ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 633/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 17 tháng 04 năm 2015 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ HỘI NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN TỈNH AN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Căn cứ Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Quy định chi tiết thi hành Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 302/TTr-SNV ngày 07 tháng 4 năm 2015 về việc phê duyệt Điều lệ Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh An Giang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều lệ Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh An Giang, gồm 08 Chương, 27 Điều đã được Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ (2015 - 2020) thông qua ngày 19 tháng 3 năm 2015, kèm theo Quyết định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh An Giang chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
CHỦ TỊCH PHÓ |
HỘI NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN TỈNH AN GIANG
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 633/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2015 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh An Giang là một tổ chức xã hội có tính chất đặc thù. Hội đoàn kết, tập hợp các Nạn nhân là công dân tỉnh An Giang bị tổn thương bởi chất độc da cam/dioxin do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (viết tắt là Nạn nhân chất độc da cam) và các công dân tỉnh An Giang tự nguyện tham gia khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin, vì lợi ích của Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
1. Tên Hội: “Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh An Giang”.
2. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh An Giang là hội viên tổ chức của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.
3. Biểu tượng: Sử dụng biểu tượng của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxinViệt Nam.
1. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh An Giang (Sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội có tính chất đặc thù của những Nạn nhân chất độc da cam và các cá nhân tự nguyện đóng góp công sức, trí tuệ, tiền, vật chất để giúp đỡ những Nạn nhân chất độc da cam, khắc phục hậu quả chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
2. Hội được thành lập để huy động mọi tiềm năng của xã hội, của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước, tạo mọi điều kiện giúp đỡ để những Nạn nhân chất độc da cam và gia đình hòa nhập cộng đồng, xã hội góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
3. Hội thành lập nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, giáo dục, động viên Nạn nhân chất độc da cam khắc phục khó khăn vươn lên, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống và thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi của người công dân
Điều 3. Địa vị pháp lý, trụ sở
1. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng; hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Trụ sở của Hội đặt tại số 46, đường Lý Thường Kiệt, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Điều 4. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
1. Hội hoạt động trong phạm vi tỉnh An Giang và hoạt động thuộc lĩnh vực xã hội nhân đạo về Nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
2. Hội chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ban, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
1. Tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.
2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, đoàn kết, tương trợ và hợp tác.
3. Không vì mục đích lợi nhuận.
4. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ này.
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.
2. Đại diện cho các Nạn nhân chất độc da cam tỉnh An Giang trong các mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, trong đấu tranh buộc Mỹ phải chịu trách nhiệm tham gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do họ gây ra ở Việt Nam theo luật pháp Việt Nam.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh An Giang phù hợp với pháp luật Việt Nam và quốc tế.
4. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội, kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực Hội hoạt động theo quy định của pháp luật. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.
6. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
7. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao.
1. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội. Tổ chức hoạt động theo Điều lệ Hội đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Không được lợi dụng hoạt động của Hội để làm tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Tập hợp, đoàn kết, động viên Nạn nhân chất độc da cam khắc phục khó khăn, phát huy khả năng tham gia các hoạt động xã hội, hòa nhập cộng đồng, chấp hành pháp luật của Nhà nước. Vận động các tầng lớp nhân dân trong xã hội phát huy truyền thống “Thương người như thể thương thân” của dân tộc, đùm bọc, thương yêu giúp đỡ các Nạn nhân về tinh thần, vật chất nhằm vượt qua đau đớn về thể xác và tinh thần, giảm bớt được khó khăn trong cuộc sống, khuyến khích Nạn nhân chiến thắng bệnh tật, nuôi dưỡng tinh thần lạc quan để tiếp tục lao động cống hiến cho xã hội. Hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật; Xây dựng ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của Hội.
3. Phổ biến, bồi dưỡng kiến thức cho Hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nạn nhân chất độc da cam theo quy định của pháp luật.
