ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3308/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 07 tháng 11 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 1857/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 8 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt và công bố kết quả phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão cho khu vực ven biển Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 3770/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc Quy định cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;
Xét đề nghị của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tại Tờ trình số 251/TTr-PCTT ngày 20 tháng 10 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
PHÒNG, TRÁNH, ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI
XẢY RA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3308/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm
2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
1. Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt là người, tài sản và các công trình trọng yếu.
2. Kịp thời di dời, sơ tán dân ở các khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp, vùng xung yếu, vùng có nguy cơ cao đến nơi tạm cư kiên cố, chắc chắn, an toàn, nhất là đối với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như: người già, người khuyết tật, trẻ em và phụ nữ mang thai.
3. Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản và công trình cơ sở hạ tầng do thiên tai gây ra. Đồng thời, triển khai khắc phục khẩn trương, có hiệu quả sau thiên tai.
4. Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành để ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Huy động mọi nguồn lực, kinh phí, vật tư, phương tiện hiện có của địa phương và động viên nhân dân cùng đóng góp sức người, sức của tham gia công tác phòng, chống thiên tai.
1. Tất cả các cấp, các ngành, các đơn vị quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm “4 tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ); công tác "Tự quản tại chỗ” và nguyên tắc “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.
2. Bằng mọi biện pháp để ưu tiên cứu người, cứu tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức và của nhân dân; ưu tiên ứng cứu các địa bàn bị ảnh hưởng trực tiếp, hậu quả nặng do thiên tai gây ra; sơ tán người, tài sản kịp thời.
3. Các cấp, các ngành, các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền cho người dân trong cộng đồng. Đồng thời, người dân trong tỉnh phải theo dõi chặt chẽ, liên tục diễn biến của thiên tai; chấp hành nghiêm các mệnh lệnh chỉ đạo,
thông báo, hướng dẫn, thông tin cảnh báo của chính quyền, cơ quan chức năng; nâng cao ý thức tự giác, chủ động tham gia cùng chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể ở địa phương trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
4. Đảm bảo 100% cán bộ, công chức trong các cơ quan các cấp, người trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được tập huấn nâng cao năng lực, trình độ trong xử lý công việc.
1. Đối với áp thấp nhiệt đới và bão: Cấp độ rủi ro cao nhất là cấp độ 5.
2. Đối với lốc, sét và mưa đá: Cấp độ rủi ro cao nhất là cấp độ 2.
3. Đối với mưa lớn: Cấp độ rủi ro cao nhất là cấp độ 3.
4. Đối với sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy: Cấp độ rủi ro cao nhất là cấp độ 2.
5. Đối với nắng nóng: Cấp độ rủi ro cao nhất là cấp độ 3.
6. Đối với hạn hán: Cấp độ rủi ro cao nhất là cấp độ 4.
7. Đối với xâm nhập mặn: Cấp độ rủi ro cao nhất là cấp độ 2.
8. Đối với lũ, ngập lụt: Cấp độ rủi ro cao nhất là cấp độ 4.
9. Đối với lũ quét: Cấp độ rủi ro cao nhất là cấp độ 3.
10. Đối với nước dâng: Cấp độ rủi ro cao nhất là cấp độ 3.
11. Đối với gió mạnh trên biển: Cấp độ rủi ro cao nhất là cấp độ 3.
12. Đối với động đất: Cấp độ rủi ro cao nhất là cấp độ 3.
13. Đối với sóng thần: Cấp độ rủi ro cao nhất là cấp độ 5.
(Cấp độ rủi ro thiên tai được quy định tại Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ).
Các địa phương căn cứ bản tin dự báo, cảnh báo, diễn biến, cường độ, cấp độ rủi ro thiên tai và sự chỉ đạo, chỉ huy của cấp trên, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình để quyết định lựa chọn phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai và điều kiện thực tế của địa phương mình, địa bàn mình phụ trách. Trường hợp vượt quá khả năng phải báo cáo Ủy ban nhân dân hoặc Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) cấp trên.
CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÒNG, TRÁNH, ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI
Mục I. BÃO, ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, MƯA LỚN, LŨ, LŨ QUÉT, NGẬP LỤT, NƯỚC DÂNG, SẠT LỞ ĐẤT
Điều 4. Bão và áp thấp nhiệt đới: Ở cấp độ rủi ro là cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5
1. Áp thấp nhiệt đới và bão: Ở cấp độ rủi ro là cấp độ 3.
a) Chỉ đạo chung toàn tỉnh: Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
b) Cơ quan chỉ huy:
- Cấp tỉnh: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
- Huyện, thị xã, thành phố (cấp huyện): Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện - Trưởng ban.
- Xã, Phường, thị trấn (cấp xã): Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
c) Lực lượng ứng cứu: (Có bảng tổng hợp kèm theo - Phụ lục 01).
- Lực lượng của tỉnh: Quân đội, Bộ đội biên phòng, Công an, Sở Giao thông Vận tải, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Sở Công thương, Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận, Tỉnh đoàn thanh niên, đội xung kích/Chữ thập đỏ, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.
- Lực lượng hiệp đồng của Quân khu 7 và của Bộ: Sư đoàn bộ binh 302; Lữ Công binh 25; Lữ Pháo binh 75; Lữ Tăng thiết giáp 26; Công ty Đông Hải; Vùng 4 Hải quân và Lữ Đoàn Hải quân 681/Quân chủng Hải quân (QCHQ).
Khi vượt quá khả năng của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ yêu cầu hỗ trợ từ Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
d) Phương tiện, trang thiết bị, vật tư: (Phụ lục 01 kèm theo).
đ) Công tác phối hợp: Các lực lượng tham gia ứng phó thiên tai trên cùng địa bàn phải phối hợp chặt chẽ theo sự chỉ đạo, chỉ huy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp hoặc người có thẩm quyền để thực hiện các biện pháp ứng phó hiệu quả với thiên tai.
2. Bão: Ở cấp độ rủi ro là cấp độ 4 và cấp độ 5.
a) Chỉ đạo chung toàn tỉnh: Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
- Cơ quan tham mưu: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
- Các địa phương trong tỉnh khẩn trương thực hiện theo Công điện khẩn chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Công điện khẩn của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
b) Báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ khi vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh.
Điều 5. Mưa lớn, triều cường, nước dâng, lũ, lũ quét và ngập lụt.
1. Đối với mưa lớn, triều cường, nước dâng, lũ, lũ quét và ngập lụt ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1:
a) Cơ quan chỉ huy các cấp huyện - xã:
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
b) Lực lượng ứng cứu:
- Cấp huyện: Quân đội, Công an, Biên phòng (đối với địa phương vùng biển), Đoàn Thanh niên, dân quân tự vệ, Y tế, Điện lực, Viễn thông và các lực lượng Hội, Đoàn thể khác của cấp huyện và người dân trong cộng đồng tự nguyện tham gia.
- Cấp xã: Công an xã, lực lượng dân quân tự vệ, thanh niên, các Hội, Đoàn thể và người dân trong xã tự nguyện tham gia.
c) Phương tiện, trang thiết bị: Các loại xe ô tô, xe tải, máy cày, xe hoán cải, xe bò, ca nô, xuồng, máy bơm nước và các trang thiết bị khác (phao cứu sinh các loại, loa phóng thanh, bộ đàm,...).
