VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 356/QĐ-VKSTC |
Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2024 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRONG CƠ QUAN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;
Căn cứ Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra và Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 161/QĐ-VKSTC-T1 ngày 30/3/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
|
VIỆN TRƯỞNG |
THỰC
HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRONG CƠ QUAN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 356/QĐ-VKSTC ngày 09 tháng 10 năm 2024 của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở; quyền và nghĩa vụ của công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao (gọi chung là công chức, viên chức, người lao động) trong thực hiện dân chủ ở cơ sở; tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị cơ sở bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trong cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở trong cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện theo quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022, các quy định có liên quan và theo Quy chế này.
Quy chế này áp dụng đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị cơ sở quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Quy chế này; công chức, viên chức, người lao động.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở trong cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm:
a) Cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Các Vụ, Cục, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Bảo vệ pháp luật, Tạp chí Kiểm sát (viết tắt là đơn vị cấp Vụ);
c) Các phòng, khoa và tương đương thuộc đơn vị cấp Vụ (viết tắt là đơn vị cấp Phòng).
2. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cơ sở gồm:
a) Người đứng đầu cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Người đứng đầu đơn vị cấp Vụ là Vụ trưởng và tương đương;
c) Người đứng đầu đơn vị cấp Phòng là Trưởng phòng và tương đương.
3. Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao là phương thức phát huy quyền làm chủ để công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và quy định của ngành Kiểm sát nhân dân.
Điều 4. Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở
Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở trong cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1. Bảo đảm các nguyên tắc theo quy định tại Điều 3 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
2. Bảo đảm các nguyên tắc theo quy định tại Điều 7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
3. Bảo đảm bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật, quy định của ngành Kiểm sát nhân dân và bí mật công tác của ngành Kiểm sát nhân dân.
Điều 5. Phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở
Công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ sở tại cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy chế này.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
Công chức, viên chức, người lao động thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại các điều 5, 6 và 7 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022; đồng thời được thụ hưởng các quyền lợi khác theo quy định của cơ quan, đơn vị cơ sở nơi mình công tác.
Điều 7. Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở
Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở thực hiện theo quy định tại Điều 8 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Các hành vi theo quy định tại Điều 9 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
2. Tiết lộ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác hoặc thông tin chưa được công khai theo quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân.
Điều 9. Xử lý vi phạm về thực hiện dân chủ ở cơ sở
Cơ quan, đơn vị cơ sở, công chức, viên chức, người lao động có hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, vi phạm Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân.
NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
Mục 1. CÔNG KHAI THÔNG TIN Ở CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CƠ SỞ
Điều 10. Những nội dung người đứng đầu cơ quan, đơn vị cơ sở phải công khai
Trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác hoặc thông tin chưa được công khai theo quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân, tùy theo chức năng, nhiệm vụ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị cơ sở phải công khai trong nội bộ cơ quan, đơn vị các nội dung quy định tại Điều 46 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022; nội dung Quy định về ứng xử và văn hóa công vụ trong ngành Kiểm sát nhân dân và các nội dung khác theo nội quy, quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị mình.
Điều 11. Hình thức và thời điểm công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị cơ sở
Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định, văn bản chứa nội dung phải công khai theo quy định tại Điều 10 của Quy chế này, người đứng đầu cơ quan, đơn vị cơ sở phải công khai theo hình thức quy định tại Điều 47 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 12. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị cơ sở
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cơ sở có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai nội dung quy định tại Điều 10 của Quy chế này, theo các cách thức quy định tại Điều 48 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác thì áp dụng theo quy định đó.
2. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cơ sở có thể xác định thêm các nội dung thông tin cần công khai, hình thức công khai, việc áp dụng các hình thức công khai đối với từng loại nội dung thông tin nhất định và cách thức thực hiện, việc cung cấp thông tin phù hợp với đặc điểm tổ chức, hoạt động, điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị cơ sở.
Mục 2. CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH
Điều 13. Những nội dung công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định
Công chức, viên chức, người lao động được bàn và quyết định những nội dung theo quy định tại Điều 49 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
Điều 14. Hình thức công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định
1. Công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định nội dung quy định tại Điều 12 Quy chế này thực hiện tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên cơ sở đề xuất của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị cơ sở, người đứng đầu cơ quan, đơn vị cơ sở hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị cơ sở cùng đề nghị.
2. Trường hợp không thể tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị cơ sở sau khi thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn của cơ quan, đơn vị cơ sở quyết định việc gửi phiếu lấy ý kiến của toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị cơ sở.
Điều 15. Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
1. Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do người đứng đầu cơ quan, đơn vị cơ sở chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ quan, đơn vị cơ sở tổ chức.
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm công tác của cơ quan, đơn vị nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm công tác tiếp theo do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định sau khi lấy ý kiến của Công đoàn cơ quan, đơn vị.
