ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 209/QĐ-UBND-HC |
Đồng Tháp, ngày 18 tháng 3 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế;
Căn cứ Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
Xét đề nghị của Sở Y tế tại Công văn số 308/SYT-NVY ngày 14 tháng 02 năm 2019 về việc quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định Quyết định số 708/QĐ-UBND-HC ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 209 /QĐ-UBND-HC ngày 18 tháng 3 năm 2019 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Quy định này phân công Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, phân cấp Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Tăng cường trách nhiệm, năng lực tổ chức thực hiện của các đơn vị có liên quan đối với hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện chỉ đạo xuyên suốt từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã; tăng cường trách nhiệm và quy định về phân công, phân cấp phối hợp giữa các ngành, địa phương nhằm đảm bảo quản lý có hiệu quả trong hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Nguyên tắc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
1. Thực hiện đúng nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo Điều 36, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
2. Bảo đảm sự thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ của Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã để bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
3. Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo các nội dung quy định tại Điều 65, Luật An toàn thực phẩm, Điều 40, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
4. Ngành nào cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất thì tiếp nhận Bản tự công bố sản phẩm của cơ sở sản xuất đó; cơ sở sản xuất nhiều sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của cấp Bộ và Tỉnh (bao gồm sản xuất nhiều sản phẩm thuộc nhiều ngành Tỉnh quản lý) thì phạm vi quản lý của cấp Tỉnh do ngành trực thuộc Bộ đó quản lý.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CÁC CƠ QUAN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, XÃ
Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Sở Y tế
1. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; là thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh; tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật.
2. Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược quốc gia, quy hoạch, kế hoạch tổng thể về an toàn thực phẩm; tổ chức thực hiện các chính sách, kế hoạch, đề án, văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; Chủ trì xây dựng, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý.
3. Tổng hợp tình hình an toàn thực phẩm tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế; yêu cầu các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm.
4. Phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm; Tổ chức giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trên địa bàn tỉnh; cảnh báo sự cố ngộ độc thực phẩm.
5. Tổ chức cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước đá dùng liền, nước đá dùng để chế biến thực phẩm, cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, các vi chất bổ sung vào thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Ngành Y tế, cơ sở sản xuất thực phẩm khác trên địa bàn Tỉnh không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Bộ ế hoạch Đầu tư và Sở ế hoạch Đầu tư tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) huyện, thị xã và thành phố thuộc Tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.
6. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và có quy mô kinh doanh trên 200 suất ăn/lần phục vụ; quản lý an toàn thực phẩm đối với các khu du lịch, lễ hội, hội nghị do tỉnh tổ chức và các đối tượng khác theo phân cấp quản lý.
7. Tổ chức tiếp nhận, quản lý hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm và tiếp nhận Bản tự công bố các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm, hàng hoá theo phân cấp Bộ Y tế và theo chỉ định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
8. Thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý; Hậu kiểm các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm, hàng hoá đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản tự công bố sản phẩm thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý; Giám sát điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thực phẩm thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý (bao gồm các cơ sở thực phẩm do Trung ương quản lý đóng trên địa bàn Tỉnh).
9. Phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức điều tra, xử lý và khắc phục hậu quả vụ ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
10. Thực hiện phân công, phân cấp và hướng dẫn quản lý về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi trách nhiệm của Sở Y tế cho các cơ quan, đơn vị y tế tuyến huyện, xã.
11. Thực hiện các trách nhiệm khác liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, kế hoạch, đề án, văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật; Chủ trì xây dựng, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý.
2. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm, cảnh báo nguy cơ nhiễm dư lượng các chất bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh cấm trong sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
3. Tổ chức việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm/ nhóm thực phẩm (bao gồm sản xuất thực phẩm bổ sung) thuộc lĩnh vực quản lý của Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các loại hình thực phẩm theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh.
4. Tổ chức tiếp nhận Bản tự công bố các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm, hàng hoá thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo chỉ định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý; Hậu kiểm các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm, hàng hoá đã tiếp nhận Bản tự công bố sản phẩm thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý; Giám sát điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thực phẩm thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý (bao gồm các cơ sở thực phẩm do Trung ương quản lý đóng trên địa bàn Tỉnh).
6. Quản lý chuỗi thực phẩm nông sản an toàn và phát triển thị trường nông sản theo quy định hiện hành.
7. Định kỳ, đột xuất báo cáo về Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành (Sở Y tế) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương;
8. Phối hợp với Sở Y tế trong việc điều tra, xử lý và khắc phục hậu quả vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn;
9. Thực hiện phân công, phân cấp và hướng dẫn quản lý về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho các cơ quan, đơn vị chuyên môn tuyến huyện, xã.
10. Thực hiện các trách nhiệm khác liên quan đến an toàn thực phẩm theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Sở Công Thương
1. Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, kế hoạch, đề án, văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật; Chủ trì xây dựng, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý.
2. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm trong sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
3. Tổ chức việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm/ nhóm thực phẩm (bao gồm sản xuất thực phẩm bổ sung) thuộc lĩnh vực quản lý của Ngành Công Thương và các loại hình thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công Thương trên địa bàn tỉnh.
4. Tổ chức tiếp nhận Bản tự công bố các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm, hàng hoá thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương và theo chỉ định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý; Hậu kiểm các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm, hàng hoá đã tiếp nhận Bản tự công bố sản phẩm thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý; Giám sát điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thực phẩm thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý (bao gồm các cơ sở thực phẩm do Trung ương quản lý đóng trên địa bàn Tỉnh).
6. Thực hiện việc kiểm tra phòng chống thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.
7. Định kỳ, đột xuất báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành (Sở Y tế) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương.
