ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1248/QĐ-UBND |
Khánh Hòa, ngày 05 tháng 05 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật trợ giúp pháp lý năm 2006;
Căn cứ Quyết định số 328/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ngày 17 tháng 3 năm 2017 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật năm 2017;
Xét đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 602/STP-TTr ngày 26 tháng 4 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật năm 2017.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở Tư pháp; Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
NĂM 2017
(Kèm theo Quyết định số
1248/QĐ-UBND ngày 05
tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
1. Mục tiêu
Tăng cường việc triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trong năm 2017 nhằm tạo bước chuyển biến mới trong nhận thức của cộng đồng về các quyền của người khuyết tật; đẩy mạnh hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật để đông đảo người khuyết tật biết quyền được trợ giúp pháp lý và tiếp cận với dịch vụ này; tăng cường năng lực trợ giúp pháp lý, chú trọng thực hiện vụ việc tham gia tố tụng cho người khuyết tật.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động trợ giúp pháp lý phải bám sát nội dung chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật theo Quyết định số 3514/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và Quyết định số 328/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ngày 17 tháng 3 năm 2017.
- Các hoạt động cụ thể, khả thi, phù hợp với đặc thù của người khuyết tật.
- Có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là các cơ quan, tổ chức về người khuyết tật trong quá trình triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật
1.1. Hoạt động 1: Khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý theo lĩnh vực pháp luật, theo các dạng khuyết tật như: khuyết tật nhìn, khuyết tật nghe nói, khuyết tật vận động...
a) Đơn vị chủ trì: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh.
b) Đơn vị phối hợp: UBND xã, phường, thị trấn và các tổ chức của người khuyết tật.
c) Thời gian thực hiện: Từ Quý II đến Quý III.
1.2. Hoạt động 2: Trung tâm và các Chi nhánh của Trung tâm thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức phù hợp với các dạng tật tại nơi cư trú, sinh sống của người khuyết tật (các xã, phường, thị trấn nơi có nhiều người khuyết tật, tại Trụ sở Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật), chú trọng thực hiện vụ việc tham gia tố tụng cho người khuyết tật khi có yêu cầu.
a) Đơn vị thực hiện: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh và các Chi nhánh của Trung tâm.
b) Đơn vị phối hợp: UBND xã, phường, thị trấn và các tổ chức của người khuyết tật.
c) Thời gian thực hiện: Từ Quý II đến Quý IV.
1.3. Hoạt động 3: Tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý có nội dung liên quan đến người khuyết tật tại các xã, phường, thị trấn nới có nhiều người khuyết tật sinh sống; tại trụ sở Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật trong toàn tỉnh khi có yêu cầu.
a) Đơn vị thực hiện: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh và các Chi nhánh của Trung tâm.
b) Đơn vị phối hợp: UBND xã, phường, thị trấn và các tổ chức của người khuyết tật.
c) Thời gian thực hiện: Từ Quý II đến Quý IV
2. Tăng cường năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật
2.1. Hoạt động 1: Xây dựng chương trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật đối với đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý (Trợ giúp viên pháp lý, Cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Luật sư và Tư vấn viên pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý).
a) Đơn vị chủ trì: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh.
b) Đơn vị phối hợp: Các tổ chức của người khuyết tật và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Quý III.
2.2. Hoạt động 2: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật đối với đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý.
a) Đơn vị chủ trì: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh.
b) Đơn vị phối hợp: Các tổ chức của người khuyết tật và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Từ Quý III đến Quý IV
3. Đẩy mạnh truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật
3.1. Hoạt động 1: Đẩy mạnh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình,...) với nội dung về Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi) sau khi được Quốc hội thông qua và các vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.
a) Đơn vị chủ trì: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh.
b) Đơn vị phối hợp: Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Khánh Hòa, các Đài Phát thanh - Truyền hình huyện, thị xã, thành phố.
c) Thời gian thực hiện: Từ Quý II đến Quý IV.
3.2. Hoạt động 2: Hoàn thiện việc xây dựng và lắp đặt Bảng tin, hộp tin, tờ thông tin về trợ giúp pháp lý bảo đảm tại ít nhất 60% địa điểm được lắp đặt (trụ sở Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật).
a) Đơn vị chủ trì: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh.
b) Đơn vị phối hợp: Các tổ chức của người khuyết tật.
c) Thời gian thực hiện: Từ Quý II đến Quý IV.
4. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật
a) Đơn vị chủ trì: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh.
b) Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Từ Quý II đến Quý IV.
1. Nguồn kinh phí:
Kinh phí thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật được bố trí trong ngân sách hàng năm của địa phương;
Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh giải quyết và hướng dẫn sử dụng kinh phí cho hoạt động theo Kế hoạch này.
2. Lập, sử dụng và quyết toán kinh phí:
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh có trách nhiệm lập, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách thực hiện Kế hoạch trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật hiện hành.
1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này; báo cáo Bộ tư pháp về kết quả thực hiện chính trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật ở địa phương; chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có hiệu quả, chất lượng, đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.
2. Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.