ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2020/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 31 tháng 12 năm 2020 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI MŨI CÀ MAU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau tại Tờ trình số 448/TTr-SNN ngày 11 tháng 9 năm 2020 và Báo cáo số 3596/SNN-KHTC ngày 11 tháng 11 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2021. Quyết định số 1142/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc ban hành Quy chế Quản lý Khu sinh quyển Mũi Cà Mau hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc: Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện: U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển; và Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI MŨI CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 36/2020/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2020
của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định mục tiêu, nguyên tắc quản lý; vị trí, diện tích và phân vùng quản lý; hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau (gọi tắt là: “Khu Sinh quyển”).
2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các sở, ban, ngành tỉnh, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Ban Quản lý rừng phòng hộ Biển Tây, Ủy ban nhân dân các huyện: U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Khu Dự trữ sinh quyển thế giới là danh hiệu do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận đối với những vùng địa lý có sự nổi trội về đa dạng sinh học, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn mang tính toàn cầu.
2. Vùng lõi là khu vực ưu tiên cho bảo toàn nguyên vẹn của các hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học về loài, các cảnh quan.
3. Vùng đệm là khu vực xung quanh các vùng lõi, có vai trò hạn chế tác động của con người đến hoạt động bảo tồn ở vùng lõi, nhằm phục hồi hệ sinh thái, phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường.
4. Vùng chuyển tiếp là khu vực nằm ở ngoài cùng, có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ sự tác động tiêu cực đến vùng đệm. Tại đây, các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra bình thường trên cơ sở phát triển bền vững nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên đem lại.
Điều 3. Mục tiêu quản lý nhằm đảm bảo các chức năng của Khu Sinh quyển
1. Chức năng bảo tồn: Tham gia đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng cảnh quan, hệ sinh thái, loài và di truyền.
2. Chức năng phát triển: Hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên nền tảng phát triển du lịch sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững môi trường; thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, giáo dục, bảo tồn thiên nhiên.
3. Chức năng hỗ trợ: Tạo điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục, bảo tồn và phát triển bền vững ở phạm vi địa phương, quốc gia và quốc tế.
Điều 4. Vị trí, diện tích, phân vùng quản lý
1. Vị trí, diện tích
Khu Sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau nằm trên địa bàn các huyện: U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Năm Căn và Ngọc Hiển. Tổng diện tích 371.506 ha.
2. Phân vùng quản lý
a) Vùng lõi có diện tích 17.353 ha, được chia thành 3 vùng. Vùng lõi 1 có diện tích 12.203 ha nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau; vùng lõi 2 có diện tích 2.594 ha nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia U Minh Hạ; vùng lõi 3 có diện tích 2.556 ha, thuộc dải rừng phòng hộ ven biển Tây Cà Mau.
Vùng lõi là khu vực dành riêng cho bảo tồn đa dạng sinh học, giám sát diễn thế các hệ sinh thái; cho phép các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục mà không ảnh hưởng tới tính đa dạng sinh học của khu vực. Nhiệm vụ chính của vùng lõi là bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên còn tương đối nguyên vẹn, bảo tồn các nguồn gen động, thực vật quý hiếm, các loài đặc hữu của Khu Sinh quyển.
b) Vùng đệm có diện tích 43.527 ha, được chia làm 2 vùng. Vùng đệm nội địa có diện tích 8.993 ha (Trong đó Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau 3.059 ha, Vườn Quốc gia U Minh Hạ 5.934 ha) và vùng đệm ven biển diện tích 34.534 ha (Trong đó Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau 26.600 ha, ven Biển Tây 7.934 ha).
Vùng đệm là khu vực bao quanh các vùng lõi, góp phần hạn chế các hoạt động của con người, giúp cho việc bảo tồn đa dạng sinh học ở các vùng lõi. Các hoạt động phát triển kinh tế trên vùng đệm như: khai thác tài nguyên, phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu, giáo dục, đào tạo... được triển khai nhằm nâng cao mức sống người dân vùng đệm; đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo cho việc bảo tồn thành công vùng lõi. Nhiệm vụ chính của vùng đệm là phục hồi hệ sinh thái rừng, nghiên cứu cơ cấu phục vụ yêu cầu bảo tồn, tuyên truyền giáo dục kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái.
c) Vùng chuyển tiếp diện tích 310.626 ha. Trong đó: Nội địa 94.688 ha, biển 215.938 ha (Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau: Nội địa có 12.133 ha, biển có 87.027 ha; Vườn Quốc gia U Minh Hạ: Nội địa 82.555 ha; Biển Tây 128.911 ha biển).
