ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 286/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 25 tháng 01 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 03/TTr-SXD ngày 07/01/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu quy hoạch:
a. Mục tiêu chung:
- Phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 nhằm phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của tỉnh để từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành vật liệu xây dựng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, làm tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh.
- Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, đáp ứng được cơ bản nhu cầu một số loại vật liệu xây dựng như vật liệu xây, lợp, cát đá xây dựng, một phần vật liệu trang trí hoàn thiện phục vụ cho nhu cầu tại chỗ, các khu vực lân cận và tham gia xuất khẩu, nâng khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, cảnh quan môi trường và phục vụ cho công tác quản lý ngành trên địa bàn trong thời gian tới.
b. Mục tiêu cụ thể: Nâng giá trị sản xuất ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đến năm 2015 lên 2 - 3 lần, năm 2020 lên 3 - 4 lần so với năm 2012. Nhịp độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2013 - 2020 đạt khoảng 16 - 17 %.
2. Phương hướng quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020:
a. Xi măng:
- Không đầu tư phát triển cơ sở sản xuất xi măng mới, phát huy tối đa năng lực các cơ sở nghiền xi măng hiện có.
- Đầu tư mới trạm nghiền xi măng và trung chuyển sản phẩm.
b. Vật liệu xây:
- Về công nghệ: Tiếp tục đầu tư chiều sâu cải tiến công nghệ sản xuất gạch đất sét nung ở các cơ sở sản xuất hiện có, nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
- Về nguyên liệu: Phát triển sản xuất gạch nung tập trung ở những khu vực có các mỏ sét trữ lượng lớn, chất lượng tốt tại các địa bàn huyện Tây Sơn, An Nhơn, Phù Cát.
- Mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm, nghiên cứu sản xuất sản phẩm có chất lượng cao như gạch xây không trát, gạch nem tách, gạch có độ rỗng lớn dùng xây vách ngăn, tường lót cách âm, cách nhiệt, gạch trang trí, gạch lát sân, lát nhà. Phát triển các loại gạch có độ rỗng cao từ 50% trở lên để tiết kiệm nguyên nhiên liệu.
- Chấm dứt hoạt động đối với các lò gạch nung bằng thủ công nằm trong khu dân cư trước ngày 31/12/2014; chấm dứt hoạt động đối với các lò nung gạch thủ công nằm ngoài khu dân cư hoặc trong các điểm sản xuất tập trung ngoài các cụm công nghiệp trước ngày 31/12/2015; chấm dứt hoạt động đối với các lò nung thủ công còn lại trên địa bàn tỉnh trước ngày 31/12/2016; xem xét cho một số cơ sở đang sản xuất gạch, ngói thủ công đầu tư chuyển đổi công nghệ sang lò tuy nen, lò hoffman sử dụng nhiên liệu từ phế thải nông nghiệp hoặc sản xuất gạch không nung.
- Cấp phép khai thác nguyên liệu sét gạch, ngói cho các cơ sở sản xuất theo đúng quy hoạch thăm dò, khai thác.
- Phát triển sản xuất các chủng loại vật liệu xây không nung để dần thay thế gạch nung trong xây dựng.
- Tiếp tục duy trì các cơ sở chế biến đá chẻ để bổ sung một phần cho nguồn cung vật liệu xây, tận dụng tài nguyên và sử dụng lao động nhàn rỗi trong dân.
c. Vật liệu lợp:
- Phát triển các loại ngói nung, ngói trang trí chất lượng cao có giá trị kinh tế, ngói cổ phục vụ cho xây dựng trong dân cư và các công trình như biệt thự, khách sạn cao cấp, khu du lịch và trùng tu di tích lịch sử, văn hóa...
- Phát triển sản xuất các loại ngói không nung xi măng - cát có màu, sản xuất trên dây chuyền công nghệ cơ giới hóa do trong nước chế tạo.
- Phát triển sản xuất tấm lợp kim loại cách âm, cách nhiệt, chống ồn trên dây chuyền tự động hóa và đồng bộ.
d. Đá xây dựng (đá xay nghiền):
- Tiếp tục đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ khai thác đá xây dựng tại cơ sở hiện có, nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
- Các cơ sở khai thác cần đầu tư dây chuyền chế biến hiện đại và phải có phương án sử dụng mạt đá để sản xuất các loại vật liệu khác nhằm tận dụng tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường.