4. Đại diện Hội viên tham gia kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nạn nhân chất độc da cam theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức các hoạt động và vận động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trợ giúp về vật chất và tinh thần để tạo điều kiện cho những Nạn nhân chất độc da cam cải thiện đời sống, hòa nhập với cộng đồng góp phần đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
6. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hội theo đúng quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cơ quan có thẩm quyền giao.
Điều 8. Hội viên, tiêu chuẩn Hội viên
1. Hội viên của Hội bao gồm Hội viên chính thức và Hội viên danh dự:
a) Hội viên chính thức: Công dân, tổ chức của tỉnh An Giang hoạt động trong lĩnh vực xã hội nhân đạo, có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 điều này, tán thành Điều lệ Hội, có đơn tự nguyện xin gia nhập Hội, được Ban Thường vụ xem xét, kết nạp.
b) Hội viên danh dự: Công dân, tổ chức trong tỉnh An Giang không có điều kiện hoặc không có đủ tiêu chuẩn trở thành Hội viên chính thức của Hội, có công đóng góp cho Hội, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin vào Hội, được công nhận là Hội viên danh dự.
2. Tiêu chuẩn Hội viên chính thức:
a) Hội viên cá nhân: Người Việt Nam bị tổn thương bởi chất độc da cam/dioxin do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam và các công dân Việt Nam tự nguyện tham gia hoạt động Hội.
b) Hội viên tổ chức: Các Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh An Giang được thành lập theo quy định của pháp luật, tự nguyện và tán thành Điều lệ Hội sẽ được xem xét, kết nạp là Hội viên tổ chức của Hội.
1. Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.
3. Được tham gia sinh hoạt tại các tổ chức của Hội, được đề xuất, góp ý kiến và đề nghị Hội kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan, các chức danh lãnh đạo và Ban kiểm tra của Hội.
5. Được giới thiệu Hội viên mới.
6. Được khen thưởng theo quy định của Hội.
7. Được cấp thẻ Hội viên.
8. Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục làm Hội viên.
9. Hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như Hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu Ban chấp hành, Ban kiểm tra của Hội.
Điều 10. Nghĩa vụ của Hội viên
1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chấp hành Điều lệ Hội, Nghị quyết của Đại hội cũng như các nghị quyết khác của Hội.
2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Hội phân công; Đoàn kết, hợp tác với các Hội viên khác để xây dựng Hội phát triển vững mạnh.
3. Bảo vệ uy tín của Hội, không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân công bằng văn bản.
4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hội.
Điều 11. Thủ tục, thẩm quyền kết nạp Hội viên; Thủ tục ra Hội
1. Việc kết nạp Hội viên do Ban thường vụ xem xét, quyết định. Hội viên được cấp thẻ Hội viên Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam. Ban thường vụ hướng dẫn thủ tục kết nạp Hội viên.
2. Hội viên muốn ra khỏi Hội phải báo cáo rõ lý do. Ban thường vụ hướng dẫn thủ tục ra khỏi Hội.
Điều 12. Hội viên tổ chức của Hội
1. Các Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được thành lập theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là huyện) tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh An Giang được Ban thường vụ xem xét, công nhận làm Hội viên tổ chức của Hội.
2. Hội viên tổ chức chịu sự hướng dẫn, kiểm tra của Ban chấp hành Hội về việc thực hiện Điều lệ Hội.
3. Quyền hạn của Hội viên tổ chức:
a) Đề cử, giới thiệu đại diện vào cơ quan lãnh đạo của Hội.
b) Tham gia xây dựng và thông qua phương hướng, chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội.
c) Được Hội giúp đỡ tạo điều kiện trong hoạt động và bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hội viên tổ chức.
d) Được khen thưởng theo quy định của Hội.
4. Nghĩa vụ của Hội viên tổ chức:
a) Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ của Hội.
b) Thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội; Phối hợp giúp đỡ các Hội viên khác trong hoạt động.
c) Bảo vệ uy tín của Hội, không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân công bằng văn bản.