Nơi tập trung đông cộng đồng dân cư địa phương, cần được khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững, tăng thu nhập cho người dân; các hệ thống sử dụng bền vững đất, nước; xây dựng các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng; chức năng hỗ trợ của các dự án giáo dục môi trường; nghiên cứu khảo sát, bảo vệ và phát triển rừng; các hoạt động sinh kế cộng đồng.
1. Tuân thủ theo các quy định của luật pháp Việt Nam và các Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
2. Quản lý Khu Sinh quyển phải tuân thủ các nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái (theo Công ước Bảo tồn đa dạng sinh học).
3. Quản lý Khu Sinh quyển bằng các biện pháp tổng hợp dựa trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng.
4. Quản lý Khu Sinh quyển là quản lý một hệ sinh thái nhân văn có cấu trúc và chức năng hợp lý, hài hòa, bền vững.
HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ, PHỐI HỢP
Điều 6. Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau
1. Ban Quản lý Khu Sinh quyển là đơn vị hoạt động phối hợp, được kiện toàn theo Quyết định số 728/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau (trường hợp có văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, thực hiện theo văn bản mới ban hành).
2. Có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, chính quyền địa phương các cấp có liên quan và cộng đồng; trong đó Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ là nòng cốt thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Khu Sinh quyển theo quy định của luật pháp Việt Nam, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) Việt Nam và Ủy ban Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB) Việt Nam.
3. Chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) Việt Nam và Ủy ban Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB) Việt Nam, để trợ giúp cho công tác quản lý Khu Sinh quyển trước mắt và lâu dài, đảm bảo phù hợp với pháp luật Việt Nam, Công ước quốc tế về quản lý Khu Sinh quyển và chịu sự lãnh đạo, điều hành trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Ban Quản lý Khu Sinh quyển có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước. Thường trực Ban Quản lý Khu Sinh quyển đặt tại trụ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau.
5. Kinh phí hoạt động của Ban Quản lý Khu Sinh quyển được đảm bảo từ ngân sách Nhà nước và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hàng năm, Ban Quản lý Khu Sinh quyển có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính theo quy định, trình cấp thẩm quyền quyết định.
Điều 7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; sinh quyển.
2. Chịu trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, thủy sản và phát triển bền vững Khu Sinh quyển theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước Quốc tế.
Điều 8. Các sở, ngành, đơn vị có liên quan
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về chuyên ngành, nhiệm vụ được phân công; Ủy ban nhân dân các huyện: U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Năm Căn và Ngọc Hiển thực hiện nhiệm vụ bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững, quản lý Khu Sinh quyển trên phạm vi địa giới hành chính của địa phương theo quy định của pháp luật.
2. Các đơn vị có liên quan có trách nhiệm chia sẻ thông tin liên quan đến tài nguyên của Khu Sinh quyển và các hoạt động thuộc đơn vị phụ trách cho cơ quan Thường trực Ban Quản lý Khu Sinh quyển để thực hiện chức năng quản lý, điều phối và hoạt động Khu Sinh quyển.
NỘI DUNG QUẢN LÝ KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN
Điều 9. Nội dung quản lý tổng thể
1. Điều hòa các mối quan hệ giữa con người và môi trường để bảo đảm sự cân bằng của hệ sinh thái nhân văn trong phạm vi Khu Sinh quyển.
2. Phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái, đa dạng sinh học.
Điều 10. Nội dung quản lý chính
1. Điều tra, đánh giá, lập kế hoạch quản lý, sử dụng tài nguyên lâm nghiệp, thủy sản
a) Các nguồn tài nguyên lâm nghiệp, thủy sản trong phạm vi Khu Sinh quyển phải được điều tra, đánh giá hiện trạng và diễn biến trữ lượng, khả năng tái sinh, giá trị kinh tế, xã hội để làm căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng và khai thác hợp lý nhằm bảo tồn, phát triển bền vững.
b) Kế hoạch sử dụng tài nguyên lâm nghiệp, thủy sản phải gắn liền với sự cân bằng của hệ sinh thái nhân văn Khu Sinh quyển; phải có kế hoạch sử dụng, được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn, đa dạng sinh học và lợi ích sinh kế cho người dân.
