BỘ
NỘI VỤ-BỘ TÀI CHÍNH |
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** |
Số: 50-TT/LB |
Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 1959 |
VỀ VIỆC CHĂM SÓC GIÚP ĐỠ GIA ĐÌNH LIỆT SĨ, GIA ĐÌNH TỬ SĨ
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ - BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Kính gửi: Các Ủy ban Hành chính khu, thành phố, tỉnh, khu vực Vĩnh Linh
Trong quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc ta, nhiều gia đình đã phải hy sinh những người ruột thịt của mình để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ dân tộc, đem lại hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Đối với các gia đình này, Đảng và Chính phủ và nhân dân có trách nhiệm chăm sóc giúp đỡ để đền đáp công ơn những người đã hy sinh phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng của Tổ quốc, của dân tộc.
Từ ngày hòa bình lập lại, bên cạnh những cố gắng vượt bực để phục hồi,cải tạo, phát triển kinh tề phát triển văn hóa, cải thiện đời sống cho nhân dân, Đảng và Chính phủ đã ban hành các chính sách ưu đãi gia đình liệt sĩ, giúp đỡ gia đình tử sĩ, các địa phương đã cố gắng dựa vào nhân dân thực hiện các chính sách đó, mặt khác chế độ tiền tuất đã thi hành được đại bộ phận, cho nên đời sống của các gia đình liệt sĩ, gia đình tử sĩ, nói chung đã được cải thiện hơn trước.
Tuy nhiên, lác đác ở nông thôn cũng như ở thành thị hiện nay vẫn còn môt số thân nhân liệt sĩ, tử sĩ, vì thiếu sức lao động hoặc già yếu bệnh tật mất sứa lao động, đời sống đang gặp nhiều khó khăn, cần phải có biện pháp tích cực giúp đỡ giải quyết.
I. PHƯƠNG HƯỚNG GIÚP ĐỠ ĐỐI VỚI CÁC GIA ĐÌNH LIỆT SĨ, TỬ SĨ THIẾU SỨC LAO ĐỘNG, HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
Căn cứ tình hình trên, thi hành nghị quyết của Thường vụ Hội đồng Chính phủ ngày 13-05-1959, Liên Bộ Nội vụ - Tài chính quy định những biện pháp giúp đỡ đối với các gia đình liệt sĩ, gia đình tử sĩ, thiếu sức lao động, hoàn cảnh khó khăn như sau:
1. Đền đáp công lao của các liệt sĩ, tử sĩ, là nhiệm vụ của toàn dân, cho nên phương hướng giúp đỡ các gia đình liệt sĩ, tử sĩ, thiếu sức lao động, hoàn cảnh khó khăn, chủ yếu vẫn là dựa vào nhân dân.
Muốn vậy, Ủy ban Hành chính các cấp cần làm cho cán bộ và nhân dân nhận thức thật sâu sắc công lao của các liệt sĩ, tử sĩ và thông cảm những khóa khăn của gia đình, để có nhiệt tình quan tâm chăm sóc giúp đỡ, chấp hành đầy đủ các chính sách của Đảng và Chính phủ làm cho đời sống của gia đình liệt sĩ, tử sĩ, được yên vui no ấm.
Đối với các gia đình liệt sĩ, tử sĩ, thiếu sức lao động ở nông thôn, cần dựa vào các tổ đổi công, hợp tác xã, để sắp xếp cho có công việc làm thích hợp với khả năng, giúp đỡ kinh doanh thêm nghề phụ, giúp đỡ thêm công sức, chiếu cố trong việc chia hoa lợi v.v… đảm bảo cho mức thu hoạch bình quân không sút kém so với những hộ xã viên lao động trung bình có nhân khẩu tương đương, như tinh thần chỉ thị số 165-CB/TƯ của Trung ương Đảng về chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, phong tào hợp tác hóa nông nghiệp.
Đối với gia đình liệt sĩ, tử sĩ, ở thị trấn, thành phố, cần dựa vào tổ hợp tác, tổ sản xuất, để vận động giúp đỡ và sắp xếp cho có công việc làm thích hợp với khả năng.
Riêng một số trường hợp thân nhân liệt sĩ, tử sĩ, như cha mẹ già, vợ góa, con côi, bệnh tật ốm yếu, không có sức lao động, hiện nay đang bơ vơ không nơi nương tựa, cần vận động nhân dân giúp của, giúp công, cày cấy giúp một số ruộng đất, bảo đảm cho có phần thu nhập tương đối đủ sống, và sắp xếp cho ở với các gia đình thân thuộc, hoặc các gia đình nhân dân có nhiệt tình, để có sự trông nom giúp đỡ.
2. Đối với một số trường hợp thật đặc biệt như: ông bà, cha mẹ,vợ hay chồng của liệt sĩ, tử sĩ, già yếu bệnh tật không còn sức lao động, con em liệt sĩ, tử sĩ, còn nhỏ dưới 16 tuổi chưa đủ sức lao động, bơ vơ không nơi nương tựa hoặc có nơi nương tựa nhưng đời sống quá thiếu thốn khó khăn, đói rách, không được học hành, nhân dân đã có nhiều biện pháp tận tình giúp đỡ nhưng khó khăn căn bản chưa được giải quyết được, nhất thời phải có sự giúp đỡ của Chính phủ; các Ủy ban Hành chính khu, thành phố, tỉnh, căn cứ vào nhận xét đề nghị của Ủy ban Hành chính huyện, xã, khu phố, có thể xét trợ cấp như sau:
- Mỗi lần cần phải giúp đỡ, có thể trợ cấp: người lớn không quá ba mươi đồng (30đ) một người, trẻ em không quá hai mươi đồng (20đ) một người.
- Chi tiết về đối tượng trợ cấp, tiêu chuẩn được trợ cấp, Bộ Nội vụ sẽ có công văn hướng dẫn sau.
Đi đôi với việc trợ cấp của Chính phủ, cần đẩy mạnh việc vận động nhân dân địa phương giúp đỡ về mọi mặt để đời sống của các gia đình liệt sĩ, tử sĩ, mau chóng được ổn định.
1. Ủy ban Hành chính các khu, thành phố, tỉnh, có nhiệm vụ phổ biến cho các ngành, các cấp, nhất là các huyện, xã, khu phố, nắm vững tinh thần thông tư này để có kế hoạch thực hiện ở địa phương mình và thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc.
2. Trong khi tiến hành cần nắm vững phương châm “chủ yếu là dựa vào sự giúp đỡ của nhân dân” coi đó là biện pháp căn bản và lâu dài, việc trợ cấp của Chính phủ chỉ là để giúp đỡ khắc phục khó khăn nhất thời trong những trưòng hợp thật đặc biệt, tránh khuynh hướng ỷ lại vào trợ cấp của Chính phủ mà coi nhẹ việc vận động giúp đỡ của nhân dân.
4. Kinh phí để trợ cấp trong năm 1959 sẽ do Ngân sách trung ương đài thọ, Bộ Nội vụ căn cứ vào yêu cầu của các địa phương lập dự trù, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng phủ cho trích dự bị phí để cấp. Từ năm 1960, khoản trợ cấp này sẽ do ngân sách địa phương đài thọ, các Ủy ban Hành chính khu, thành phố, tỉnh lập dự trù và ghi vào ngân sách địa phương.
Trong khi thực hiện thông tư này, gặp khó khăn trở ngại gì, các Ủy ban cần kịp thời báo cáo lên Bộ Nội vụ để có ý kiến giúp đỡ giải quyết.
BỘ
TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
BỘ
TRƯỞNGBỘ NỘI VỤ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.