ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2023/QĐ-UBND |
Kon Tum, ngày 21 tháng 8 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025”;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định số lượng, quy mô, cách thức tổ chức thực hiện mô hình điển hình tiên tiến là các Già làng, Trưởng thôn, Người có uy tín, cán bộ cốt cán; nhân sỹ, trí thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 8 năm 2023.
Điều 3. Trưởng Ban Dân tộc; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
SỐ LƯỢNG, QUY MÔ, CÁCH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN MÔ HÌNH ĐIỂN
HÌNH TIÊN TIẾN LÀ CÁC GIÀ LÀNG, TRƯỞNG THÔN, NGƯỜI CÓ UY TÍN, CÁN BỘ CỐT CÁN;
NHÂN SỸ, TRÍ THỨC, DOANH NHÂN, HỌC SINH, SINH VIÊN, THANH NIÊN TIÊU BIỂU NGƯỜI
DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Kèm theo Quyết định số 44/2023/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Kon Tum)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về số lượng, quy mô, cách thức tổ chức thực hiện mô hình điển hình tiên tiến là các Già làng, Trưởng thôn, Người có uy tín, cán bộ cốt cán; nhân sỹ, trí thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum thuộc Nội dung số 01, Tiểu dự án 1, Dự án 10 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I từ năm 2021- 2025 (sau đây gọi tắt là mô hình điển hình tiên tiến); trách nhiệm của các đơn vị, địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện, phối hợp tổ chức triển khai thực hiện mô hình điển hình tiên tiến.
2. Đối tượng áp dụng
a) Già làng, trưởng thôn, người có uy tín, cán bộ cốt cán, nhân sỹ, trí thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
b) Cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác dân tộc; công chức được giao nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong lĩnh vực dân tộc.
c) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động quản lý nhà nước, tham mưu quản lý nhà nước về công tác dân tộc và tổ chức thực hiện mô hình điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Quy định về số lượng, quy mô, cách thức tổ chức thực hiện mô hình điển hình tiên tiến
1. Số lượng, quy mô mô hình điển hình tiên tiến
Hằng năm, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, mỗi huyện, thành phố lựa chọn, đăng ký xây dựng 02 mô hình điển hình tiên tiến; mỗi mô hình gồm 10 điển hình tiên tiến trên một số lĩnh vực quy định tại điểm a, b, c, d, e khoản 2 Điều 2 Quy định này, đảm bảo phù hợp, thiết thực, hiệu quả.
2. Cách thức xây dựng mô hình điển hình tiên tiến
Khảo sát trực tiếp, thông qua phong trào thi đua, truyền thông, báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin, tuyên truyền trong công tác, lao động, sản xuất để lựa chọn những gương điển hình tiên tiến là Già làng, Trưởng thôn, người có uy tín, cán bộ cốt cán, nhân sỹ, trí thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu người dân tộc thiểu số phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế của địa phương để xây dựng mô hình. Xây dựng các mô hình điển hình tiến tiến trên một số lĩnh vực, cụ thể như sau:
a) Điển hình tiên tiến trong lao động, sản xuất kinh doanh.
b) Điển hình tiên tiến trong công tác, học tập.
c) Điển hình tiên tiến trong công tác tuyên truyền, vận động, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc.
d) Điển hình tiến tiến trong việc giữ gìn an ninh trật tự trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
đ) Điển hình tiên tiến trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số.
1. Tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với các điển hình tiên tiến: Già làng, trưởng thôn, người có uy tín, cán bộ cốt cán; nhân sỹ, trí thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được quy định tại điểm a khoản 10 Mục III Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
2. Thời gian thực hiện: Định kỳ 02 năm 1 lần.
Điều 4. Duy trì mô hình điển hình tiên tiến
1. Nội dung, phương pháp thực hiện duy trì mô hình điển hình tiên tiến trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:
a) Tổ chức Hội nghị, hội thảo, tọa đàm, gặp mặt, hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội.
b) Tổ chức hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để duy trì hoạt động mô hình; kiểm tra, đôn đốc hoạt động mô hình; kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập trong quá trình thực hiện mô hình điển hình tiên tiến để điều chỉnh nội dung phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế tại địa phương, biện pháp hoạt động, đề ra biện pháp giải quyết đối với mô hình hoạt động không đúng mục tiêu ban đầu, có dấu hiệu biến tướng hoặc không còn phù hợp với tình hình thực tiễn.
2. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt động biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.
Điều 5. Nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến
1. Tổ chức hội nghị nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.
2. Lựa chọn mô hình hiệu quả, thực sự tiêu biểu trong số những mô hình hoạt động tốt, có tính tương đồng đề xuất nhân rộng trên địa bàn.
3. Tổ chức tôn vinh, giới thiệu, tuyên truyền trên trang thông tin, báo, tạp chí, đài truyền hình; pa nô, áp phích và lồng ghép trong các Hội nghị tập huấn, tuyên truyền về các mô hình điển hình tiên tiến tiêu biểu đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh, tạo sự lan toả của các mô hình.
4. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các mô hình điển hình tiên tiến theo thẩm quyền quy định.
Điều 6. Tiêu chí gương điển hình tiên tiến
1. Tiêu chí chung
a) Gương điển hình tiên tiến trong đồng bào dân tộc thiểu số là những cá nhân thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này; có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong học tập, công tác, lao động sản xuất, kinh doanh; là nhân tố nổi trội, có sức lan tỏa, dẫn đầu trong các phong trào thi đua, tác động tích cực đến cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực và đời sống xã hội.
b) Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đoàn kết, có tinh thần tương thân, tương ái, tích cực tham gia các hoạt động xã hội do cơ quan, đơn vị, địa phương phát động.
2. Tiêu chí cụ thể đối với từng mô hình điển hình tiên tiến
a) Mô hình điển hình tiên tiến trong lao động, sản xuất kinh doanh: Những cá nhân người dân tộc thiểu số thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này, tiêu biểu, tích cực trong lao động, sản xuất kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào lao động, sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao, hợp pháp.
b) Mô hình điển hình tiên tiến trong công tác, học tập: Là những cá nhân, học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này, tiêu biểu, nổi trội trong cơ quan, đơn vị; có tinh thần trách nhiệm cao, thái độ làm việc tận tụy, năng động, sáng tạo; có ý thức tổ chức kỷ luật; có sáng kiến, giải pháp hữu ích trong công tác; tiêu biểu trong Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong học tập”; đạt nhiều thành tích cao trong học tập; chủ động, tích cực, vượt khó vươn lên trong học tập, rèn luyện.
c) Điển hình tiên tiến trong công tác tuyên truyền, vận động, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc: Là những cá nhân người dân tộc thiểu số thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này, có thành tích nổi bật trong việc phối hợp với cấp uỷ, chính quyền, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia; vận động nhân dân tham gia thực hiện và đóng góp vào các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; thực hiện tốt công tác hoà giải và giải quyết khiếu kiện trong đồng bào dân tộc thiểu số tại cộng đồng.
d) Điển hình tiến tiến trong việc giữ gìn an ninh trật tự trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Là những cá nhân người dân tộc thiểu số thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này, duy trì và thực hiện tốt các hoạt động giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tích cực tham gia vào phong trào “toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, tham gia phòng chống thiên tai, dịch bệnh, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
đ) Điển hình tiên tiến trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số: Là những cá nhân người dân tộc thiểu số thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này, phát huy vai trò trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số. Tham gia truyền dạy, bảo tồn, phát huy nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch phục vụ tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về mô hình gắn với phát triển du lịch tại các địa phương.
Điều 7. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Ngân sách Trung ương phân bổ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ và vốn đối ứng ngân sách địa phương theo quy định pháp luật hiện hành; các nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác.
2. Nội dung, mức chi các hoạt động thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Điều 8. Trách nhiệm của Ban Dân tộc
1. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện mô hình điển hình tiên tiến theo Quy định này; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện lựa chọn mô hình, đối tượng, tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế của địa phương.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, căn cứ đối tượng, tiêu chuẩn và số lượng mô hình điển hình tiên tiến, tiến hành khảo sát, lựa chọn các gương điển hình tiên tiến để xây dựng các mô hình.