2. Bảo vệ đa dạng sinh học
a) Nghiêm cấm nuôi, trồng các loài động, thực vật ngoại lai. Không được du nhập các giống loài không phải là bản địa nếu chưa được nghiên cứu, đánh giá khoa học và chưa được chấp thuận của cơ quan chức năng.
b) Thành lập Trung tâm cứu hộ các loài động vật hoang dã; bảo tồn và tái tạo các nguồn gen động, thực vật bản địa, quý hiếm (khi có đủ điều kiện).
c) Bảo vệ đa dạng sinh học phải được thực hiện trên cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cộng đồng dân cư địa phương và các đối tượng có liên quan.
3. Phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
Khuyến khích việc sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo được khai thác từ gió, mặt trời, địa nhiệt, nước, sinh khối trong phạm vi Khu Sinh quyển.
4. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
a) Mọi tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi Khu Sinh quyển đều phải tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. Phải thực hiện thủ tục báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
b) Phải thiết kế, xây dựng, lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống thu gom và xử lý triệt để chất gây ô nhiễm phát sinh từ các quá trình sản xuất, kinh doanh, tồn trữ, vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa; xây dựng hệ thống thu gom rác thải và xử lý triệt để toàn bộ nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; vận hành thường xuyên các công trình xử lý ô nhiễm môi trường; đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định về môi trường.
c) Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, bảo vệ Khu Sinh quyển cho người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
d) Đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom tập trung chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định về bảo vệ môi trường.
5. Bảo vệ môi trường đối với các làng nghề
a) Việc quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề phải gắn với việc bảo vệ môi trường, có hệ thống thu gom tập trung các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại.
b) Phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, hệ thống xử lý khí thải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường và được vận hành thường xuyên.
6. Quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong các phân khu
a) Các công trình xây dựng phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
b) Trong vùng lõi các công trình xây dựng phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và cảnh quan tự nhiên của khu bảo tồn.
c) Trong vùng đệm các công trình xây dựng không ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn; có kết cấu và vật liệu xây dựng hài hòa với cảnh quan tự nhiên, không làm phá vỡ cân bằng sinh thái.
d) Trong vùng chuyển tiếp các công trình xây dựng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, khuyến khích xây dựng các công trình có tính thẩm mỹ nhằm tăng vẻ đẹp cảnh quan, đồng thời hài hòa với điều kiện tự nhiên; không làm ảnh hưởng đến vùng lõi, vùng đệm và không làm mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến lợi ích sinh kế của người dân.
7. Phát triển du lịch sinh thái
a) Xây dựng các sản phẩm du lịch: Cần phát triển sáng tạo và đa dạng các loại hình du lịch kết hợp với cộng đồng địa phương, hình thành mô hình du lịch đặc trưng của từng loại hình, để tạo ra nhiều sản phẩm mang nét đặc sắc riêng cho Khu Sinh quyển, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
b) Thông tin, quảng bá, xúc tiến du lịch: Cần làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá, nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về Khu Sinh quyển.
c) Nguồn nhân lực phục vụ du lịch: Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và phát triển du lịch tại Khu Sinh quyển với cơ cấu và chất lượng phù hợp.
8. Hợp tác trong nước và quốc tế
a) Hợp tác trong nước: Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các trường, các viện nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân trong việc nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo, truyền thông… nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo tồn, cải thiện sinh kế và các mô hình sản xuất.
b) Hợp tác quốc tế: Đa dạng hóa các hình thức song phương, đa phương với các tổ chức quốc tế về bảo tồn, phát triển bền vững, đa dạng sinh học; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; tổ chức diễn đàn khoa học, trao đổi kinh nghiệm; đào tạo, chuyển giao công nghệ, tư vấn kỹ thuật và các hình thức hợp tác khác về bảo tồn, phát triển bền vững và phát huy các giá trị của Khu Sinh quyển.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG CÓ LIÊN QUAN
Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về bảo tồn và phát triển Khu Sinh quyển.
b) Phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để đảm bảo mục tiêu quản lý Khu Sinh quyển.
c) Theo dõi, kiện toàn Ban Quản lý Khu Sinh quyển phù hợp với yêu cầu thực tế và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý, để phát huy hiệu quả trong công tác bảo tồn, phát triển bền vững hệ sinh thái.
d) Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý Khu Sinh quyển.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương hỗ trợ Ban Quản lý Khu Sinh quyển trong việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi Khu Sinh quyển theo hướng phát triển bền vững.