2. Đối với mưa lớn, triều cường, nước dâng, lũ, lũ quét, ngập lụt ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2, cấp độ 3 và lũ, ngập lụt ở cấp độ 4.
a) Cơ quan chỉ đạo cấp tỉnh: Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
b) Cơ quan chỉ huy: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tm kiếm cứu nạn tỉnh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy) chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị chỉ huy hiện trường để chỉ đạo ứng phó.
b) Huyện, thị xã, thành phố (cấp huyện): Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện - Trưởng ban.
c) Xã, phường, thị trấn (cấp xã): Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Lực lượng ứng cứu: Như phần ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới (Phụ lục 1 kèm theo).
Sử dụng, phát huy tối đa nguồn lực của tỉnh. Trường hợp vượt quá khả năng thì Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh sẽ xin hỗ trợ từ lực lượng hiệp đồng của Quân khu 7 và của Bộ: (Huy động theo yêu cầu của tỉnh).
4. Phương tiện, trang thiết bị: (Phụ lục 01 kèm theo).
Tàu biên phòng; tàu kiểm ngư; tàu thuyền công suất lớn của ngư dân; các loại ca nô, xuồng; xe lội nước; phao cứu sinh các loại và các trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng khác (Trang bị cho các đơn vị của tỉnh và các địa phương).
5. Công tác phối hợp: (Như phần ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão).
Điều 6. Sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
1. Đối với sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1:
a) Cơ quan chỉ huy các cấp huyện - xã:
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
b) Lực lượng ứng cứu:
- Cấp huyện: Quân đội, Công an, Biên phòng (đối với địa phương vùng biển), Đoàn Thanh niên, dân quân tự vệ và các lực lượng Hội, Đoàn thể khác của cấp huyện và người dân trong cộng đồng tự nguyện tham gia.
- Cấp xã: Công an xã, lực lượng dân quân tự vệ, thanh niên, các Hội, Đoàn thể và người dân trong xã tự nguyện tham gia.
c) Phương tiện, trang thiết bị: Máy cẩu, máy xúc, máy đào, xe tải, ca nô, máy cắt bê tông, máy đục bê tông và các loại trang thiết bị khác.
2. Đối với sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2:
a) Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
b) Cơ quan chỉ huy hiện trường:
- Cấp tỉnh:
+ Đảm bảo an toàn các tuyến đường giao thông: Sở Giao thông vận tải chủ trì;
+ Đảm bảo an toàn nhà cửa khu dân cư: Sở Xây dựng chủ trì;
+ Đảm bảo an toàn về sản xuất nông nghiệp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì;
Chỉ huy hiện trường phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành, đơn vị liên quan để điều hành, thực hiện nhiệm vụ.
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
c) Lực lượng ứng cứu của tỉnh: Quân đội, Bộ đội biên phòng, Công an, Tỉnh đoàn thanh niên, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh (chuyên ngành Giao thông, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế,..).
d) Phương tiện, trang thiết bị: Xe cẩu, máy xúc, máy đào, máy ủi, xe ben, ca nô, máy cắt bê tông, máy đục bê tông và các loại trang thiết bị khác.
đ) Lực hiệp đồng và công tác phối hợp: Như phần ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão.
1. Đối với gió mạnh trên biển ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1:
a) Cơ quan chỉ huy các cấp huyện - xã vùng biển:
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
b) Lực lượng ứng cứu:
- Cấp huyện: Quân đội, Công an, Biên phòng, Đoàn Thanh niên, dân quân tự vệ và các lực lượng khác có liên quan (Tổ Đoàn kết trên biển, Hội,..).
- Cấp xã: Công an xã, lực lượng dân quân tự vệ, Thanh niên, các Hội, Đoàn thể và người dân trong xã tự nguyện tham gia.
c) Phương tiện, trang thiết bị: Các loại ca nô, tàu thuyền, xuồng máy, thúng chai; phao cứu sinh các loại; các trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng khác.
2. Đối với gió mạnh trên biển ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2:
a) Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
b) Cơ quan chỉ huy:
- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy) chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Quân đội, Công an, Sở Giao thông vận tải, Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận, Đài Thông tin duyên hải Phan Thiết và các sở, ngành, đơn vị liên quan.
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
c) Lực lượng ứng cứu của tỉnh: Quân đội, Bộ đội biên phòng, Công an, Đoàn Thanh niên, đội xung kích/CTĐ, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.
d) Lực lượng hiệp đồng của Quân khu 7 và của Bộ: Vùng 4 Hải quân và Lữ Đoàn Hải quân 681/QCHQ; Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực III.
đ) Phương tiện, trang thiết bị: (Phụ lục 01 kèm theo).
Sử dụng tàu cứu nạn chuyên dụng CN09; tàu Biên phòng; tàu kiểm ngư; tàu thuyền công suất lớn (>90CV); các loại ca nô, phao cứu sinh các loại và các trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng khác.
e) Công tác phối hợp: Chỉ huy hiện trường là Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh, các lực lượng tham gia ứng phó với gió mạnh trên biển phối hợp chặt chẽ theo sự điều hành của chỉ huy hiện trường; của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp hoặc người có thẩm quyền để thực hiện biện pháp ứng phó.
Mục II. NẮNG NÓNG, HẠN HÁN VÀ XÂM NHẬP MẶN
Điều 8. Nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn.
1. Đối với nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1:
a) Cơ quan chỉ huy các cấp huyện - xã:
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
b) Lực lượng ứng cứu, hỗ trợ điều hành: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) Khai thác công trình thủy lợi - chi nhánh các huyện, thị xã; các tổ chức, Đoàn thể, Hội và các lực lượng của cấp huyện, cấp xã.
c) Phương tiện, trang thiết bị: Các hệ thống trạm bơm, máy bơm nước di động, các hệ thống thiết bị ngăn mặn; xe bồn và các thiết bị cấp nước cùng các trang thiết bị khác.
2. Đối với nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2:
a) Cơ quan chỉ đạo chung: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
b) Cơ quan chỉ huy:
- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành liên quan.
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
c) Lực lượng hỗ trợ ứng cứu: Quân đội, Công an, Biên phòng, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Tỉnh đoàn thanh niên, dân quân tự vệ, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi và các lực lượng khác của tỉnh.
d) Phương tiện, trang thiết bị: Các hệ thống trạm bơm, máy bơm nước di động, các hệ thống thiết bị ngăn mặn; xe bồn chuyên dụng và các thiết bị cấp nước cùng các trang thiết bị khác.
3. Đối với nắng nóng, hạn hán ở cấp độ rủi ro là cấp độ 3 và cấp độ 4:
a) Cơ quan chỉ đạo cấp tỉnh: Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
b) Cơ quan chỉ huy: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy).
- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành liên quan.
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
3. Lực lượng ứng cứu:
a) Lực lượng của tỉnh: Quân đội, Biên phòng, Công an, Tỉnh đoàn thanh niên, đội xung kích/chữ thập đỏ, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.
b) Lực lượng hiệp đồng của Quân khu 7 và của Bộ: (theo yêu cầu của tỉnh).
