BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN-TỔNG CỤC THỂ DỤC THỂ THAO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/1997/TTLB-BVHTT-TCTDTT | Hà Nội , ngày 02 tháng 4 năm 1997 |
CỦA BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN - TỔNG CỤC THỂ DỤC THỂ THAO SỐ 21/1997/TTLB-BVHTT-TCTDTT NGÀY 2 THÁNG 4 NĂM 1997 VỀ VIỆC PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ - THÔNG TIN VÀ THỂ DỤC THỂ THAO Ở CƠ SỞ
Văn hoá - thông tin và thể dục - thể thao giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện đường lối của Đảng, Nhà nước ta nhằm chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Hoạt động văn hoá thông tin và thể dục thể thao ở cơ sở luôn luôn gắn bó với nhau trong việc xây dựng đời sống văn hoá, phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù các hoạt động văn hoá và thể dục thể thao đã có chuyển biến tích cực phục vụ chính trị ở địa phương, song đời sống văn hoá - thể dục thể thao ở cơ sở còn nghèo nàn, còn thiếu sự quan tâm quản lí chặt chẽ sự phối hợp của hai ngành ở các cấp, nhất là ở các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng cao.
Nhằm thực hiện chủ trương nâng cao hiệu quả công tác văn hoá - thông tin, thể dục - thể thao, Bộ Văn hoá - Thông tin và Tổng cục Thể dục - Thể thao thống nhất phát động và chỉ đạo phong trào xây dựng đời sống văn hoá, thể dục - thể thao ở cơ sở. Dưới đây là nội dung hướng dẫn sự phối hợp tổ chức hoạt động.
I- NHỮNG NỘI DUNG PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG
1. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhận thức trong nhân dân về lợi ích và tác dụng của các hoạt động văn hoá - thông tin và thể dục thể thao đối với sự phát triển thể chất lẫn tinh thần mỗi người và xây dựng xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc. Hai ngành đẩy mạnh về xuất bản các ấn phẩm nghiệp vụ phục vụ các hoạt động văn hoá - thông tin, thể dục - thể thao ở cơ sở.
2. Phối hợp chỉ đạo, tổ chức định kỳ hai năm một lần hội thi, hội diễn văn hoá thể thao các dân tộc từ các đơn vị cơ sở đến toàn quốc. Đối tượng và nội dung thi đấu, hội diễn do Ban Tổ chức liên ngành xác định theo từng chu kỳ tổ chức hằng năm.
3. Phối hợp chỉ đạo xây dựng và phát triển văn hoá - thể thao ở cơ sở, hướng dẫn những yêu cầu về văn hoá - thể thao trong việc xây dựng các gia đình văn hoá - thể thao, câu lạc bộ văn hoá - thể thao gia đình, cụm văn hoá - thể thao, làng xã văn hoá - thể thao. Các nhà văn hoá - thông tin ở các cơ sở cần tổ chức các hoạt động thể dục thể thao phù hợp. Khai thác và phát triển các trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc các bài ca điệu múa dân tộc thông qua việc tổ chức ngày hội văn hoá - thể thao.
4. Tăng cường quản lý về mặt nhà nước các hoạt động văn hoá - thể thao ở cơ sở. Những hoạt động vui chơi giải trí mang tính văn hoá (như: bàn đá bóng, chọi gà, đánh bài...) do ngành Văn hoá - Thông tin quản lý. Những hoạt động tập luyện mang tính chất rèn luyện thân thể và thi đấu (như: Pa tanh, bóng lăn, bi-a, võ thuật, vật cổ truyền...) do ngành thể dục thể thao quản lý.
Những dịch vụ thu tiền các hoạt động này phải tuân theo các quy định tài chính của Nhà nước.
1. Bộ Văn hoá - Thông tin giao cho Cục Văn hoá - Thông tin cơ sở, Tổng cục Thể dục thể thao giao cho Vụ Thể dục Thể thao quần chúng tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tin liên Bộ này và thường xuyên phối hợp để thống nhất những nội dung trình lãnh đạo hai ngành xem xét quyết định.
2. Các Sở Văn hoá - Thông tin, Sở Thể dục Thể thao các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai nội dung Thông tư liên Bộ này, hai ngành Văn hoá - Thông tin và Thể dục thể thao ở các cấp tăng cường phối hợp xây dựng nội dung, kế hoạch thực hiện hàng năm có báo đề về văn hoá thông tin và thể dục thể thao cơ sở để rút kinh nghiện chỉ đạo phong trào.
3. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày kí, những nội dung đã ban hành trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Lê Bửu (Đã ký) | Nguyễn Khoa Điềm (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.