- Tổ chức sắp xếp lại việc khai thác đá chẻ thành các cơ sở lớn với công suất > 5.000 m3/năm, bổ sung một phần nhu cầu vật liệu xây.
đ. Đá khối và đá ốp lát:
- Thực hiện thăm dò, đánh giá trữ lượng các mỏ đá ốp lát để bổ sung vào quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng cao cấp của cả nước, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
- Nâng công suất khai thác đá khối của các cơ sở có nhà máy chế biến đá ốp lát và đá mỹ nghệ hiện có trên địa bàn tỉnh.
- Giai đoạn từ nay đến năm 2015, không đầu tư cơ sở chế biến đá ốp lát mới, phát huy công suất chế biến đá ốp lát hiện có, đầu tư về chiều sâu công nghệ, thay thế, sắp xếp lại một số cơ sở chế biến đá có công nghệ thấp, kém hiệu quả. Giai đoạn 2016 - 2020, nâng công suất chế biến đá ốp lát lên đạt 6 triệu m2/năm.
- Tổ chức sắp xếp các cơ sở có công suất khai thác nhỏ (<10.000 m3/năm), khuyến khích đầu tư mới, cải tiến công nghệ, trang thiết bị khai thác đá nhằm nâng cao khả năng thu hồi đá khối, tăng hiệu quả khai thác và đảm bảo môi trường.
- Khoanh định khu vực có khoáng sản đá ốp lát phân tán, nhỏ lẻ trình cấp có thẩm quyền khoanh định và công bố.
- Đầu tư chế biến các sản phẩm đá ốp lát như đá chẻ, đá sân vườn, đá mỹ nghệ... từ đá khối, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
e. Cát xây dựng:
- Đẩy mạnh khai thác cát trên cơ sở quản lý chặt chẽ việc thực hiện đúng các quy định khai thác cát lòng sông, đáp ứng nhu cầu cát xây dựng trong tỉnh. Do đặc điểm cát lòng sông thay đổi theo mùa, nên hàng năm phải kiểm tra trữ lượng để bổ sung, điều chỉnh vào quy hoạch kịp thời.
- Tổ chức sắp xếp lại lực lượng khai thác cát đối với các hộ tư nhân nhỏ lẻ, khuyến khích và tạo điều kiện để các cơ sở này liên kết, liên doanh hình thành các đơn vị khai thác tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức quản lý khai thác theo quy hoạch; áp dụng cơ giới hóa và cải tiến công nghệ khai thác cát để nâng công suất và đảm bảo môi trường.
- Kiên quyết xử lý tình trạng khai thác cát trái phép của các tổ chức và hộ cá thể không có chức năng khai thác cát.
- Khai thác cát phải đảm bảo hành lang an toàn đối với luồng tàu và công trình báo hiệu đường thủy, công trình cầu cống, đê điều...
g. Đất san lấp: Tổng công suất khai thác năm 2020 là 2.500.000 m3/năm.
h. Gạch gốm ốp ceramic:
- Giai đoạn đến năm 2015: Duy trì sản xuất tại Công ty cổ phần Cosevco 75, tại KCN Phú Tài, thành phố Quy Nhơn với công suất 1,5 triệu m2/năm.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Mở rộng sản xuất, nâng công suất lên 3 triệu m2/năm, đa dạng hóa sản phẩm về mẫu mã và chất lượng, chủng loại.
i. Bê tông cấu kiện:
- Giai đoạn từ nay đến năm 2015: Duy trì sản xuất tại 7 cơ sở bê tông cấu kiện hiện đã có, tổng công suất là 80.000 m3/năm. Đầu tư mới cơ sở bê tông cấu kiện công suất 30.000 m3/năm tại KCN Hòa Hội, huyện Phù Cát.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Duy trì công suất 8 cơ sở bê tông cấu kiện đã có của giai đoạn trước, tổng công suất là 110.000 m3/năm.
k. Gạch lát bê tông:
- Giai đoạn từ nay đến năm 2015: Duy trì sản xuất gạch lát bê tông tại 4 cơ sở hiện có với tổng công suất 600.000 m2/năm.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Đầu tư mới 2 cơ sở gạch lát bê tông terrazzo công suất 150.000 m2/năm/cơ sở tại KCN Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn và KCN Hòa Hội, huyện Phù Cát. Tổng công suất gạch lát bê tông đến năm 2020 là 900.000 m2/năm.