4. Phương tiện, trang thiết bị: Các hệ thống trạm bơm, máy bơm nước di động, các xe bồn chuyên dụng; các thiết bị lọc cấp nước; thuốc khử trùng và các trang thiết bị khác.
5. Công tác phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị tham gia phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh các phương án xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống kênh nối mạng thủy lợi; khoan và đào giếng, chở nước cấp cho người dân vùng hạn hán.
1. Đối với động đất ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1:
a) Cơ quan chỉ huy cấp huyện - xã:
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
b) Lực lượng tham gia ứng cứu:
- Cấp huyện: Quân đội, Công an, Biên phòng, Bệnh viện, Trung tâm y tế, Đoàn Thanh niên, dân quân tự vệ và các lực lượng khác có liên quan.
- Cấp xã: Công an xã, lực lượng bảo vệ dân phố, lực lượng dân quân tự vệ, Thanh niên, các Hội, Đoàn thể, Chốt sơ cấp cứu và người dân trong xã tự nguyện tham gia.
c) Phương tiện, trang thiết bị: Các trang thiết bị cứu sập đổ công trình, tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường sắt; xe cấp cứu và trang thiết bị y tế; các trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn khác.
2. Đối với động đất ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2, cấp độ 3 và sóng thần ở cấp độ rủi ro là cấp độ 3:
a) Cơ quan chỉ đạo chung: Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
b) Cơ quan chỉ huy:
- Cấp tỉnh: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
c) Lực lượng ứng cứu: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh chủ trì, chỉ huy hiện trường phối hợp với các lực lượng chuyên trách, Công an, Biên phòng, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ, dân quân tự vệ, chữ thập đỏ và các lực lượng khác của tỉnh.
d) Phương tiện, trang thiết bị: Các trang thiết bị cứu sập đổ công trình, máy đào, xe cẩu, tời kéo, thang dây; thiết bị tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường sắt, trang thiết bị y tế và các trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn khác.
3. Đối với động đất ở cấp độ rủi ro là cấp độ 4, cấp độ 5 và sóng thần ở cấp độ rủi ro là cấp độ 5:
- Đối với động đất ở cấp độ rủi ro là cấp độ 4, thực hiện theo chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Đối với sóng thần và động đất ở cấp độ rủi ro là cấp độ 5: Thực hiện theo chỉ đạo của Chủ tịch nước về tình trạng khẩn cấp.
1. Đối với lốc, sét, mưa đá ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1:
a) Cơ quan chỉ huy cấp huyện - xã:
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
b) Lực lượng ứng cứu:
- Cấp huyện: Quân đội, Công an, Biên phòng (Đối với các địa phương vùng biển), bệnh viện, Trung tâm y tế, Đoàn thanh niên, dân quân tự vệ và các lực lượng khác có liên quan.
- Cấp xã: Công an xã, lực lượng dân quân tự vệ, thanh niên, các Hội, Đoàn thể, Chốt sơ cấp cứu và người dân trong xã tự nguyện tham gia.
c) Phương tiện, trang thiết bị: các loại máy cắt bê tông, máy đục bê tông, cưa máy và các trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng khác.
2. Đối với lốc, sét, mưa đá ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2:
a) Cơ quan chỉ đạo chung: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
b) Cơ quan chỉ huy:
- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành liên quan.
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
- Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
c) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Bộ đội biên phòng, Công an, Tỉnh đoàn thanh niên, dân quân tự vệ, Điện lực, Viễn thông và các lực lượng khác của tỉnh.
d) Phương tiện, trang thiết bị: Xe cứu thương, xe cứu hộ giao thông, xe cẩu, xe tải, máy cắt bê tông, máy đục bê tông, cưa máy và các trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng khác.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, TRÁNH, ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI
Điều 11. Áp thấp nhiệt đới và bão: Ở cấp độ rủi ro là cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5
1. Áp thấp nhiệt đới và bão: Ở cấp độ rủi ro là cấp độ 3.
- Triển khai thực hiện theo Phương án phòng, tránh, ứng phó khi áp thấp nhiệt đới, bão đổ bộ trực tiếp vào tỉnh theo phương án, kế hoạch được lập của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, Ban, ngành, đơn vị và theo sự chỉ đạo chung của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cử lực lượng hỗ trợ dân chằng, chống nhà cửa, kho tàng; kiểm tra các công trình dạng kết cấu nhà thép tiền chế, nhà tạm, nhà bán kiên cố để có phương án gia cố hoặc cần thiết thì vận động tháo gỡ; tổ chức cứu hộ, cứu nạn. Dừng các cuộc họp không liên quan để tập trung chỉ đạo chống bão.
- Tổ chức di dời, sơ tán dân hoặc áp dụng biện pháp cưỡng chế trước khi bão đổ bộ trong vùng nguy hiểm từ 2 - 3 giờ (ưu tiên nhóm đối tượng dễ bị tổn thương).
- Đảm bảo an ninh trật tự, cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men tại các địa điểm sơ tán; đảm bảo thông tin liên lạc; điều tiết hoạt động giao thông trên tuyến quốc lộ 1A, các vùng bão đổ bộ, vùng ngập lụt trước, trong và sau bão.
- Kêu gọi tàu thuyền vào bờ, tìm nơi trú ẩn an toàn hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm của bão. Bố trí neo đậu tàu thuyền, kéo tàu thuyền lên bờ an toàn không để người ở lại trên thuyền, lồng bè; báo cáo, kiểm đếm theo quy định. Thực hiện nghiêm lệnh cấm ra khơi khi có lệnh.
- Thông báo cho học sinh các cấp nghỉ học khi bão sắp đổ bộ vào đất liền tại địa phương (theo Công điện chỉ đạo của tỉnh).
- Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh hỗ trợ khi vượt quá khả năng ứng phó của cấp huyện.
2. Bão: Ở cấp độ rủi ro là cấp độ 4 và cấp độ 5.
- Thực hiện khẩn cấp chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Triển khai việc di dời, sơ tán dân ở những vùng bão mạnh, siêu bão đổ bộ trực tiếp, theo phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão đổ bộ trực tiếp vào tỉnh (Phụ lục 03 kèm theo).
- Báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ khi vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh.
Điều 12. Mưa lớn, triều cường, nước dâng, lũ, lũ quét và ngập lụt
1. Đối với mưa lớn, triều cường, nước dâng, lũ, lũ quét và ngập lụt ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1:
- Ủy ban nhân dân các cấp huyện, cấp xã căn cứ theo tình tình thực tế, thông tin dự báo, cảnh báo khẩn trương triển khai Phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó tại địa phương.
- Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
2. Đối với mưa lớn, triều cường, nước dâng, lũ, lũ quét và ngập lụt ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2, cấp độ 3 và lũ, ngập lụt ở cấp độ 4:
- Thực hiện theo Phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai (mưa lớn, triều cường, nước dâng, lũ, lũ quét và ngập lụt) trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch được lập của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và của tỉnh.