5. Thủ tục, thẩm quyền công nhận Hội viên tổ chức, thủ tục thôi Hội viên tổ chức:
Các Hội viên tổ chức tự nguyện làm đơn tham gia Hội theo mẫu do Ban chấp hành quy định và được Ban thường vụ xem xét công nhận bằng văn bản. Nếu tự nguyện ra khỏi Hội thì nộp đơn, được Ban thường vụ Hội xem xét, quyết định cho thôi làm Hội viên tổ chức.
Điều 13. Cơ cấu tổ chức của Hội
1. Đại hội.
2. Ban chấp hành.
3. Ban thường vụ.
4. Ban kiểm tra.
5. Cơ quan thường trực gồm: Văn phòng Hội.
6. Tổ chức Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh An Giang.
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 05 năm một lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có hai phần ba tổng số ủy viên Ban chấp hành hoặc có ít nhất một phần hai tổng số Hội viên chính thức đề nghị.
2. Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội Đại biểu. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội Đại biểu được tổ chức khi có trên một phần hai số Hội viên chính thức hoặc có trên một phần hai số đại biểu chính thức có mặt.
3. Nhiệm vụ của Đại hội:
a) Thảo luận báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động nhiệm kỳ mới của Hội.
b) Thảo luận, góp ý kiến vào báo cáo kiểm điểm của Ban chấp hành và báo cáo tài chính của Hội.
c) Thảo luận và thông qua Điều lệ sửa đổi, bổ sung (nếu có).
d) Bầu Ban chấp hành, Ban kiểm tra.
đ) Thông qua Nghị quyết của Đại hội.
4. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội:
a) Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định.
b) Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được quá một phần hai đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
1. Ban chấp hành là cơ quan lãnh đạo giữa hai nhiệm kỳ Đại hội do Đại hội bầu trong số các Đại biểu chính thức dự Đại hội. Danh sách và số lượng ủy viên Ban chấp hành do Ban chấp hành nhiệm kỳ trước giới thiệu được Đại hội thông qua. Nhiệm kỳ của Ban chấp hành cùng với nhiệm kỳ của Đại hội. Số lượng, tiêu chuẩn, cơ cấu Ban chấp hành do Đại hội quyết định gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Chủ tịch các Hội viên tổ chức và mời đại diện một số cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội có liên quan theo quy định của pháp luật và lãnh đạo của các ban, các đơn vị trực thuộc Hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chấp hành:
a) Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội.
b) Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội.
c) Quyết định chương trình công tác hàng năm của Hội.
d) Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Hội. Ban hành quy chế hoạt động của Ban chấp hành, Ban thường vụ; Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội; Quy chế khen thưởng, kỷ luật; Các quy định trong nội bộ Hội phù hợp với Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
đ) Bầu, miễm nhiệm Chủ tịch, các Phó chủ tịch, ủy viên Ban thường vụ, bầu bổ sung ủy viên Ban chấp hành. Số lượng ủy viên Ban chấp hành bầu bổ sung không được quá một phần ba so với số lượng ủy viên Ban chấp hành đã được Đại hội quyết định.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban chấp hành:
a) Ban chấp hành hoạt động theo quy chế của Ban chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
b) Ban chấp hành Hội 06 tháng họp một lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Ban thường vụ hoặc trên một phần hai tổng số ủy viên Ban chấp hành.
c) Các cuộc họp của Ban chấp hành hợp lệ khi có trên một phần hai ủy viên Ban chấp hành tham gia dự họp. Ban chấp hành có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, việc quy định hình thức biểu quyết do Ban chấp hành quyết định.
d) Các Nghị quyết, Quyết định của Ban chấp hành được thông qua khi có trên một phần hai tổng số ủy viên Ban chấp hành dự họp biểu quyết tán thành.