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên địa bàn quản lý;
c) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng dân cư trên địa bàn Khu Sinh quyển.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Chủ trì, phối hợp với Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, các sở, ngành và đơn vị địa phương có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các dự án du lịch trên địa bàn Khu Sinh quyển; quảng bá nét đẹp thiên nhiên, con người, văn hóa bản địa,… của vùng đất Mũi Cà Mau.
b) Phối hợp với Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, chính quyền địa phương, đơn vị chuyên ngành du lịch, thường xuyên tổ chức thông tin tuyên truyền sâu rộng đến với cộng đồng địa phương và du khách về giá trị của Khu Sinh quyển, các chương trình hoạt động của Ban Quản lý Khu Sinh quyển.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương lựa chọn các đề tài, dự án, mô hình sản xuất kinh tế có hiệu quả,… triển khai áp dụng nâng cao sinh kế cho người dân Vùng đệm, Vùng chuyển tiếp.
b) Nghiên cứu, đề xuất các dự án hỗ trợ sinh kế, nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân Vùng đệm, Vùng chuyển tiếp.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Có trách nhiệm kêu gọi và hướng dẫn xây dựng các dự án đầu tư trên địa bàn; phối hợp các đơn vị có liên quan và Ban Quản lý Khu Sinh quyển hướng dẫn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Khu Sinh quyển.
6. Sở Tài chính
Cân đối, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh cấp kinh phí cho các chương trình, hoạt động của Ban Quản lý Khu Sinh quyển sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp cùng Ban Quản lý Khu Sinh quyển, các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình giáo dục ngoại khóa, lồng ghép vào chương trình chính khóa phù hợp với đối tượng, để các cấp học có hiểu biết về giá trị của Khu Sinh quyển, nhằm giáo dục ý thức, trách nhiệm công dân về bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp cùng Ban Quản lý Khu Sinh quyển và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch giới thiệu, quảng bá Khu Sinh quyển trên các phương tiện thông tin, truyền thông.
9. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Phối hợp các đơn vị trên địa bàn và chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, an ninh biên giới biển đảo; thực thi các nhiệm vụ phối hợp khác đã được quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan và được ký kết giữa các cơ quan, đơn vị với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.
10. Đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội
Từng cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phối hợp của mỗi cơ quan.
1. Các đơn vị chủ rừng phải có chương trình, dự án, kế hoạch và triển khai các biện pháp để tổ chức thực hiện bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trên địa bàn được giao quản lý.
2. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng Khu Sinh quyển theo quy chế này và các quy định khác của pháp luật.
3. Tổ chức quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, khôi phục và bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái, bảo tồn tính đa dạng sinh học của Khu Sinh quyển; phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến Khu Sinh quyển.
Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện: U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Năm Căn và Ngọc Hiển
1. Ủy ban nhân dân các huyện chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai và thực hiện nội dung quản lý Khu Sinh quyển; xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Khu Sinh quyển trên phạm vi địa bàn quản lý.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các trường hợp vi phạm xâm hại tài nguyên và di sản văn hóa thuộc Khu Sinh quyển.
3. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền những quy định về bảo tồn, tình hình phân bố động, thực vật,… đến tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
4. Chỉ đạo cơ quan chức năng trực thuộc kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật và các hành vi khác xâm hại đến Khu Sinh quyển.
5. Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức bố trí di dời, sắp xếp, ổn định dân cư trên địa bàn theo quy hoạch; tuyên truyền các biện pháp giảm thiểu sự gia tăng dân số cả về cơ học và sinh học trong Khu Sinh quyển.
Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân cấp xã trên địa bàn
1. Phối hợp với các đơn vị quản lý, đóng quân trên địa bàn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, thủy sản, môi trường, tài nguyên,... theo quy định của pháp luật.
2. Chịu trách nhiệm về những thiệt hại đến Khu Sinh quyển do hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý.
1. Giao Ban Quản lý Khu Sinh quyển theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và những quy định tại Quy chế này.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân các huyện: U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển và các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung quy định tại Quy chế này.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo, tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.