- Triển khai việc di dời, sơ tán dân ở khi có mưa to gây lũ, ngập lụt (có tính đến ngập lụt do kết hợp mưa to và xả lũ một số hồ chứa nước gây ngập lụt), vùng ven biển bị ảnh hưởng nước biển dâng, triều cường (Phụ lục 03 kèm theo).
- Báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ khi vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh.
Điều 13. Sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
1. Đối với sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1:
- Thông báo thường xuyên và liên tục các vị trí đồi núi, bờ sông, suối, bờ biển có nguy cơ sạt lở để người dân biết, chủ động di dời, ứng phó; tổ chức tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi tạm cư an toàn.
- Thường xuyên kiểm tra các trường hợp xây dựng công trình trên vùng đồi núi; trong hành lang bảo vệ bờ sông, suối, bờ biển; nếu phát hiện công trình, vật kiến trúc xây dựng, xâm phạm trái phép thì kiên quyết xử phạt, buộc tháo dỡ, khôi phục lại nguyên trạng; tổ chức cưỡng chế tháo dỡ nếu không chấp hành.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, chủ dự án thực hiện xây dựng công trình phòng, chống sạt lở, bảo vệ bờ sông, bờ biển đúng tiến độ.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã căn cứ theo tình tình thực tế, bản tin dự báo, cảnh báo khẩn trương triển khai Phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó với sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy tại địa phương. Đảm bảo an toàn khu dân cư, các tuyến đường giao thông liên huyện - xã.
- Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
2. Đối với sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2:
a) Công tác tổ chức phòng, tránh, ứng phó:
- Thường xuyên kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở tại các vùng đồi, núi, các tuyến sông, suối, hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh; tiến hành cắm biển cảnh báo nguy hiểm sạt lở, phân loại mức độ sạt lở và sắp xếp thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở theo quy định tại Điều 4 và Điều 5, Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, từ đó có biện pháp xử lý sạt lở phù hợp; trong đó, ưu tiên các vị trí tập trung dân cư, các công trình phúc lợi công cộng quan trọng, công trình phục vụ quốc phòng - an ninh; các tuyến đường giao thông huyết mạch chính; tổ chức tuyên truyền cho nhân dân sinh sống trong khu vực biết và chủ động phòng, tránh;
- Thường xuyên kiểm tra và xử lý đối với những trường hợp vi phạm, lấn chiếm trái phép hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, hồ chứa nước, hệ thống công trình thủy lợi; kè biển, các bến bãi trái phép gây sạt lở trên địa bàn tỉnh;
- Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển; các tuyến đường giao thông kết hợp sơ tán dân; tổ chức kiểm tra các tuyến kè bảo vệ bờ sông, bờ biển đã được đầu tư xây dựng để kịp thời phát hiện các vị trí xuống cấp, hư hỏng hoặc lấn chiếm trái phép để có kế hoạch duy tu, sửa chữa, giải tỏa đảm bảo an toàn công trình nhằm phát huy hiệu quả phòng, chống sạt lở, triều cường;
- Triển khai thực hiện Quyết định số 875/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Quy hoạch công trình chống xói lở bờ biển tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2011 - 2020;
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện triển khai xây dựng các khu dân cư theo quy hoạch chung của tỉnh tại quyết định số 2920/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh (24 KDC), để sắp xếp ổn định cuộc sống cho các hộ dân vùng bị thiên tai, sạt lở, di dời đến nơi an toàn.
b) Công tác tổ chức khắc phục hậu quả:
- Khẩn trương, kịp thời ứng cứu người, trục vớt tài sản và đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sạt lở;
- Tổ chức vận động di dời và hỗ trợ nhân dân di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi tạm cư an toàn; tổ chức tốt lực lượng thường xuyên chốt chặn tại các vị trí đã xảy ra sạt lở, kiên quyết không để người dân quay lại khu vực sạt lở để di dời tài sản hoặc ở lại các căn nhà có nguy cơ cao tiếp tục sạt lở, bảo vệ tài sản của người dân sau khi đã di dời.
- Kịp thời cứu trợ các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại sau thiên tai;
- Thống kê, đánh giá, xác định thiệt hại và đề xuất các biện pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ về nhà ở và cứu đói, ổn định đời sống cho nhân dân.
1. Đối với gió mạnh trên biển là cấp độ 1:
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố vùng biển căn cứ theo tình tình thực tế, bản tin dự báo, cảnh báo gió mạnh trên biển, triển khai Phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó với gió mạnh trên biển tại địa phương. Thông báo và hướng dẫn cho các tàu thuyền đang hoạt động trên biển, các chủ lồng bè nuôi thủy sản biết để chủ động phòng tránh, vào nơi neo đậu an toàn.
- Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo quy định.
2. Đối với gió mạnh trên biển là cấp độ 2, cấp độ 3:
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố vùng biển căn cứ theo tình tình thực tế, thông tin dự báo, cảnh báo gió mạnh trên biển, khẩn trương triển khai Phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó với gió mạnh trên biển tại địa phương.
- Thông báo, cấm tàu thuyền ra biển hoạt động đánh bắt thủy sản; nhất là tuyến giao thông đường biển chở khách Phan Thiết ↔ Phú Quý và hướng dẫn cho các tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động ứng phó, phòng tránh hoặc về nơi neo đậu an toàn. Di dời các lồng bè nuôi trồng thủy sản trên biển về nơi neo buộc an toàn hoặc chuyển lên hồ trên bờ, đảm bảo an toàn.
- Báo cáo và đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ khi vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh.
Điều 15. Nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn
1. Đối với nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1:
- Theo dõi chặt chẽ tình hình nắng nóng (nhiệt độ trong ngày), hạn hán (thiếu hụt lượng mưa, nguồn nước) và xâm nhập mặn (đo độ mặn) tại các vùng cửa sông trong tỉnh.
- Thông báo rộng rãi, kịp thời cho nhân dân biết về diễn biến thay đổi thời tiết, khí tượng, lượng mưa, nguồn nước và mức độ xâm nhập mặn, khuyến cáo người dân trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, chủ động sử dụng nguồn nước phù hợp hoặc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản và lịch thời vụ sản xuất phù hợp.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn căn cứ theo tình tình thực tế, khẩn trương triển khai Phương án, Kế hoạch phòng, chống, ứng phó với nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn tại địa phương mình.
- Thống kê, đánh giá thiệt hại, tổng hợp và báo cáo tình hình, nhu cầu cứu trợ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
2. Đối với nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2:
- Triển khai các biện pháp bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh, đặc biệt là cho trẻ em và người già (nhóm đối tượng dễ bị tổn thương).
- Thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước để đề phòng hiện tượng mùa khô và hạn hán kéo dài; vận hành hợp lý các hồ chứa nước, công trình cấp nước, phát điện; ưu tiên cấp nước sinh hoạt; tận dụng nguồn nước xả của Nhà máy thủy điện Hàm Thuận và Đại Ninh để lấy nước và trữ nước vào các ao, hồ, trên các trục kênh chính phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
- Điều chỉnh, ban hành và hướng dẫn cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ để phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến của hạn hán, xâm nhập mặn. Xây dựng kế hoạch sản xuất vụ đông xuân hợp lý (kể cả vụ Hè thu), bố trí diện tích, cơ cấu và thời vụ gieo trồng phù hợp với năng lực nguồn nước hiện có.