1. Ban thường vụ Hội do Ban chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban chấp hành; Ban thường vụ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban thường vụ do Ban chấp hành quyết định. Nhiệm kỳ của Ban thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thường vụ:
a) Thay mặt Ban chấp hành triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội; tổ chức thực hiện Nghị quyết, Quyết định của Ban chấp hành; Lãnh đạo hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban chấp hành.
b) Chuẩn bị nội dung và Quyết định triệu tập họp Ban chấp hành.
c) Ban hành quy định và xem xét, quyết định kết nạp Hội viên.
d) Hàng năm, lập báo cáo kết quả hoạt động của Hội gửi Sở nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan về lĩnh vực Hội hoạt động.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban thường vụ:
a) Ban thường vụ hoạt động theo Quy chế do Ban chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
b) Ban thường vụ mỗi quý (03 tháng) họp một lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội hoặc trên một phần hai tổng số ủy viên Ban thường vụ.
c) Các cuộc họp của Ban thường vụ hợp lệ khi có trên một phần hai ủy viên Ban thường vụ tham gia dự họp. Ban thường vụ có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, việc quy định hình thức biểu quyết do Ban thường vụ quyết định.
d) Các Nghị quyết, Quyết định của Ban thường vụ được thông qua khi có trên một phần hai tổng số ủy viên Ban thường vụ dự họp biểu quyết tán thành.
1. Ban kiểm tra Hội do Đại hội bầu gồm: Trưởng ban và một số ủy viên. Số lượng, cơ cấu, tiểu chuẩn ủy viên Ban kiểm tra do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban kiểm tra có cùng nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm tra:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Hội, Nghị quyết Đại hội; Nghị quyết, Quyết định của Ban chấp hành, Ban thường vụ, các Quy chế của Hội trong hoạt động của Hội viên tổ chức, Hội viên.
b) Xem xét, giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, Hội viên, Hội viên tổ chức và công dân gửi đến Hội.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban kiểm tra: Ban kiểm tra hoạt động theo Quy chế của Ban kiểm tra, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
Điều 18. Chủ tịch và các Phó chủ tịch
1. Chủ tịch Hội là đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của Hội. Chủ tịch Hội do Ban chấp hành bầu trong số ác ủy viên Ban thường vụ Hội. Tiêu chuẩn Chủ tịch Hội do Ban chấp hành Hội quy định.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban chấp hành, Ban thường vụ Hội.
b) Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập Hội, cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực hoạt động của Hội. Chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội theo quy định Điều lệ Hội; Nghị quyết Đại hội; Nghị quyết, quyết định của Ban chấp hành, Ban thường vụ Hội.
c) Chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các phiên họp của Ban chấp hành, Ban thường vụ;
d) Thay mặt Ban chấp hành, Ban thường vụ ký các văn bản của Hội.
đ) Khi Chủ tịch Hội vắng mặt, việc chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Hội được ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Chủ tịch Hội.
3. Phó Chủ tịch Hội do Ban chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban thường vụ Hội. Tiêu chuẩn Phó Chủ tịch Hội do Ban chấp hành Hội quy định.
Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Hội chỉ đạo, điều hành công tác của Hội theo phân công của Chủ tịch Hội; Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch Hội phân công hoặc ủy quyền. Phó Chủ tịch Hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban chấp hành, Ban thường vụ Hội phù hợp với Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
Điều 19. Phó Chủ tịch kiêm Thư ký
1. Phó Chủ tịch kiêm Thư ký do Ban chấp hành bầu trong số ủy viên Ban thường vụ Hội, theo sự giới thiệu của Chủ tịch Hội.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban chấp hành, Ban thường vụ Hội.
b) Tổ chức soạn thảo kế hoạch và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết Ban chấp hành và Ban thường vụ.
c) Tổ chức, điều hành hoạt động hàng ngày của cơ quan Hội.
d) Xây dựng các Quy chế hoạt động của cơ quan Hội trình Ban thường vụ thông qua.