l. Vữa khô trộn sẵn:
- Giai đoạn từ nay đến năm 2015: Đầu tư mới cơ sở sản xuất vữa khô trộn sẵn tại KCN Hòa Hội, huyện Phù Cát với công suất 300.000 tấn/năm.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Phát huy hết công suất cơ sở vữa khô trộn sẵn đã đầu tư giai đoạn trước.
m. Cơ sở sản xuất ván dăm ép: Đầu tư mới 3 cơ sở sản xuất ván dăm ép, công suất 10.000m3/năm/cơ sở tại thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn và xã Canh Thuận, huyện Vân Canh.
n. Cơ sở sản xuất composite nhựa gỗ: Đầu tư mới 1 cơ sở sản xuất sản phẩm composite nhựa gỗ, công suất 30.000 tấn/năm tại KCN Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn.
o. Cơ sở sản xuất đá ốp lát nhân tạo: Đầu tư mới 1 cơ sở sản xuất đá ốp lát nhân tạo, công suất 1.000.000 m2/năm tại KCN Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn.
p. Chế biến cao lanh:
- Giai đoạn từ nay đến năm 2015: Đầu tư mới cơ sở chế biến cao lanh tại KCN Hòa Hội, huyện Phù Cát với công suất 50.000 tấn/năm.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Đầu tư tăng công suất cơ sở chế biến cao lanh tại KCN Hòa Hội, huyện Phù Cát với công suất 100.000 tấn/năm.
3. Định hướng tầm nhìn quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2030:
a. Về chủng loại sản phẩm vật liệu xây dựng: Đi vào sản xuất các chủng loại vật liệu xây dựng mới, có chất lượng cao hơn, có khả năng thay thế các loại vật liệu xây dựng truyền thống và các loại vật liệu xây dựng nhập ngoại, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, phục vụ cho các tỉnh trong vùng và xuất khẩu.
b. Về công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng: Tiếp tục đầu tư đổi mới, đầu tư chiều sâu công nghệ sản xuất ngang với trình độ tiên tiến của thế giới, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các quy định về môi trường, sản xuất được những vật liệu xây dựng chủ yếu cho phần thô và hoàn thiện công trình đạt tiêu chuẩn xây dựng trong nước và quốc tế, để có thể xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường. Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Bình Định tập trung vào các lĩnh vực có lợi thế, chế biến sâu với công nghệ và thiết bị hiện đại, các sản phẩm vật liệu xây dựng có chất lượng và giá trị cao, mang tính khu vực và quốc tế.
c. Định hướng phân bố sản xuất vật liệu xây dựng:
- Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng với việc hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung để tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, và hỗ trợ lẫn nhau trong việc đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật, trong đầu tư và trang bị các phòng thí nghiệm.
- Tiếp tục di dời các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực nội thị, nội thành, các khu đông dân cư, di chuyển vào các khu công nghiệp hoặc ra ngoại thành. Xây dựng các cơ sở sản xuất cấu kiện đúc sẵn, bê tông thương phẩm, vữa xây dựng tại các khu bãi trung chuyển ở ngoại thị, ngoại thành. Hạn chế việc đưa vào nội thành các loại vật liệu rời như cát, đá dăm... gây ô nhiễm môi trường.
Điều 2. Phân công tổ chức thực hiện quy hoạch:
1. Giao Sở Xây dựng chủ trì tổ chức thực hiện quy hoạch và tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
a. Tổ chức phổ biến và công bố rộng rãi quy hoạch; quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt; hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư, phát triển sản xuất vật liệu xây dựng theo định hướng quy hoạch được phê duyệt;
b. Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện các chính sách hỗ trợ về chuyển đổi, thay thế sản xuất gạch nung thủ công bằng công nghệ tiên tiến; phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra giám sát tình hình triển khai quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh hàng năm và đột xuất.
c) Tham mưu, đề xuất tổ chức triển khai quy hoạch nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển vật liệu xây dựng đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao;
d) Kịp thời tham mưu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch (nếu có) cho phù hợp với tình hình thực tế và thực tiễn phát sinh trong quá trình thực hiện.