- Tăng cường công tác nạo vét, gia cố, duy tu sửa chữa hệ thống hồ chứa, kênh tưới để đảm bảo đủ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt, phòng chống cháy rừng. Chuẩn bị phương tiện, bồn chứa, trang thiết bị hỗ trợ cấp nước phòng, chống hạn khi cần thiết.
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh tổ chức vận hành các công trình thủy lợi, trạm bơm đảm bảo điều kiện các công trình thủy lợi vận hành tốt, cung cấp đủ nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; phòng, chống cháy rừng; hạn chế ô nhiễm nguồn nước.
- Thực hiện thống kê, tổng hợp báo cáo, đề xuất nhu cầu hỗ trợ theo quy định.
3. Đối với hạn hán ở cấp độ rủi ro là cấp độ 3, cấp độ 4:
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn và các Sở, ngành thực hiện theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Báo cáo và đề xuất nhu cầu hỗ trợ với Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Đối với lốc, sét, mưa đá ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1:
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn căn cứ theo tình hình thực tế thiên tai xảy ra, khẩn trương triển khai Phương án, kế hoạch ứng phó với lốc, sét, mưa đá tại địa phương mình.
- Thống kê, đánh giá thiệt hại, tổng hợp và báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
2. Đối với lốc, sét, mưa đá ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2:
a) Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh khẩn trương triển khai Phương án, kế hoạch ứng phó với lốc, sét, mưa đá trên địa bàn tỉnh.
b) Các Sở, ngành, đơn vị; UBND cấp huyện và cấp xã triển khai công tác phòng, tránh và ứng phó sau khi nhận được thông tin dự báo, cảnh báo:
- Kiểm tra các công trình, trụ sở, kho tàng, trường học, nhà ở kiên cố, lắp đặt trụ chống sét; thường xuyên chằng chống, dằn mái nhà cửa, công trình để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng dông, lốc xoáy xảy ra cục bộ, cường độ mạnh và bất ngờ (nhất là các nhà tạm, nhà lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibro ximăng,...) để hạn chế tốc mái;
- Chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, yếu, cây mục dễ gãy đổ; cây cối gần nhà ở, lưới điện,…; kiểm tra mức độ an toàn các nhà lắp ghép, nhà tiền chế; biển quảng cáo, pa nô, áp phích;
- Khi có mưa kèm theo giông, lốc mạnh cần sơ tán người già và trẻ em ra khỏi những căn nhà tạm bợ, đến những nơi an toàn, vững chắc hơn; tránh núp dưới bóng cây cao trơ trọi một mình nơi đồng trống (sét đánh) hay trú ẩn trong nhà tạm bợ, dễ bị tốc mái, ngã đổ gây tai nạn;
- Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin, tuyên truyền đến nhân dân các bản tin dự báo, cảnh báo mưa dông, lốc, sét, để chủ động phòng, tránh an toàn cho người, vật nuôi, cây trồng và các tài sản khác; hạn chế tác hại của mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc, cây trồng,…;
- Các tàu thuyền hoạt động trên biển khi thấy ổ mây dông thì phải nhanh chóng quay vào bờ hoặc di chuyển tìm nơi tránh, trú an toàn; kiểm tra hệ thống, thiết bị thông tin liên lạc, đảm bảo hoạt động hiệu quả để kịp thời thông tin, báo cáo cho cơ quan chức năng khi gặp sự cố, tình huống nguy hiểm, bất lợi.
- Nâng cao chất lượng bản tin cảnh báo, cảnh báo sớm song song với nâng cao nhận thức của cộng đồng để người dân tự chủ động phòng tránh khi có dấu hiệu xuất hiện của các loại hình thiên tai này.
c) Tổ chức khắc phục hậu quả nhanh, kịp thời cứu trợ các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại sau thiên tai; khẩn trương huy động mọi nguồn nhanh chóng xử lý sự cố, khắc phục hậu quả thiên tai; thống kê, đánh giá thiệt hại và đề xuất các biện pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh, nhu cầu cứu trợ, ổn định đời sống cho nhân dân.
Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn theo quy định.
1. Đối với động đất ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1 và cấp độ 2:
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn căn cứ theo tình hình thực tế thiên tai xảy ra, khẩn trương triển khai Phương án, kế hoạch ứng phó với động đất tại địa phương.
- Tổng hợp, thống kê thiệt hại, báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
2. Đối với động đất ở cấp độ rủi ro là cấp độ 3 và sóng thần ở cấp độ 3, cấp độ 5:
- Triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của cơ quan chức năng liên quan.
- Thực hiện việc sơ tán dân ra khỏi vùng bị ảnh hưởng trực tiếp và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.
- Tổng hợp, báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ khi vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh.
Điều 18. Tổ chức di dời, sơ tán dân khi có thiên tai xảy ra.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định việc di dời, sơ tán dân tại các khu vực xung yếu, trong các nhà ở không kiên cố, có khả năng bị đổ, sập, ngập lụt, tốc mái khi bị thiên tai ảnh hưởng trực tiếp, đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân. Huy động các phương tiện, lực lượng tại địa phương để thực hiện nhiệm vụ; trường hợp vượt quá khả năng của địa phương thì báo cáo, xin hỗ trợ từ cấp tỉnh.
1. Huy động lực lượng gồm: Quân sự, Công an, Bộ đội Biên phòng, Y tế, Giao thông vận tải, Chữ thập đỏ, Tỉnh đoàn thanh niên,… cùng các phương tiện để giúp dân di chuyển nhanh.
2. Phân công lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện trực tiếp xuống địa bàn các xã, phường, thị trấn, tại khu vực phải di dời dân và các điểm tạm cư để kiểm tra, tổ chức thực hiện kế hoạch chu đáo, an toàn, làm tốt công tác tự quản tại chỗ.
3. Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hậu cần, chăm lo đời sống cho người dân,… tại nơi tạm cư và bảo vệ công trình, tài sản, nhà ở của dân tại những nơi đã di dời.
Điều 19. Công tác tổ chức khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố
1. Triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, ưu tiên cấp cứu người bị nạn; hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống của người dân:
a) Cấp cứu kịp thời người gặp nạn nguy hiểm tới tính mạng; tổ chức tìm kiếm người, phương tiện bị mất tích. Huy động người, vật tư, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh để tham gia cứu chữa người bị nạn;
b) Tiếp tục sơ tán người dân ra khỏi nơi nguy hiểm, ưu tiên các đối tượng dễ bị tổn thương (người già, phụ nữ mang thai, trẻ em, người khuyết tật,...);
c) Thành lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc tổ y tế lưu động; trưng dụng ngay các trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế tại khu vực xảy ra thiên tai để tiếp nhận cấp cứu, xử lý ban đầu người bị nạn, nếu vượt quá khả năng thì chuyển tuyến trên điều trị;
d) Ưu tiên đối tượng cần được cứu trợ bao gồm cá nhân bị thương, hộ gia đình có người bị chết, mất tích; hộ gia đình, cá nhân bị mất nhà ở, không có lương thực, nước uống và nhu yếu phẩm khác có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng và sức khỏe, đặc biệt quan tâm đến đối tượng dễ bị tổn thương;
đ) Dựng các lều, trại, nhà bạt tạm thời cho người dân bị mất nhà ở tạm trú. Cấp phát, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước sạch và nhu yếu phẩm thiết yếu cho nhân dân nơi sơ tán.
