THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 320/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Hội đồng thành viên Tập đoàn Dệt May Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX) giai đoạn 2013 -2015” với các nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
Bảo đảm VINATEX có cơ cấu hợp lý, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may thời trang; hình thành chuỗi cung ứng Sợi - Dệt - Nhuộm hoàn tất - May; nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của VINATEX, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
II. NỘI DUNG
1. Ngành, nghề kinh doanh:
a) Ngành, nghề kinh doanh chính: Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may thời trang.
b) Ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, hóa chất, thuốc nhuộm, thiết bị phụ tùng ngành dệt may thời trang.
- Đào tạo nghề, quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
- Giám định, kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may, giống bông; đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng dệt may, khu công nghiệp dệt may, xử lý môi trường, siêu thị; tư vấn, thiết kế, lập các dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt may, môi trường.
- Đầu tư ra nước ngoài và làm đại diện cho các công ty nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực dệt may.
c) Ngành, nghề kinh doanh khác được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
2. Vốn điều lệ của VINATEX: Bộ Tài chính thẩm định theo đề nghị của Bộ Công Thương, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Phân loại, sắp xếp các đơn vị thành viên của VINATEX giai đoạn 2013 - 2015:
a) Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Tập đoàn): Thực hiện cổ phần hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
b) Doanh nghiệp do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dệt 8/3;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dệt Kim Đông Xuân;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dệt Kim Đông Phương;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thương mại Thời trang Dệt May Việt Nam.
c) Doanh nghiệp do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm giữ trên 50% đến 65% vốn điều lệ:
- Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định;
- Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội;
- Tổng công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ;
- Công ty cổ phần Dệt May Huế;
- Công ty cổ phần Sợi Phú Bài;
- Công ty cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu Dệt May;
d) Doanh nghiệp do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ:
- Tổng công ty cổ phần Phong Phú;
- Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến;
- Tổng công ty cổ phần May Đức Giang;
- Tổng công ty May 10 - Công ty cổ phần;
- Tổng công ty Việt Thắng - Công ty cổ phần;
- Tổng công ty May Nhà Bè - Công ty cổ phần;
- Công ty cổ phần May Nam Định;
- Công ty cổ phần May Hưng Yên;
- Công ty cổ phần May Đáp Cầu;
- Công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng;
- Công ty cổ phần May Bình Minh;
- Công ty cổ phần May Hữu Nghị;
- Công ty cổ phần Vinatex Hồng Lĩnh;
- Công ty cổ phần Len Việt Nam;
- Công ty cổ phần Dệt kim Hanosimex;
- Công ty cổ phần May Đồng Nai;
- Công ty cổ phần May Phương Đông;
- Công ty Hợp tác kinh doanh Vinatex OJ;
- Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng Dệt May Phố Nối;
- Công ty cổ phần Bông Việt Nam.
đ) Thực hiện sắp xếp:
- Cổ phần hóa, Công ty mẹ - Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ: Chi nhánh Tập đoàn Dệt May Việt Nam - Xí nghiệp Sản xuất Kinh doanh Veston Hải Phòng;
- Bán: Trung tâm xử lý nước thải Phố Nối;
- Sắp xếp các viện, trường theo hướng thu gọn đầu mối, phù hợp với định hướng phát triển của Tập đoàn, với cổ phần hóa toàn Tập đoàn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định gồm:
+ Viện Dệt May;
+ Viện Mẫu thời trang Việt Nam;
+ Viện Nghiên cứu bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố;
+ Trung tâm Y tế - Bệnh viện Dệt May;
+ Trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May và Thời trang Hà Nội;
+ Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex thành phố Hồ Chí Minh;
+ Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex.
4. Tái cơ cấu tài chính và đầu tư:
a) Tập đoàn lập kế hoạch tài chính chi tiết, cân đối chặt chẽ nhu cầu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển các dự án giai đoạn 2011 - 2015 với tổng số vốn 23.858 tỷ đồng từ nguồn chuyển mục đích sử dụng đất, phát hành trái phiếu, lợi nhuận, vay tín dụng, thương mại và nguồn vốn hỗ trợ tái cơ cấu.
b) Thoái 100% vốn của Công ty mẹ - Tập đoàn giai đoạn 2013 - 2015 tại các doanh nghiệp sau:
- Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bình Thắng;
- Công ty cổ phần Đầu tư Vinatex Tân Tạo;
- Công ty cổ phần Bất động sản Dệt May Việt Nam;
- Công ty Tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam.