2. Giao các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng nhiệm vụ của mình, phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng trong quá trình triển khai, thực hiện quy hoạch này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHỤ LỤC 1
BẢNG TỔNG HỢP CÔNG SUẤT THIẾT KẾ CÁC CHỦNG LOẠI VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 286/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2014 của UBND tỉnh)
TT | Chủng loại vật liệu xây dựng | Đơn vị tính | Năm 2015 | Năm 2020 |
1 | - Xi măng | Ngàn tấn | 1.100 | 1.100 |
2 | - Vật liệu xây | Triệu viên | 818,7 | 993,7 |
| + Gạch nung | “ | 514,7 | 385,7 |
| + Gạch không nung nặng | “ | 229 | 458 |
| + Gạch không nung nhẹ | “ | 75 | 150 |
3 | - Vật liệu lợp | Triệu m2 | 5,3 | 7,3 |
| + Ngói nung | “ | 2,0 | 4,0 |
| + Tấm lợp kim loại | “ | 3,0 | 3,0 |
| + Ngói không nung | “ | 0,3 | 0,3 |
4 | - Đá xây dựng | 1.000 m3 | 1.945 | 2.145 |
5 | - Đá ốp lát |
|
|
|
| + Chế biến | 1.000 m2 | 4.500 | 6.000 |
| + Khai thác đá khối | 1.000 m3 | 651,811 | 574,811 |
6 | - Cát xây dựng | 1.000 m3 | 1.475 | 1.595 |
7 | - Đất san lấp | 1.000 m3 | 2.500 | 2.500 |
8 | - Gạch lát ceramic | 1.000 m2 | 1.500 | 3.000 |
9 | - Bê tông cấu kiện | 1.000 m3 | 110 | 110 |
10 | - Gạch lát bê tông | 1.000 m2 | 600 | 900 |
11 | - Vữa khô trộn sẵn | 1.000 tấn | 300 | 300 |
12 | - Ván dăm ép | 1.000 m3 | - | 30 |
13 | - Sản phẩm composite nhựa gỗ | 1.000 tấn | - | 30 |
14 | - Đá ốp lát nhân tạo | 1.000 m2 | - | 1.000 |
15 | - Chế biến cao lanh | 1.000 tấn | 50 | 100 |
PHỤ LỤC 2
BẢNG TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ MỚI THEO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 286/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2014 của UBND tỉnh)
TT | Địa điểm | Tên dự án | Công suất |
| |
Đến năm 2015 | 2016 - 2020 |
| |||
I |
| XI MĂNG | triệu tấn/năm | triệu tấn/năm |
|
1 | Khu kinh tế Nhơn Hội | Công ty TNHH MTV Xi măng Phúc Sơn | 1 | 1 |
|
II |
| GẠCH NUNG | triệu viên/năm | triệu viên/năm |
|
2 | Huyện Tây Sơn | 01 Nhà máy gạch Tuy nen và chuyển đổi, thay thế công nghệ sản xuất gạch nung thủ công, lạc hậu | 168 | 208 |
|
| |||||
3 | Huyện Phù Mỹ | Nhà máy gạch Tuy nen |
| 40 |
|
4 | Thị xã An Nhơn | Chuyển đổi, thay thế công nghệ sản xuất gạch nung thủ công, lạc hậu | 40 | 40 |
|
5 | Huyện Hoài Ân | Chuyển đổi, thay thế công nghệ sản xuất gạch nung thủ công, lạc hậu | 8 | 8 |
|
| |||||
6 | Huyện Hoài Nhơn | Chuyển đổi, thay thế công nghệ sản xuất gạch nung thủ công, lạc hậu | 16 | 16 |
|
II |