8. Phối hợp với Sở Y tế trong điều tra, xử lý và khắc phục hậu quả ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn quản lý.
9. Thực hiện phân công, phân cấp và hướng dẫn quản lý về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Sở Công Thương cho các cơ quan, đơn vị chuyên môn tuyến huyện, xã.
10. Thực hiện các trách nhiệm khác liên quan đến an toàn thực phẩm theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 8. Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa phương, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về an toàn thực phẩm tại địa phương; tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
2. Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm cùng cấp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng ban chỉ đạo liên ngành/ Trưởng ban điều hành về vệ sinh an toàn thực phẩm các huyện, thị xã, thành phố.
3. Tổ chức cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) huyện, thị xã và thành phố thuộc Tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ và các cơ sở thực phẩm khác theo phân cấp.
4. Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ trên địa bàn, kinh doanh thức ăn đường phố; quản lý an toàn thực phẩm đối với các khu du lịch, lễ hội, hội nghị do cấp huyện tổ chức và các đối tượng khác theo phân cấp quản lý. Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực quản lý tại địa phương, nếu cần thiết Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể phân cấp việc quản lý đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố cho phù hợp.
5. Tổ chức giám sát điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở thực phẩm do tuyến tỉnh quản lý đóng trên địa bàn.
6. Tổ chức tuyên truyền, vận động việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn.
7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý.
8. Triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và của Ủy ban nhân dân tỉnh về an toàn thực phẩm; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên môn trên địa bàn quản lý thực hiện các nhiệm vụ do các sở, ngành phân công, phân cấp và hướng dẫn quản lý về an toàn thực phẩm.
9. Bố trí nguồn lực cho các cơ quan, đơn vị để thực hiện việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
10. Định kỳ, đột xuất báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành (Sở Y tế) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế theo quy định.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác về an toàn thực phẩm theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 9. Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa phương, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện về an toàn thực phẩm tại địa phương; quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý.
2. Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm xã, phường, thị trấn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng ban chỉ đạo liên ngành/ Trưởng ban điều hành về vệ sinh an toàn thực phẩm xã, phường, thị trấn.
3. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, ý thức chấp hành pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng ý thức của người tiêu dùng thực phẩm.
4. Kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền.
5. Thực hiện các quy định của pháp luật và Ủy ban nhân dân cấp trên về an toàn thực phẩm.
6. Định kỳ, đột xuất báo cáo Ban Chỉ đạo liên ngành cấp huyện để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
7. Thực hiện các nhiệm vụ được giao khác về an toàn thực phẩm.
PHỐI HỢP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Điều 10. Phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
1. Các cơ quan trong phạm vi quản lý có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế trong việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước để bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả.
2. Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương tổ chức thực hiện chương trình giám sát, phòng ngừa và ngăn chặn sự cố an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý của Bộ chuyên ngành.
3. Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, Sở Y tế chịu trách nhiệm tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm. Các Sở liên quan trong phạm vi chuyên môn có trách nhiệm cung cấp hồ sơ thông tin liên quan tới nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với ngành y tế điều tra nguyên nhân và giám sát điều tra căn nguyên, tiến hành truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
4. Phối hợp xử lý sự cố an toàn thực phẩm: Khi xuất hiện sự cố an toàn thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, Sở Y tế chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thanh, kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin cho cơ quan báo, đài theo quy định.
5. Phối hợp trong xử lý phản ánh của người dân về an toàn thực phẩm: Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương có trách nhiệm xử lý phản ánh của người dân đối với sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý, các Sở khác có trách nhiệm phối hợp khi được yêu cầu.
Sở chủ trì xử lý phản ánh của người dân có trách nhiệm thông tin kết quả xử lý về Sở Y tế (qua Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm) để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
6. Phối hợp cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm cho báo chí:
Khi có yêu cầu cung cấp thông tin cho báo chí, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương có trách nhiệm cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm/ nhóm sản phẩm thực phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Sở Y tế có trách nhiệm cung cấp nội dung thông tin có liên quan đến sức khỏe.
7. Phối hợp quản lý cơ sở thực phẩm trên địa bàn Tỉnh:
a) Cơ sở vừa tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm, vừa kinh doanh dịch vụ ăn uống áp dụng theo khoản 10, Điều 36, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện của một cơ quan quản lý, trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh có sự điều chỉnh (ngành nghề kinh doanh) và thuộc phạm vi quản lý của cơ quan khác thì cơ quan quản lý trước có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin quản lý cho cơ quan sau tiếp tục theo dõi quản lý nếu có yêu cầu.
c) Đối với cơ sở vừa sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống thuộc đối tượng tuyến tỉnh quản lý, vừa thuộc đối tượng tuyến huyện quản lý thì cơ sở do cơ quan tuyến tỉnh quản lý.
Điều 11. Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm
1. Các sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý, các Sở, ngành khác có trách nhiệm phối hợp khi có yêu cầu.
2. Sở Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh chủ trì, phối hợp với các lực lượng liên quan khác tổ chức và phân công thực hiện thanh tra liên ngành.
3. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở chuyên ngành tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các Sở, ngành khác trong những trường hợp sau:
a) Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, Bộ Y tế;
b) Phát hiện thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm vi phạm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng;
c) Có sự khác biệt trong kết luận thanh tra của các Sở chuyên ngành; Theo đề nghị của Sở chuyên ngành.
1. Các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Quy định này.
2. Giao Sở Y tế hướng dẫn, triển khai, đôn đốc và giám sát các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện Quy định này. Hàng năm, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm và Quy định này.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy định này đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
Điều 13. Điều khoản sửa đổi, bổ sung
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề cần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của Tỉnh, các cơ quan, đơn vị thông tin về Sở Y tế để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.