2. Tiến hành kiểm tra, thống kê, đánh giá thiệt hại, nhu cầu cứu trợ:
a) Sau thiên tai Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng các đơn vị tổ chức kiểm tra, thống kê, đánh giá, xác định mức độ, tỷ lệ thiệt hại do thiên tai gây ra, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục hậu quả;
b) Trước mắt ưu tiên hỗ trợ lương thực, thực phẩm cứu đói, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu khác để ổn định đời sống của người dân vùng bị thiên tai; chủ động huy động lực lượng tại địa phương dọn dẹp, tổng vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai;
c) Đề xuất, kiến nghị hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để khôi phục sản xuất, ổn định đời sống;
d) Lập kế hoạch và đề xuất phương án sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai và công trình hạ tầng công cộng (giao thông, thông tin, năng lượng, thủy lợi, trường học, cơ sở y tế,...).
LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN PHÒNG, TRÁNH, ỨNG PHÓ THIÊN TAI
Lực lượng, phương tiện và vật tư tham gia công tác Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, ứng cứu được bố trí tại công sở hay vị trí đóng quân của từng cơ quan, đơn vị và địa phương; khi có tình huống thiên tai xảy ra, tùy theo cấp độ rủi ro thiên tai dự báo, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để tham mưu UBND cấp mình điều động lực lượng ứng phó, xử lý và hỗ trợ các địa phương phù hợp.
1. Lực lượng tham gia cấp tỉnh: (Phụ lục 1 kèm theo).
a) Lực lượng xung kích trong tỉnh: 3.610 người (các đơn vị chuẩn bị).
- Bộ CHQS tỉnh (lực lượng vũ trang): 3.190 người; trong đó:
+ Lực lượng thường trực: 523 người.
+ Dân quân tự vệ (DQTV): 2.667 người.
- Công an tỉnh: 150 người.
- Biên phòng tỉnh: 50 người.
- Hội chữ thập đỏ:20 người (TNXK).
- Tỉnh đoàn thanh niên: 200 người.
Ngoài ra, còn huy động lực lượng chuyên ngành của các sở, ngành khác tham gia như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Cảng vụ hàng hải, Sở Công thương, Điện lực,...
b) Lực lượng hiệp đồng với Quân khu 7 và của Bộ: Tổng quân số: 1.030 người (cơ động đến các địa bàn xảy ra thiên tai, sự cố theo yêu cầu của tỉnh).
- Lực lượng hiệp đồng của Quân khu 7: 950 người; gồm:
+ Sư đoàn bộ binh 302 (BB302): 400 người.
+ Lữ Công binh 25 (CB25): 300 người.
+ Lữ Pháo binh 75 (PB75): 100 người.
+ Lữ Tăng thiết giáp 26 (TTg26): 100 người.
+ Công ty Đông Hải: 50 người.
- Lực lượng hiệp đồng của Bộ: 80 người; gồm:
+ Vùng 4 Hải quân: 40 người.
+ Lữ Đoàn Hải quân 681/Quân chủng Hải quân: 40 người.
2. Lực lượng tham gia cấp huyện: Các huyện, thị xã, thành phố (kể cả cấp xã) lập kế hoạch sử dụng lực lượng cụ thể của địa phương mình tương ứng với từng tình huống thiên tai xảy ra; tổng hợp và báo cáo về Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp chung, theo dõi, chỉ đạo (Phụ lục 2 kèm theo).
Điều 21. Phương tiện, trang thiết bị
- Các đơn vị lực lượng xung kích ứng cứu cấp tỉnh được giao nhiệm vụ phải chuẩn bị tốt các phương tiện, trang thiết bị, vật tư ứng phó, công tác hậu cần của mình, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có lệnh điều động của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc của Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Phụ lục 1 kèm theo).
- Các địa phương (cấp huyện, xã) phải chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị, vật tư, nhu yếu phẩm theo phương châm "Bốn tại chỗ” để huy động sử dụng cho phòng, tránh, ứng phó với thiên tai theo phân cấp (Phụ lục 2 kèm theo).
TRÁCH NHIỆM PHÒNG, CHỐNG, ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
Điều 22. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn căn cứ phương án này rà soát, xây dựng Phương án phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn cấp huyện, cấp xã phù hợp với thực tế của địa phương mình.
Điều 23. Các sở, ban, ngành, đơn vị và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng tránh, ứng phó và phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện tốt phương án ứng phó với các loại hình thiên tai, theo cấp độ rủi ro thiên tai tại quyết định này. Tổ chức thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn, ngành mình theo quy định của Luật phòng, chống thiên tai.
Điều 24. Một số nhiệm vụ phòng, chống, ứng phó với sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, lốc, sét, mưa đá, yêu cầu các Sở, Ban, ngành, đơn vị trong tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có sản xuất nông nghiệp thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, phổ biến, cảnh báo tình hình thời tiết đến từng địa phương; khuyến cáo, hướng dẫn người dân chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, sử dụng các chế phẩm sinh học làm sạch môi trường nước trong ao, hồ, đầm nhằm hạn chế thay nước tránh lãng phí.
b) Phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên khai thác công trình thủy lợi tỉnh thường xuyên kiểm tra, điều tiết, vận hành các hồ chứa nước, hệ thống công trình thủy lợi, đập dâng, cống lấy nước đảm bảo điều kiện các công trình thủy lợi vận hành tốt, cung cấp đủ nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cấp nước sinh hoạt theo quy định.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan và địa phương lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
b) Tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường; điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm, tổ chức thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và phục hồi môi trường trước, trong và sau thiên tai, nhằm hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
c) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác cát, sỏi, đất trái phép gây sạt lở bờ sông, đồi núi, công trình phòng, chống thiên tai.
3. Sở Giao thông vận tải:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, lập phương án, kế hoạch và tổ chức ứng phó xử lý khi xảy ra sạt lở đồi núi, các tuyến đường giao thông trên đất liền, trên biển.
b) Sẵn sàng phương tiện, lực lượng tham gia công tác di dời, sơ tán dân, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra thiên tai, tai nạn tàu thuyền trên sông, tuyến đường biển vận chuyển hành khách Phan Thiết - Phú Quý.
4. Sở Xây dựng:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền và hướng dẫn người dân trong tỉnh phương án chằng, chống nhà cửa, công trình công cộng; phổ biến các quy chuẩn kỹ thuật quy định về xây dựng nhà ở an toàn trước gió bão, chống tốc mái, sét đánh và tổ chức ứng phó, xử lý khi thiên tai xảy ra.
5. Các lực lượng vũ trang: gồm Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh lập phương án, kế hoạch và chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện, trang thiết bị, vật tư triển khai công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, cứu sập công trình; tham gia công tác sơ tán dân, khắc phục hậu quả và đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau thiên tai.