| GẠCH KHÔNG NUNG | triệu viên/năm | triệu viên/năm |
|
7 | Huyện Hoài Nhơn | GKN xi măng + GKN từ khai thác đá chẻ | 12 | 8 |
|
8 | Huyện Phù Mỹ | GKN xi măng | 66 | 132 |
|
9 | Huyện An Lão | GKN xi măng + GKN từ khai thác đá chẻ | 12 | 24 |
|
11 | Huyện Vân Canh | GKN xi măng + GKN từ khai thác đá chẻ | 7 | 14 |
|
13 | Huyện Hoài Ân | GKN xi măng + GKN từ khai thác đá chẻ | 12 | 24 |
|
14 | Thị xã An Nhơn | GKN xi măng | 40 | 80 |
|
15 | Huyện Phù Cát | GKN từ khai thác đá chẻ + xi măng + GKN nhẹ | 43 | 86 |
|
16 | Huyện Tây Sơn | GKN từ khai thác đá chẻ + xi măng + GKN đất đồi và phụ gia | 15 | 30 |
|
17 | TP. Quy Nhơn | GKN xi măng | 10 | 20 |
|
18 | Huyện Tuy Phước | GKN xi măng + GKN nhẹ + GKN khai thác đá chẻ | 67 | 134 |
|
III |
| VẬT LIỆU LỢP | Triệu m2/năm |
|
|
19 | Ngói nung tại các cơ sở gạch tuy nen | Các cơ sở gạch tuy nen | 2,0 | 4,0 |
|
20 | Thị xã An Nhơn | Tấm lợp kim loại 3 lớp + Ngói xi măng cát | 1,1 | 1,1 |
|
21 | Huyện Tây Sơn | Ngói xi măng cát | 0,1 | 0,1 |
|
IV |
| ĐÁ XAY NGHIỀN | Ngàn m3/năm | Ngàn m3/năm |
|
22 | Huyện Phù Mỹ | Khai thác đá xay nghiền | 200 | 200 |
|
23 | Thị xã An Nhơn | Khai thác đá xay nghiền | 700 | 700 |
|
24 | Huyện Phù Cát | Khai thác đá xay nghiền | 100 | 100 |
|
25 | Huyện Tuy Phước | Khai thác đá xay nghiền | 500 | 700 |
|
26 | Huyện Hoài Nhơn | Khai thác đá xay nghiền | 200 | 200 |
|
27 | Huyện An Lão | Khai thác đá xay nghiền | 100 | 100 |
|
28 | Huyện Hoài Ân | Khai thác đá xay nghiền | 50 | 50 |
|
29 | Huyện Vĩnh Thạnh | Khai thác đá xay nghiền | 50 | 50 |
|
30 | Huyện Vân Canh | Khai thác đá xay nghiền | 30 | 30 |
|
31 | TP. Quy Nhơn | Khai thác đá xay nghiền | 15 | 15 |
|
V |
| ĐÁ ỐP LÁT |
| Ngàn m2/năm |
|
32 |
| Đầu tư tăng công suất chế biến đá ốp lát |
| 1500 |
|
VI |
| ĐÁ KHỐI | Ngàn m3/năm | Ngàn m3/năm |
|
33 | Huyện Phù Mỹ | Khai thác đá khối | 176,5 | 158,5 |
|
34 | Thị xã An Nhơn | Khai thác đá khối | 63 | 42 |
|
35 | Huyện Phù Cát | Khai thác đá khối | 194 | 151 |
|
36 | Huyện Tuy Phước | Khai thác đá khối | 80 | 80 |
|
37 | Huyện An Lão | Khai thác đá khối | 39 | 39 |
|
38 | Huyện Vân Canh | Khai thác đá khối | 91 | 94 |
|
39 | Huyện Tây Sơn | Khai thác đá khối | 30,511 | 30,511 |
|
40 | Huyện Hoài Ân | Khai thác đá khối | 30,5 | 18,5 |
|
VIII |
| CÁT XÂY DỰNG | Ngàn m3/năm | Ngàn m3/năm |
|
41 | Huyện An Lão | Khai thác cát | 10 | 20 |
|
42 | Huyện Hoài Ân | Khai thác cát | 150 | 150 |
|
43 | Huyện Hoài Nhơn | Khai thác cát | 120 | 150 |
|
44 | Huyện Phù Cát | Khai thác cát | 65 | 65 |
|
45 | Huyện Tuy Phước | Khai thác cát | 20 | 20 |
|