đ) Ngoài những sự kiện đặc biệt cần thông tin kịp thời, ba tháng một lần, thông báo kết quả hoạt động của Hội cho Ban chấp hành và tất cả hội viên biết.
e) Tổ chức soạn thảo báo cáo hằng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban chấp hành và báo cáo gửi tới các cơ quan Đảng, chính quyền và Mặt trận tổ quốc cùng cấp theo quy định.
g) Đại diện cho cơ quan Hội trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Điều 20. Cơ quan văn phòng tỉnh Hội
Cơ quan văn phòng tỉnh Hội hoạt động theo Quy chế do Ban thường vụ thông qua. Cơ quan văn phòng tỉnh Hội là bộ phận giúp việc cho ban thường vụ Hội. Việc thành lập phải tuân thủ quy định của pháp luật và do Chủ tịch hội ra Quyết định theo đề nghị của Ban thường vụ
CHIA, TÁCH; SÁP NHẬP; HỢP NHẤT; ĐỔI TÊN VÀ GIẢI THỂ
Điều 21. Chia, tách; Sáp nhập; Hợp nhất; Đổi tên và giải thể Hội
Việc chia, tách; Sáp nhập; Hợp nhất; Đổi tên và giải thể Hội thực hiện theo quy định của Bộ Luật Dân sự, quy định pháp luật về Hội, Nghị quyết Đại hội và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 22. Tài chính, tài sản của Hội
1. Tài chính của Hội:
a) Nguồn thu của Hội:
- Đóng góp tự nguyện của Hội viên.
- Thu từ các hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
- Tiền tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ của Nhà nước gắn với nhiệm vụ được giao.
- Các khoản thu hợp pháp khác.
b) Các khoản chi của Hội:
- Chi cho các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của Hội.
- Chi thuê trụ sở làm việc, mua sắm thiết bị làm việc.
- Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với những người làm việc tại Hội theo quy định của Ban chấp hành phù hợp với quy định của pháp luật.
- Chi khen thưởng và các khoản chi khác theo quy định của Ban chấp hành.
2. Tài sản của Hội: Tài sản của Hội bao gồm trụ sở, trang thiết bị phục vụ hoạt động của Hội. Tài sản được hình thành từ nguồn kinh phí của Hội; Do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, tặng theo quy định của pháp luật; được Nhà nước hỗ trợ.
Điều 23. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội
1. Mọi tài sản, mọi khoản thu chi tài chính của Hội đều phải được thể hiện đầy đủ, chính xác trên sổ sách kế toán của Hội.
2. Tài chính, tài sản của Hội chỉ được sử dụng cho các hoạt động của Hội khi chia, tách; Sáp nhập; Hợp nhất; Đổi tên và giải thể Hội được giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Ban chấp hành Hội trên cơ sở quy định của pháp luật và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật và tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.
1. Tổ chức, Hội viên tổ chức, Hội viên của Hội có thành tích xuất sắc trong hoạt động Hội được Nhà nước khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Ban chấp hành Hội quy định cụ thể hình thức, thẩm quyền, thủ tục khen thưởng thực hiện theo Luật Thi đua, Khen thưởng, hướng dẫn của cơ quan Nhà nước và Điều lệ Hội.
1. Tổ chức, Hội viên tổ chức, Hội viên của Hội vi phạm pháp luật; Vi phạm Điều lệ, quy định, Quy chế hoạt động của Hội thì tùy theo mức độ sai phạm có thể bị xử lý bằng một trong các hình thức kỷ luật:
a) Với tập thể: Khiển trách; Cảnh cáo. Trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều tra và xử lý theo pháp luật.
b) Với cá nhân: Khiển trách, cảnh cáo, bãi miễn chức vụ; Xóa tên khỏi danh sách Hội viên; Buộc bồi thường thiệt hại. Trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều tra và xử lý theo pháp luật.
2. Ban chấp hành Hội quy định cụ thể thẩm quyền, quy trình xem xét kỷ luật trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
Điều 26. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội
Chỉ Đại hội Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh An Giang mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ này. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội phải được trên 1/2 (một phần hai) số Đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
Điều 27. Hiệu lực thi hành của Điều lệ
1. Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh An Giang gồm 08 chương, 27 điều đã được Đại hội đại biểu Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh An Giang lần thứ II (nhiệm kỳ 2015-2020) thông qua ngày 19 tháng 03 năm 2015 tại thành phố Long Xuyên và có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.
2. Căn cứ quy định pháp luật về Hội và Điều lệ của Hội, Ban chấp hành Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh An Giang có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.