- Công an tỉnh phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác cát, sỏi, đất trái phép gây sạt lở bờ sông, hồ, đập, hư hỏng công trình phòng, chống thiên tai; điều tiết giao thông an toàn tuyến Quốc lộ 1A qua tỉnh.
- Làm tốt công tác vận động, tuyên truyền để người dân hiểu, chấp hành sơ tán, di dời, hạn chế thấp nhất các trường hợp phải cưỡng chế.
6. Sở Y tế, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các bệnh viện, Trung tâm y tế sẵn sàng cơ số thuốc chữa bệnh, triển khai công tác sơ cấp cứu, cứu thương, chữa trị người bị nạn do thiên tai gây ra.
7. Sở Công thương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, chuẩn bị hàng hóa, lương thực, thực phẩm, nước uống và các nhu yếu phẩm khác để tham gia cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai.
8. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên khai thác công trình thủy lợi:
a) Có biện pháp quản lý, điều tiết, phân phối nước hợp lý, sử dụng nước tiết kiệm và có hiệu quả; cấp nước cho sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Thường xuyên theo dõi, phát hiện, ngăn chặn kịp thời; phối hợp với các sở, ngành, đơn vị chức năng tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định vào hệ thống công trình thủy lợi, ao, hồ gây ô nhiễm nguồn nước.
b) Thường xuyên kiểm tra, duy tu, sửa chữa các hồ chứa nước, hệ thống công trình thủy lợi; đặc biệt là các cửa cống điều tiết, kênh mương để hạn chế thất thoát nguồn nước.
c) Phối hợp với Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi, Công ty Thủy điện Đại Ninh trong việc điều tiết tích nước, xả lũ và chạy máy phát điện đảm bảo cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và chăn nuôi đảm bảo công tác ngăn mặn, phòng chống lũ lụt hạ du.
d) Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư dự phòng sẵn sàng ứng phó kịp thời khi có sự cố hồ, đập, công trình thủy lợi xảy ra.
9. Công ty Cổ phần Cấp thoát nước và Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường đảm bảo an toàn hệ thống, nguồn nước và lượng nước sạch cung cấp cho các địa phương; dự kiến các phương án tổ chức cung cấp nước sạch kịp thời cho người dân tại các khu vực bị mất nguồn nước và nguồn nước bị ảnh hưởng do thiên tai gây ra.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Triển khai kịp thời công tác chỉ huy, điều hành ứng phó, phòng tránh và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn mình quản lý.
b) Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị và nhu yếu phẩm thiết yếu sẵn sàng ứng phó kịp thời khi cần huy động.
c) Thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước trong sản xuất, sinh hoạt và chăn nuôi để ứng phó nắng nóng, khô hạn hán kéo dài. Tổ chức thông báo rộng rãi cho nhân dân biết về tình hình, diễn biến của thời tiết, mưa, lũ, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn để chủ động phòng, chống ứng phó kịp thời; khuyến cáo và hướng dẫn người dân chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, sử dụng các chế phẩm sinh học làm sạch môi trường, tưới tiết kiệm nước tránh lãng phí.
d) Kiểm tra, lập biên bản, xử lý các trường hợp xây dựng lấn chiếm hành lang bảo vệ bờ sông, suối, công trình đê điều, tiêu thoát nước và lấn chiếm lòng sông, san lấp trái phép.
đ) Các địa phương bị thiệt hại do thiên tai có trách nhiệm kiểm tra, thống kê, đánh giá (nhanh, đầy đủ, chính xác), nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và báo cáo cơ quan cấp trên kịp thời theo quy định.
11. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:
a) Chủ động triển khai thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại địa bàn mình quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao; trường hợp vượt quá khả năng, những vấn đề vượt thẩm quyền, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn báo ngay bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo giải quyết, hỗ trợ kịp thời.
b) Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn bị thiệt hại do thiên tai có trách nhiệm thành lập đoàn kiểm tra, thống kê, đánh giá (nhanh, đầy đủ, chính xác), nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và báo cáo kịp thời bằng văn bản cho cơ quan cấp trên theo quy định.
Điều 25. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó thiên tai và tham gia ứng phó thiên tai theo sự điều động của cơ quan có thẩm quyền. Các đơn vị, lực lượng đóng trên địa bàn tỉnh, huyện, xã chịu mọi sự điều động và chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp hoặc của Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cùng cấp, đảm bảo cơ chế chỉ huy tập trung, thống nhất trong công tác chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, đảm bảo quá trình xử lý thiên tai, sự cố được kịp thời, nhanh chóng và an toàn cho nhân dân.
Điều 26. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành, các đơn vị thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
Phương án này được phổ biến đến tận xã, phường, thị trấn và thông tin rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong toàn tỉnh và triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng quy định./.
LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN, VẬT TƯ PHỤC VỤ CÔNG TÁC ỨNG
PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3308/QĐ-UBND ngày 07/11/2016 của Chủ
tịch UBND tỉnh)
Số TT |
Đơn vị |
Lực lượng (người) |
Phương tiện |
Vật tư |
Hậu cần |
||||||||||||||||||||
Máy bay (chiếc) |
Xe khách, xe chở quân (chiếc) |
Xe tải Xe ben xe cuốc (chiếc) |
Xe chữa cháy (chiếc) |
Máy ủi, máy đào, máy xúc, cần cẩu (chiếc) |
Tàu, thuyền các loại (chiếc) |
Ca nô các loại (cái) |
Thúng chai, xuồng máy, nhôm (cái) |
Máy bơm nước (cái) |
Lều bạt các loại (cái) |
Phao cứu sinh các loại (cái) |
Dầm cầu (cái) |
Vải lọc, các loại (m) |
Rọ thép (cái) |
Đá các loại (m3) |
Nhiên liệu dự phòng (lít) |
Xi măng (tấn) |
Tôn các loại (tấm) |
Gạo (tấn) |
Mì tôm (thùng) |
Nước uống (thùng) |
Đường, sữa các loại (thùng) |
Thuốc y tế (CS) |
|||
I |
Nguồn lực của tỉnh |
3.735 |
0 |
15 |
27 |
4 |
11 |
9 |
6 |
8 |
7 |
98 |
1.995 |