46 | Huyện Vĩnh Thạnh | Khai thác cát | 60 | 80 |
|
47 | Thị xã An Nhơn | Khai thác cát | 70 | 70 |
|
48 | Huyện Tây Sơn | Khai thác cát | 330 | 390 |
|
49 | Huyện Tây Sơn | Khai thác cát đập thủy lợi sông Côn, Bình Tường | 450 | 450 |
|
50 | Huyện Vân Canh | Khai thác cát | 200 | 200 |
|
IX |
| ĐẤT SAN LẤP | Ngàn m3/năm | Ngàn m3/năm |
|
51 | Huyện An Lão | Xã An Hưng | 100 | 100 |
|
52 | Huyện Hoài Ân | Xã Ân Hảo, Ân Nghĩa, Ân Tín, Ân Tường Đông, TT. Tăng Bạt Hổ | 200 | 200 |
|
53 | Huyện Hoài Nhơn | Xã Hoài Đức, Hoài Xuân, TT. Bồng Sơn, Hoài Thanh, Hoài Hương | 200 | 200 |
|
54 | Thị xã An Nhơn | Nhơn Mỹ, Nhơn Tân, Nhơn Thọ, Nhơn Lộc | 500 | 500 |
|
55 | Huyện Phù Mỹ | Xã Mỹ Hiệp, Mỹ Chánh, Mỹ Đức | 300 | 300 |
|
56 | TP. Quy Nhơn | Suối Tràu, phường Bùi Thị Xuân, Ghềnh Ránh, Đống Đa | 500 | 500 |
|
57 | Huyện Vĩnh Thạnh | Xã Vĩnh Thịnh và Vĩnh Quang | 100 | 100 |
|
58 | Huyện Tây Sơn | Xã Tây An, Bình Nghi, Tây Xuân | 300 | 300 |
|
59 | Huyện Phù Cát | Xã Bình Đức, Tân Hòa, Cát Tường | 200 | 200 |
|
60 | Huyện Vân Canh | Xã Canh Hiệp và Canh Hiển, Canh Vinh | 100 | 100 |
|
X |
| GẠCH ỐP LÁT (CERAMIC) | Ngàn m2/năm | Ngàn m2/năm |
|
61 | TP. Quy Nhơn | KCN Phú Tài | 1.5 | 3 |
|
XI |
| BÊ TÔNG CẤU KIỆN | Ngàn m3/năm | Ngàn m3/năm |
|
62 | Huyện Phù Cát | Cơ sở BT KCN Hòa Hội | 30 | 30 |
|
XII |
| GẠCH LÁT BÊ TÔNG | Ngàn m2/năm | Ngàn m2/năm |
|
63 | Thị xã An Nhơn | Cơ sở gạch terrazzo KCN Nhơn Hòa |
| 150 |
|
64 | Huyện Phù Cát | Cơ sở gạch terrazzo KCN Hòa Hội |
| 150 |
|
XIII |
| VỮA KHÔ TRỘN SẴN | Ngàn tấn/năm | Ngàn tấn/năm |
|
65 | Huyện Phù Cát | Cơ sở KCN Hòa Hội | 300 | 300 |
|
XIV |
| VÁN DĂM ÉP |
| Ngàn m3/năm |
|
66 | Huyện Hoài Nhơn | Tại các xã có nhu cầu đầu tư |
| 10 |
|
67 | Huyện Tây Sơn | Tại các xã có nhu cầu đầu tư |
| 10 |
|
68 | Huyện Vân Canh | Tại các xã có nhu cầu đầu tư |
| 10 |
|
XV |
| SẢN PHẨM COMPOSITE NHỰA GỖ |
| Ngàn tấn/năm |
|
69 | Thị xã An Nhơn | Cơ sở KCN Nhơn Hòa |
| 30 |
|
XVI |
| ĐÁ ỐP LÁT NHÂN TẠO |
| Ngàn m2/năm |
|
70 | Thị xã An Nhơn | Cơ sở KCN Nhơn Hòa |
| 1000 |
|
XVII |
| CHẾ BIẾN CAO LANH | Ngàn tấn/năm | Ngàn tấn/năm |
|
71 | Huyện Phù Cát | Cơ sở KCN Hòa Hội | 50 | 100 |
|
Ghi chú: Vị trí các cơ sở sản xuất, khai thác, chế biến các sản phẩm làm vật liệu xây dựng được quy hoạch đặt tại các phường, xã thuộc địa bàn các huyện, thị xã, thành phố là dự kiến. Tùy theo nhu cầu và tình hình thực tế tại địa phương để sắp xếp, điều chỉnh đảm bảo không ảnh hưởng đến quy hoạch tổng thể trên địa bàn tỉnh.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.