ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1951/QĐ-UBND |
Trà Vinh, ngày 18 tháng 12 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 746/TTr-SNN ngày 13 tháng 12 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch giao khối lượng và kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh năm 2024, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Khối lượng và kinh phí thực hiện chính sách giao các huyện, thị xã, thành phố (Chính sách hỗ trợ theo Điều 5, Điều 7, Điều 8 và Điều 9)
Tổng khối lượng thực hiện: 476,543 ha, 788 cơ sở, cửa hàng (gọi chung là cơ sở) và tổng kinh phí thực hiện: 73.671.872.000 đồng (Bảy mươi ba tỷ, sáu trăm bảy mươi mốt triệu, tám trăm bảy mươi hai ngàn đồng), trong đó:
a) Huyện Càng Long: Tổng khối lượng 6,619 ha, 02 cơ sở, kinh phí thực hiện 286.190.000 đồng, cụ thể:
- Hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ rau an toàn (Điều 7): 02 cơ sở, kinh phí hỗ trợ 200.000.000 đồng.
- Hỗ trợ trồng mới hoặc cải tạo vườn cây ăn quả, vườn cây dừa, vườn tạp, đất trồng mía (Điều 8): 6,619 ha, kinh phí hỗ trợ 86.190.000 đồng.
b) Huyện Cầu Kè: Tổng khối lượng 351,100 ha, 16 cơ sở, kinh phí thực hiện 6.105.800.000 đồng, cụ thể:
- Hỗ trợ quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP (Điều 5): 16 cơ sở, kinh phí hỗ trợ 1.060.000.000 đồng.
- Hỗ trợ trồng mới hoặc cải tạo vườn cây ăn quả, vườn cây dừa, vườn tạp, đất trồng mía (Điều 8): 123 ha, kinh phí hỗ trợ 1.798.000.000 đồng.
- Hỗ trợ chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả (Điều 9): 228,10 ha, kinh phí hỗ trợ 3.247.800.000 đồng.
c) Huyện Châu Thành: Tổng khối lượng 9,944 ha, 03 cơ sở, kinh phí hỗ trợ 419.642.000 đồng, cụ thể:
- Hỗ trợ quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP (Điều 5): 01 cơ sở, kinh phí hỗ trợ 100.000.000 đồng.
- Hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ rau an toàn (Điều 7): 02 cơ sở, kinh phí hỗ trợ 200.000.000 đồng.
- Hỗ trợ trồng mới hoặc cải tạo vườn cây ăn quả, vườn cây dừa, vườn tạp, đất trồng mía (Điều 8): 7,544 ha, kinh phí hỗ trợ 100.442.000 đồng.
- Hỗ trợ chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả (Điều 9): 2,40 ha, kinh phí hỗ trợ 19.200.000 đồng.
d) Huyện Tiểu Cần: Tổng khối lượng 0 ha, 02 cơ sở, kinh phí hỗ trợ 150.000.000 đồng, cụ thể:
- Hỗ trợ quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP (Điều 5): 01 cơ sở, kinh phí hỗ trợ 50.000.000 đồng.
- Hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ rau an toàn (Điều 7): 01 cơ sở, kinh phí hỗ trợ 100.000.000 đồng.
đ) Huyện Trà Cú: Tổng khối lượng 33 ha, 45 cơ sở, kinh phí hỗ trợ 4.120.000.000 đồng, cụ thể:
- Hỗ trợ quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP (Điều 5): 20 cơ sở, kinh phí hỗ trợ 1.100.000.000 đồng.
- Hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ rau an toàn (Điều 7): 25 cơ sở, kinh phí hỗ trợ 2.500.000.000 đồng.
- Hỗ trợ trồng mới hoặc cải tạo vườn cây ăn quả, vườn cây dừa, vườn tạp, đất trồng mía (Điều 8): 28 ha, kinh phí hỗ trợ 470.000.000 đồng.
- Hỗ trợ chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả (Điều 9): 05 ha, kinh phí hỗ trợ 50.000.000 đồng.
e) Huyện Duyên Hải: Tổng khối lượng 0 ha, 548 cơ sở, kinh phí hỗ trợ 50.520.000.000 đồng, cụ thể:
- Hỗ trợ quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP (Điều 5): 533 cơ sở, kinh phí hỗ trợ 49.020.000.000 đồng.
- Hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ rau an toàn (Điều 7): 15 cơ sở, kinh phí hỗ trợ 1.500.000.000 đồng.
g) Thị xã Duyên Hải: Tổng khối lượng 10 ha, 42 cơ sở, kinh phí hỗ trợ 3.282.000.000 đồng, cụ thể:
- Hỗ trợ quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP (Điều 5): 31 cơ sở, kinh phí hỗ trợ 2.232.000.000 đồng.
- Hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ rau an toàn (Điều 7): 11 cơ sở, kinh phí hỗ trợ 850.000.000 đồng.
- Hỗ trợ chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả (Điều 9): 10 ha, kinh phí hỗ trợ 200.000.000 đồng.
h) Thành phố Trà Vinh: Tổng khối lượng: 25 ha, 0 cơ sở, kinh phí hỗ trợ 470.000.000 đồng, cụ thể:
- Hỗ trợ trồng mới hoặc cải tạo vườn cây ăn quả, vườn cây dừa, vườn tạp, đất trồng mía (Điều 8): 25 ha, kinh phí hỗ trợ 470.000.000 đồng.
i) Huyện Cầu Ngang: Tổng khối lượng: 40,88 ha, 130 cơ sở, kinh phí hỗ trợ 8.318.240.000 đồng, cụ thể:
- Hỗ trợ quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP (Điều 5): 128 cơ sở, kinh phí hỗ trợ 7.760.000.000 đồng.
- Hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ rau an toàn (Điều 7): 02 cơ sở, kinh phí hỗ trợ 100.000.000 đồng.
- Hỗ trợ chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả (Điều 9): 40,88 ha, kinh phí hỗ trợ 458.240.000 đồng.
(Chi tiết tại Phụ lục I đính kèm)
2. Khối lượng và kinh phí thực hiện chính sách giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chính sách hỗ trợ theo Điều 6, Điều 10, Điều 11 và Điều 12)
Tổng khối lượng: 06 sản phẩm OCOP; 08 cửa hàng; 11 máy móc, trang thiết bị; 19.450 cây (19,45 ha); 3.586,67 ha; 49 tổ quản lý bảo vệ rừng; 1.009.914 hộ; 1.280 con gia súc, gia cầm bị sự cố khi tiêm phòng (1.200 con gia cầm bị chết, 40 con gia súc bị chết với trọng lượng 12.100 kg và 40 con gia súc với trọng lượng 13.400 kg bị sảy thai, gãy chân); 2.121 con gia súc, gia cầm bị tiêu hủy (2.000 con gia cầm, 75 con heo, 46 con bò); 100 tàu cá được hỗ trợ lắp đặt thiết bị VMS và cước thuê bao dịch vụ vệ tinh với tổng kinh phí hỗ trợ 12.392.455.000 đồng (Mười hai tỷ, ba trăm chín mươi hai triệu, bốn trăm năm mươi lăm ngàn đồng), trong đó:
a) Hỗ trợ các cơ sở tham gia Chương trình OCOP (Điều 6): Tổng khối lượng: 06 sản phẩm, 08 cửa hàng và 11 máy móc, trang thiết bị, kinh phí hỗ trợ 3.400.000.000 đồng, cụ thể:
- Hỗ trợ sản xuất sản phẩm OCOP: 06 sản phẩm, kinh phí hỗ trợ 60.000.000 đồng.
- Hỗ trợ kinh phí thuê hoặc xây dựng mới cửa hàng kinh doanh sản phẩm OCOP: 08 cửa hàng, kinh phí hỗ trợ 400.000.000 đồng.
- Hỗ trợ mua máy móc và trang thiết bị, dây chuyền sản xuất cho cơ sở ngành nghề nông thôn có sản phẩm đạt OCOP: 11 cơ sở, kinh phí hỗ trợ 2.940.000.000 đồng.
b) Chính sách hỗ trợ phát triển trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ (Điều 10): Tổng khối lượng 19.450 cây (19,45 ha), 3.586,67 ha, 49 tổ quản lý bảo vệ rừng, kinh phí hỗ trợ 2.241.135.000 đồng, cụ thể:
- Hỗ trợ trồng cây phân tán: 19.450 cây (19,45 ha), kinh phí hỗ trợ 389.000.000 đồng.