699 |
5.000 |
700 |
1.200 |
6.510 |
17.000 |
20.000 |
30 |
25.000 |
61.400 |
44.000 |
165 |
1 |
Quân sự tỉnh |
3.190 |
|
|
4 |
|
2 |
|
1 |
4 |
|
42 |
415 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Biên phòng tỉnh |
50 |
|
2 |
|
|
|
3 |
2 |
|
1 |
27 |
470 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Công an tỉnh |
150 |
|
3 |
|
4 |
|
|
2 |
|
1 |
18 |
405 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Sở Giao thông và vận tải |
20 |
|
10 |
18 |
|
1 |
2 |
|
|
|
|
|
699 |
0 |
200 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
20 |
|
0 |
5 |
|
6 |
3 |
1 |
|
5 |
4 |
635 |
|
5.000 |
500 |
1.200 |
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Sở Y tế |
20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
165 |
7 |
Điện lực |
30 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Hội chữ thập đỏ |
20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
50 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
Cảng vụ hàng hải Bình Thuận |
10 |
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
Văn phòng BCH PCTT và TKCN tỉnh |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
4 |
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11 |
Sở Công thương |
20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6.510 |
17.000 |
20.000 |
30 |
25.000 |
61.400 |
44.000 |
|
12 |
Tỉnh đoàn thanh niên |
200 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Lực lượng hiệp đồng với Bộ và Quân khu 7 |
1.030 |
1 |
22 |
0 |
0 |
0 |
2 |
2 |
0 |
0 |
85 |
750 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
10 |
1 |
Sư đoàn Bộ binh 302 |
400 |
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
50 |
300 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Lữ Công binh 25 |
300 |
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
10 |
100 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Lữ Pháo binh 75 |
100 |
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
10 |
100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Lữ Tăng thiết giáp 26 |
100 |
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
10 |
100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Công ty Đông Hải |
50 |
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
50 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Vùng 4 Hải quân |
40 |
|
|
|
|
|
2 |
2 |
|
|
|
50 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
7 |
Lữ Đoàn 681 Hải quân |
40 |
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
50 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Sư đoàn Không quân 370 |
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHƯƠNG TIỆN, LỰC LƯỢNG, VẬT TƯ PHỤC VỤ ỨNG PHÓ THIÊN
TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3308/QĐ-UBND ngày 07/11/2016 của Chủ
tịch UBND tỉnh)
Số TT |
Địa phương |
Lực lượng tham gia (người) |
Phương tiện - Vật tư |
Hậu cần |
Chỉ huy tại chỗ (Trưởng ban) |
|||||||||||||
Xe ô tô các loại |
Máy ủi máy xúc, máy đào cần cẩu (chiếc) |
Tàu, ca nô các loại (chiếc) |
Nhà bạt (cái) |
Phao các loại (cái) |
Máy bộ đàm (cái) |
Gạo (tấn) |
Mỳ tôm (thùng) |
Nước uống (lít) |
Nhiên liệu (lít) |
Thuốc y tế (cơ số) |
||||||||
Xe khách (chiếc) |
Xe tải xe ben (chiếc) |
Xe con (chiếc) |
Xe thông tin LĐ (chiếc) |
Xe cứu thương (chiếc) |
||||||||||||||
|
Tổng cộng |
3.159 |
46 |
64 |
23 |
10 |
16 |
33 |
84 |
149 |
4.492 |
41 |
59 |
13.900 |
31.300 |
19.000 |
240 |
|
1 |
Tuy Phong |
300 |
5 |
5 |
2 |
1 |
2 |
5 |
2 |
20 |
500 |
5 |
5 |
2.000 |
4.000 |
2.000 |
20 |
Chủ tịch UBND huyện |
2 |
Bắc Bình |
300 |
5 |
8 |
2 |
1 |
2 |
5 |
3 |
37 |
1.000 |
3 |
5 |
2.000 |
3.000 |
1.000 |
40 |
Chủ tịch UBND huyện |
3 |
Hàm Thuận Bắc |
440 |
4 |
7 |
2 |
1 |
1 |
2 |
2 |
8 |
150 |
|
5 |
2.000 |
2.000 |
2.000 |
5 |
Chủ tịch UBND huyện |
4 |
TP Phan Thiết |
500 |
5 |
7 |
2 |
1 |
3 |
2 |
45 |
5 |
500 |
10 |
5 |
500 |
5.000 |
3.000 |
20 |
Chủ tịch UBND TP |
5 |
Hàm Thuận Nam |
200 |
4 |
5 |
3 |
1 |
2 |
2 |
2 |
10 |
200 |
3 |
5 |
3.000 |
1.000 |
2.000 |
30 |
Chủ tịch UBND huyện |
6 |
Hàm Tân |
200 |
4 |
4 |
2 |
1 |
1 |
2 |
2 |
10 |
400 |
|
3 |
1.000 |
1.000 |
1.000 |
10 |
Chủ tịch UBND huyện |
7 |
Tánh Linh |
442 |
5 |
6 |
3 |
1 |
2 |
5 |
5 |
14 |
612 |
|
5 |
200 |
3.000 |
2.000 |
30 |
Chủ tịch UBND huyện |
8 |
Đức Linh |
277 |
8 |
11 |
3 |
1 |
1 |
4 |
3 |
10 |
325 |
0 |
1 |
200 |
6.300 |
2.000 |
40 |
Chủ tịch UBND huyện |
9 |
Thị xã La Gi |
300 |
6 |
6 |
2 |
1 |
1 |
3 |
10 |
15 |
405 |
20 |
5 |
2.000 |
5.000 |
3.000 |
35 |
Chủ tịch UBND thị xã |
10 |
Phú Quý |
200 |
0 |
5 |
2 |
1 |
1 |
3 |
10 |
20 |
400 |
0 |
20 |
1.000 |
1.000 |
1.000 |
10 |
Chủ tịch UBND huyện |
TỔNG HỢP KẾ HOẠCH DI DỜI KHI CÓ THIÊN TAI XẢY RA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3308/QĐ-UBND ngày 07/11/2016 của Chủ
tịch UBND tỉnh)
STT |
Địa phương |
Số điểm di dời |
Di dời tập trung khi có bão |
Di dời tập trung bão mạnh, siêu bão |
||
Số hộ |
Số khẩu |
Số hộ |
Số khẩu |
|||
Toàn tỉnh |
129 |
18.366 |
75.471 |
|
|
|
A |
Di dời khi có bão |
36 |
9.327 |
35.262 |
11.355 |
45.419 |
1 |
Tuy Phong |
7 |
1.967 |
7.866 |
2.341 |
9.364 |
2 |
Bắc Bình |
2 |
161 |
642 |
367 |
1.469 |
3 |
Thành phố Phan Thiết |
11 |
1.940 |
7.761 |
2.123 |
8.491 |
4 |
Hàm Thuận Nam |
3 |
130 |
518 |
247 |
987 |
5 |
Hàm Tân |
3 |
2.075 |
8.300 |
3.473 |
13.891 |
6 |
Thị xã La Gi |
7 |
2.450 |
9.800 |
2.607 |
10.427 |
7 |
Phú Quý |
3 |
94 |
375 |
198 |
790 |
B |
Di dời khi có lũ |
93 |
9.039 |
40.209 |
Ghi chú |
|
1 |
Tuy Phong |
6 |
205 |
1.563 |
Di dời tập trung |
|
2 |
Bắc Bình |
12 |
1.601 |
6.748 |
Di dời tập trung |
|
3 |
Hàm Thuận Bắc |
14 |
1.647 |
7.098 |
Di dời tập trung |
|
4 |
Thành phố Phan Thiết |
13 |
1.823 |
7.834 |
Di dời tập trung |
|
5 |
Hàm Thuận Nam |
8 |
661 |
2.642 |
Di dời tại chỗ/tự túc phương tiện |
|
6 |
Hàm Tân |
8 |
395 |
1.640 |
Di dời tập trung |
|
7 |
Thị xã La Gi |
8 |
1.204 |
5.683 |
Di dời tập trung |
|
8 |
Tánh Linh |
12 |
945 |
4.645 |
Di dời tập trung |
|
9 |
Đức Linh |
12 |
558 |
2.356 |
Di dời tập trung |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.