- Công ty cổ phần Thương mại Dệt May thành phố Hồ Chí Minh;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn May Thành Đông;
- Công ty cổ phần PVTEX - Phú Bài;
- Công ty cổ phần Cơ khí May Gia Lâm;
- Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi;
- Trường Đại học Trưng Vương;
- Công ty cổ phần Công nghiệp Thiên Quan;
- Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Thiên Hưng Vinatex;
- Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và Dịch vụ đầu tư;
- Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ Dệt May;
- Công ty cổ phần Đầu tư Phước Long;
- Công ty cổ phần Hợp tác lao động và Thương mại;
- Công ty cổ phần Hóa Dầu và Xơ sợi dầu khí;
- Công ty cổ phần Đầu tư An Phát;
- Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Vinatex;
- Công ty cổ phần May Chiến Thắng;
- Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội;
- Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú;
- Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Thành Công;
- Công ty cổ phần Dệt lụa Nam Định;
- Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh Nguyên liệu Dệt May Việt Nam;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn May xuất khẩu Tân Châu;
- Công ty cổ phần Đầu tư Vinatex;
- Công ty cổ phần Cung ứng vật tư Dệt May;
- Công ty cổ phần TCE Vina Denim;
- Công ty cổ phần Đầu tư Phong Phú;
- Công ty cổ phần Chứng khoán Gia Quyền;
- Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải;
- Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam;
- Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam;
- Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu;
- Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt;
- Quỹ Đầu tư Việt Nam.
c) Với các dự án đầu tư xây dựng:
- Tăng cường đánh giá kiểm tra hiệu quả sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư, của các đơn vị thành viên;
- Cân đối dòng tiền và mức độ ưu tiên của dự án trên cơ sở hiệu quả;
- Dừng dự án không hiệu quả.
5. Tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp, tập trung vào các nội dung sau:
a) Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý nội bộ;
b) Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành;
c) Hoàn thiện quy chế về công tác cán bộ, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực;
d) Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ;
đ) Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và thực hiện các giải pháp tăng năng suất lao động, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh;
e) Tăng cường trách nhiệm, quyền hạn và chỉ đạo của VINATEX đối với người đại diện vốn của VINATEX tại doanh nghiệp khác;
g) Kiện toàn tổ chức đảng, đoàn thể trong VINATEX.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Công Thương:
a) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này; định kỳ hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kịp thời xử lý những vướng mắc nảy sinh hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt quá thẩm quyền;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính chỉ đạo và hướng dẫn Tập đoàn Dệt May Việt Nam thực hiện chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp khi Nhà nước có cơ chế chuyển đổi đối với các đơn vị sự nghiệp;
c) Chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
2. Bộ Tài chính thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
3. Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ được giao tại Khoản 1 Phần III Điều này.
4. Hội đồng thành viên Tập đoàn Dệt May Việt Nam:
a) Triển khai thực hiện Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2011-2015 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam;
b) Xây dựng phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, phương án tài chính để triển khai nhiệm vụ được giao, phương án tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên phù hợp với nội dung Đề án này để thực hiện chuyên môn hóa, phân công, hợp tác, không dàn trải, phân tán nguồn lực, tránh cạnh tranh nội bộ, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt;
c) Chỉ đạo hoàn thành cổ phần hóa, sắp xếp các doanh nghiệp thành viên theo phương án tổng thể giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Đề án này. Có lộ trình và phương án cụ thể để hết năm 2015 hoàn thành việc thoái vốn đã đầu tư vào các doanh nghiệp được ghi tại Điểm b Khoản 4 Phần II Điều này. Một số doanh nghiệp có thương hiệu, uy tín chưa cổ phần hóa hoặc Nhà nước còn nắm giữ ở mức trên 51% vốn điều lệ thì trước mắt cổ phần hóa, bán vốn đến mức Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ. Đối với các doanh nghiệp có nhiều nhà đất ở các thành phố lớn khi cổ phần hóa, Tập đoàn báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
d) Tập trung thực hiện tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp theo các nội dung nêu ở Khoản 5 Phần II Điều này;
Xây dựng, triển khai thực hiện các quy chế, quy định về giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện mục tiêu, chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ được giao, đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty con, của cán bộ quản lý theo quy định;
đ) Định kỳ hàng quý báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp kết quả thực hiện Đề án này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dệt May Việt Nam có trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.