ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3767/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 29 tháng 9 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐNĐ và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Sở Y tế tại Văn bản số 1690/SYT-VP ngày 15/9/2015, kèm theo Văn bản số 1495/STP-KSTT ngày 11/9/2015 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 03 (ba) thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Y tế áp dụng tại UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
(Có danh mục và nội dung TTHC kèm theo)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Tư pháp, Nội vụ; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3767/QĐ-UBND ngày 29/9/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
TT |
Thủ tục hành chính cấp huyện |
Trang |
Lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm |
||
1. |
Cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế. |
|
2. |
Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế. |
|
3. |
Cấp đổi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế. |
|
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGÀNH Y TẾ ÁP DỤNG TẠI UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
1. Cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Y tế dự phòng cấp huyện. Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ xin cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho phòng chuyên môn.
Phòng chuyên môn giải quyết hồ sơ trong thời gian quy định và chuyển trả Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Bước 3: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trả cho tổ chức, cá nhân khi đến hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
* Đối với tổ chức:
- Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo Mẫu số 01b);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức).
* Đối với cá nhân:
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Y tế dự phòng cấp huyện.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Bản danh sách đề nghị tham gia xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01b ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
- Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý An toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Mẫu số 01b
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ THAM GIA XÁC NHẬN KIẾN THỨC AN TOÀN THỰC PHẨM
TT |
Họ và Tên |
Nam |
Nữ |
Số CMTND |
Ngày, tháng, năm cấp |
Nơi cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…….., ngày……. tháng…….. năm…... |
2. Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực y tế
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ cho cán bộ phụ trách của phòng chuyên môn thụ lý giải quyết.
- Bước 3: Chuyển trả Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho tổ chức khi đến hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm hoặc sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống;
- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế.
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
4. Thời hạn giải quyết: 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
8. Lệ phí:
8.1. Phí thẩm xét hồ sơ: 500.000 đồng/1 lần/cơ sở.
8.2. Phí thẩm định cơ sở:
a) Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm:
- Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1.000.000 đồng/1 lần/cơ sở.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 2.000.000 đồng/1 lần/cơ sở.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng/tháng: 3.000.000 đồng/1 lần/cơ sở.
b) Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm:
- Cửa hàng bán lẻ thực phẩm: 500.000 đồng/1 lần/cơ sở.
- Đại lý, cửa hàng bán buôn thực phẩm: 1.000.000 đồng/1 lần/cơ sở.
c) Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:
- Cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn dưới 200 suất ăn; cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố có vị trí cố định: 500.000 đồng/1 lần/cơ sở.
- Cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn từ 200 suất ăn đến 500 suất ăn: 600.000 đồng/1 lần/cơ sở.
- Cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn từ 500 suất ăn trở lên: 700.000 đồng/1 lần/cơ sở.
- Cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố: 500.000 đồng/1 lần/cơ sở.
8.3. Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 150.000 đồng/lần cấp.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật An toàn thực phẩm;
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
- Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
- Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống;
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
3. Cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp huyện. Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết giấy biên nhận hồ sơ và phiếu hẹn trả kết quả.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ cán bộ phụ trách của phòng chuyên môn.
- Bước 3: Chuyển trả Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho tổ chức khi đến hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Giấy chứng nhận đang còn thời hạn (bản gốc);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận sự thay đổi tên, địa chỉ của cơ sở (bản sao công chứng);
- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở mới (trường hợp đổi chủ cơ sở) có xác nhận của cơ sở;
- Bản sao kết quả khám sức khỏe của chủ cơ sở mới (trường hợp đổi chủ cơ sở) có xác nhận của cơ sở.
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
8. Lệ phí: Thực hiện theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính.
- Phí thẩm xét hồ sơ: 500.000 đồng/1 lần/cơ sở;
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 150.000 đồng/lần cấp.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật An toàn thực phẩm;
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
- Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
- Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 1/12/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống;
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.