lâm nghiệp thuộc Khu Tự trị Việt bắc) thuộc loại xí nghiệp của Trung ương. Để phù hợp với tình hình hiện tại Liên bộ cũng sẽ nghiên cứu và quy định vấn đề ủy nhiệm một phần cho địa phương quản lý về phần sản xuất kinh doanh.
Trong khi chờ đợi quyết định chính thức, Liên bộ nêu một số vấn đề quản lý tài vụ như sau:
Ty Quốc doanh lâm nghiệp sẽ có hai nguồn vốn để hoạt động:
- Nguồn vốn do trung ương cấp phát và quản lý,
- Nguồn vốn do địa phươnng cấp phát và quản lý. Nguồn vốn do trung ương cấp phát và quản lý gồm:
- Vốn lưu động để kinh doanh khai thác hoặc thu mua các loại lâm sản do Nhà nước quy định.
- Vốn kiến thiết cơ bản phục vụ trực tiếp cho sản xuất như xây dựng nhà cửa, kho tàng, thiết bị máy móc phương tiện vận tải v .v…
- Chi phí về điều tra điều chế rừng, tu bổ rừng
- Chi phí về xây dựng cơ bản có tính chất sự nghiệp như trồng cây gây rừng, cải tạo rừng.
Phần kinh phí sự nghiệp trung ương bao gồm các công tác sự nghiệp lâm nghiệp có phạm vi rộng lớn và có tính chất lâu dài.
Nguồn cấp phát của địa phương chỉ gồm các khoản kinh phí sự nghiệp lâm nghiệp của địa phương, cụ thể là chi phí về:
- Cấp giống hoặc làm vườn ươm cây để giúp một phần cho nhân dân hoặc hợp tác xã thực hiện gây trồng.
- Trồng cây đường cái, bảo vệ đê điều và các nơi công cộng của tỉnh
- Mua sắm thiết bị chống lửa rừng
- Tuyên truyền và huấn luyện cán bộ xã
- Triển lãm của địa phương.
Các khoản kinh phí trước đây địa phương đài thọ như chi về hành chính, về làm đường, phá thác thì nay là khoản chi thuộc vốn lưu động được phân bổ và giá thành sản xuất lâm sản.
Ngoài ra còn có nguồn thu về tiền bán khoán lâm sản lâu nay là một khoản thu cố định của dự toán địa phương, nay xác định tính chất rừng là một tài nguyên thuộc quyền sở hữu của toàn dân có liên quan đến vấn đề kinh tế chung của cả nước, đồng thời cũng có quan hệ đến vấn đề dân sinh kinh tế của từng địa phương do đó Liên bộ đang nghiên cứu chuyển khoản thu cố định của dự toán địa phương về bàn khoán lâm sản thành khỏan thu điều tiết của địa phương. Trong lúc chờ Chính phủ nghiên cứu, các tỉnh vẫn lập dự toán thu cho 1960 như trước đây.
Thông tư này sẽ thi hành kể từ ngày 01-01-1960.
Cục Lâm nghiệp nghiên cứu và có chỉ thị riêng cho các Ty Quốc doanh lâm nghiệp trong việc lập kế hoạch thu chi tài vụ năm 1960 về phần của trung ương.
Các Sở, Ty Tài chính ở các khu, tỉnh vẫn tạm thời lập dự toán tỉnh như trong hội nghị Tài chính vừa rồi, sau này sẽ điều chỉnh sau.
Trong khi thi hành có khó khăn gì thì báo cáo Liên bộ để nghiên cứu bổ sung.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG LÂM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.