3. Chủ động xây dựng dự toán chi tiết; chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu cấp có thẩm quyền phân bổ, bố trí kinh phí thực hiện hàng năm và cho giai đoạn 2021-2025 để triển khai thực hiện theo quy định.
4. Làm đầu mối hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, tổng hợp và trình Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng đối với điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh.
5. Theo dõi, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện; đánh giá sơ kết, tổng kết thực hiện Quy định này; định kỳ hằng năm và đột xuất (khi có yêu cầu) báo cáo kết quả thực hiện mô hình điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Dân tộc theo quy định.
Điều 9. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan
1. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Ban Dân tộc và các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Sở Nội vụ: Phối hợp với Ban Dân tộc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng cho Già làng, trưởng thôn, người có uy tín, cán bộ cốt cán, nhân sỹ, trí thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nhân các hội nghị sơ kết, tổng kết mô hình.
3. Công an tỉnh: Chỉ đạo Cơ quan công an cấp dưới phối hợp với chính quyền cùng cấp tham gia giới thiệu bình chọn và xét duyệt các điển hình tiên tiến là cán bộ cốt cán, người có uy tín bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng, đúng đối tượng; phối hợp với Ban Dân tộc lựa chọn các gương điển hình tiên tiến để xây dựng các mô hình.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Kon Tum:
Theo chức năng, nhiệm vụ Phối hợp với Ban Dân tộc lựa chọn học sinh, sinh viên, thanh niên, doanh nhân là người dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc trong công tác học tập, lao động sản xuất, kinh doanh để xây dựng mô hình.
6. Đài Phát thanh và Truyền hình; Báo Kon Tum: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các địa phương, đơn vị có liên quan tăng cường thông tin, tuyên truyền về các mô hình điển hình tiên tiến; với các hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Kịp thời đưa tin hoặc có bài viết, phóng sự biểu dương các các mô hình điển hình tiên tiến để tạo sự lan toả, nhân rộng mô hình.
7. Đề nghị Ban Dân vận Tỉnh uỷ: Phối hợp với Ban Dân tộc xem xét, lựa chọn người có uy tín, các gương điển hình tiến tiến để xây dựng mô hình đảm bảo các tiêu chí theo quy định.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với chính quyền cùng cấp tham gia giới thiệu bình chọn và xét duyệt các gương điển hình tiên tiến là cán bộ cốt cán, người có uy tín bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng, đúng đối tượng; phối hợp với Ban Dân tộc lựa chọn các gương điển hình tiên tiến để xây dựng các mô hình.
Điều 10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Giao Phòng Dân tộc các huyện, thành phố (hoặc cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quản lý nhà nước về công tác dân tộc) làm cơ quan chủ trì, tham mưu Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện mô hình điển hình tiên tiến trên địa bàn quản lý theo Quy định này.
2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã bình chọn Già làng, trưởng thôn, người có uy tín, cán bộ cốt cán, nhân sỹ, trí thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu người dân tộc thiểu số. Tiến hành khảo sát, lựa chọn, xây dựng mô hình điển hình tiên tiến gửi về Ban Dân tộc tổng hợp, đảm bảo đúng đối tượng, số lượng theo quy định.
3. Hằng năm, lập dự toán kinh phí triển khai thực hiện mô hình điển hình tiên tiến do địa phương thực hiện gửi về Ban Dân tộc để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
4. Chỉ đạo các phòng, ban có liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện mô hình điển hình tiên tiến đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ; định kỳ tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện mô hình điển hình tiên tiến gửi Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Dân tộc theo quy định.
5. Căn cứ Quy định này Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ban hành Kế hoạch xây dựng mô hình điển hình tiên tiến cho cả giai đoạn và kế hoạch cụ thể từng năm (trong đó cụ thể hóa các tiêu chí về mô hình, gương điển hình tiên tiến cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương); chỉ đạo thực hiện đồng bộ cả 4 khâu: Phát hiện - Bồi dưỡng - Tổng kết - Nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến; kế hoạch cần xác định cụ thể chỉ tiêu xây dựng mô hình điển hình tiên tiến của địa phương./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.