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức bất thường khi có đề xuất của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
2. Thành phần dự hội nghị, nội dung của hội nghị, trình tự tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 51 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cơ sở phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị cơ sở nghiêm túc thực hiện trách nhiệm theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 52 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
2. Công chức, viên chức, người lao động có trách nhiệm tích cực, gương mẫu tham gia bàn và quyết định các nội dung quy định tại Điều 13 của Quy chế này và thực hiện các quy định đã được tập thể thống nhất; thực hiện quyền kiến nghị, phản ánh theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
Mục 3. CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA Ý KIẾN
1. Công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị cơ sở quyết định đối với các nội dung theo quy định tại Điều 53 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
2. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cơ sở có thể lấy ý kiến đối với các nội dung khác trong cơ quan, đơn vị cơ sở không trái với quy định của pháp luật và của Quy chế này để công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến trước khi quyết định.
Điều 18. Hình thức công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến
Căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến, công chức, viên chức, người lao động có thể tham gia ý kiến thông qua một hoặc một số hình thức theo quy định tại Điều 54 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
Điều 19. Trách nhiệm trong việc tổ chức để công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cơ sở; Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị cơ sở nghiêm túc thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 55 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
2. Công chức, viên chức, người lao động có trách nhiệm tích cực, gương mẫu đóng góp, tham gia ý kiến các nội dung theo quy định tại Điều 17 của Quy chế này; theo dõi, đánh giá, giám sát việc tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến đối với các nội dung đã được đưa ra lấy ý kiến và quá trình tổ chức thực hiện quyết định, nội dung đã lấy ý kiến.
Điều 20. Nội dung công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát
1. Công chức, viên chức, người lao động kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã bàn và quyết định tại Điều 13 của Quy chế này.
2. Công chức, viên chức, người lao động giám sát việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc thực hiện chính sách, pháp luật của người đứng đầu cơ quan, đơn vị cơ sở, tập thể lãnh đạo và người có thẩm quyền của cơ quan, đơn vị cơ sở; hành vi hành chính của người thực thi công vụ, nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị cơ sở.
Điều 21. Hình thức kiểm tra, giám sát
Việc thực hiện kiểm tra, giám sát được thực hiện thông qua các hình thức theo quy định tại Điều 57 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
Điều 22. Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát
Thông qua việc kiểm tra, giám sát trực tiếp, công chức, viên chức, người lao động:
1. Tham gia nhận xét, góp ý kiến về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan, đơn vị cơ sở, tập thể lãnh đạo, người quản lý, phụ trách trực tiếp, những người có thẩm quyền khác tại cơ quan, đơn vị cơ sở; tích cực tham gia ý kiến góp phần xây dựng nội bộ cơ quan, đơn vị cơ sở trong sạch, vững mạnh.
2. Khi phát hiện hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm, thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật hoặc kiến nghị, phản ánh đến người đứng đầu cơ quan, đơn vị cơ sở, Công đoàn hoặc các tổ chức đoàn thể khác tại cơ quan, đơn vị cơ sở mà mình là thành viên hoặc phản ánh, đề nghị Ban Thanh tra nhân dân xem xét, thực hiện kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ.
3. Ban Thanh tra nhân dân tại cơ quan, đơn vị cơ sở thay mặt công chức, viên chức, người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cơ sở theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
2. Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Thanh tra nhân dân, các đoàn thể khác tại cơ quan, đơn vị cơ sở và cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công chức, viên chức, người lao động theo chức năng, nhiệm vụ hoặc thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân.
3. Công chức, viên chức, người lao động chịu trách nhiệm về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình; chủ động, tích cực phối hợp với Ban Thanh tra nhân dân và các cơ quan, đơn vị cơ sở, cá nhân có trách nhiệm trong việc xác minh, kiểm tra, giám sát đối với các nội dung đã khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Điều 24. Tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân
Tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân tại các cơ quan, đơn vị cơ sở; trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân được thực hiện theo quy định tại các điều 60, 61, 62 và 63 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 và quy định của Chính Phủ.
1. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký quyết định ban hành.
2. Trường hợp các quy định dẫn chiếu tại Quy chế này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng quy định mới thì áp dụng quy định mới đó.
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao quán triệt, tổ chức thực hiện Quy chế này trong phạm vi quản lý, đồng thời tiến hành rà soát các văn bản thuộc trách nhiệm tham mưu đã ban hành không phù hợp với Quy chế này để tham mưu sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành mới.
2. Hằng năm, các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiến hành kiểm tra, đánh giá về việc thực hiện Quy chế này tại đơn vị mình; báo cáo kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở về Ban Chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân (qua Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao).
3. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham mưu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban Chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân tổ chức kiểm tra, theo dõi việc thực hiện Quy chế này.
Điều 27. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, cần sửa đổi, bổ sung, các đơn vị, cá nhân phản ánh về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao) để được hướng dẫn hoặc báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.