- Hỗ trợ về khoán bảo vệ rừng: 3.586,67 ha, kinh phí hỗ trợ 1.793.335.000 đồng.
- Hỗ trợ cho Tổ Quản lý bảo vệ rừng: 49 Tổ, kinh phí hỗ trợ 58.800.000 đồng.
c) Chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm (Điều 11): Tổng khối lượng 1.009.914 hộ, 1.200 con gia cầm bị chết, 40 con (12.100 kg) gia súc bị chết, 40 con (13.400 kg) gia súc bị sẩy thai, gãy chân, 2.000 con gia cầm bị tiêu hủy, 121 con gia súc bị tiêu hủy (75 con heo, 46 con trâu, bò) kinh phí hỗ trợ 5.938.320.000 đồng, cụ thể:
- Hỗ trợ xăng xe đi lại cho tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện công tác tiêm phòng và điều trị gia súc, gia cầm bị bệnh, sốc vắc xin sau khi tiêm phòng vắc xin: 270.897 hộ, kinh phí hỗ trợ 1.354.485.000 đồng.
- Hỗ trợ người dẫn đường tiêm phòng vắc xin hoặc dẫn đường khử trùng, tiêu độc: 739.017 lượt hộ, kinh phí hỗ trợ 3.695.085.000 đồng.
+ Dẫn đường tiêm phòng vắc xin: 270.897 hộ, kinh phí hỗ trợ 1.354.485.000 đồng.
+ Dẫn đường khử trùng, tiêu độc: 468.120 hộ, kinh phí hỗ trợ 2.340.600.000 đồng.
- Hỗ trợ gia súc, gia cầm bị sự cố khi tiêm phòng: 1.280 con gia súc, gia cầm; kinh phí hỗ trợ 869.800.000 đồng.
+ Gia cầm bị sự cố tiêm phòng (chết): 1.200 con, kinh phí hỗ trợ 42.000.000 đồng.
+ Gia súc bị sự cố tiêm phòng (chết): 40 con (12.100 kg), kinh phí hỗ trợ 535.400.000 đồng.
+ Gia súc bị sự cố tiêm phòng (sẩy thai, gãy chân): 40 con (13.400 kg), kinh phí hỗ trợ 292.400.000 đồng.
- Hỗ trợ tiêu hủy gia súc, gia cầm: 2.121 con gia súc, gia cầm; kinh phí hỗ trợ 18.950.000 đồng.
+ Gia cầm bị tiêu hủy: 2.000 con, kinh phí hỗ trợ 6.000.000 đồng.
+ Gia súc bị tiêu hủy: 121 con, kinh phí hỗ trợ 12.950.000 đồng.
d) Chính sách hỗ trợ ngư dân sắm, lắp đặt thiết bị VMS trên tàu cá (Điều 12): Tổng khối lượng 100 thiết bị, kinh phí hỗ trợ 813.000.000 đồng, cụ thể:
- Hỗ trợ kinh phí sắm, lắp đặt thiết bị VMS: 50 thiết bị/tàu, kinh phí hỗ trợ 525.000.000 đồng.
- Hỗ trợ cước thuê bao dịch vụ vệ tinh (24 tháng): 50 tàu, kinh phí hỗ trợ 288.000.000 đồng.
(Chi tiết tại Phụ lục II đính kèm)
a) Tổng kinh phí thực hiện chính sách (bao gồm phân theo huyện, thị xã, thành phố và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): 86.064.327.000 đồng (Tám mươi sáu tỷ, không trăm sáu mươi bốn triệu, ba trăm hai mươi bảy ngàn đồng).
b) Nguồn kinh phí: Sự nghiệp kinh tế hàng năm của Ngân sách tỉnh.
Điều 2. Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm toàn bộ về khối lượng, kinh phí đề xuất và đảm bảo đúng theo nội dung quy định tại Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.