VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 196/2006/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2006 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ BÁO CÁO TRÌNH CHỦ TỊCH NƯỚC VÀ QUỐC HỘI XEM XÉT, PHÊ CHUẨN NGHỊ ĐỊNH THƯ GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
Ngày 13 tháng 11 năm 2006, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp thông qua các dự thảo Báo cáo trình Chủ tịch nước và Quốc hội xem xét, phê chuẩn kết quả đàm phán gia nhập WTO và Nghị định thư gia nhập WTO được ký ngày 7 tháng 11 năm 2006 tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ). Cùng dự họp với Thủ tướng có Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, đồng chí Vũ Mão - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và đại diện lãnh đạo các Bộ: Thương mại, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Tư pháp, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bộ trưởng Tư pháp và ý kiến của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:
1. Sự kiện nước ta chính thức được kết nạp vào WTO vừa qua là một thành công lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Trong suốt thời kỳ đàm phán liên tục trong nhiều năm qua, Đoàn đàm phán Chính phủ đã bám sát các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, kiên trì đàm phán và đã đạt được thỏa thuận trong phạm vi các phương án đề ra. Tại phiên họp Chính phủ tháng 10 năm 2006, Chính phủ đã thông qua báo cáo về kết quả đàm phán gia nhập WTO.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý với những nội dung cơ bản của các dự thảo báo cáo do các Bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị trình Chủ tịch nước và Quốc hội.
2. Giao Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến phát biểu tại cuộc họp, tham khảo thêm ý kiến của các Ủy ban có liên quan của Quốc hội, khẩn trương hoàn chỉnh dự thảo các báo cáo trình Quốc hội và Chủ tịch nước và gửi đến Văn phòng Chính phủ chậm nhất trong ngày 14 tháng 11 năm 2006 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ trình của Chính phủ gửi Chủ tịch nước, trong đó làm rõ thêm tác động về chính trị, an ninh, kinh tế (đặc biệt tác động đối với điều hành kinh tế vĩ mô, đối với công nghiệp, nông nghiệp và nông dân, tác động đối với thu ngân sách), tác động về mặt xã hội, danh mục các cam kết khác với quy định của pháp luật hiện hành, dự kiến các công việc phải triển khai sắp tới và nêu những vấn đề cần được Quốc hội xem xét, giải quyết (Bộ Thương mại dự thảo).
Báo cáo cũng cần trình bày rõ các quy định của pháp luật về thủ tục đàm phán, ký kết và phê duyệt các cam kết quốc tế, nhưng do tình hình thực tiễn khách quan nên có thể chưa thực hiện được đầy đủ, để Quốc hội và các Đại biểu biết, có những linh hoạt cần thiết trong quá trình xem xét phê duyệt kết quả đàm phán và nghị định thư gia nhập WTO.
b) Dự thảo Tờ trình của Chủ tịch nước gửi Quốc hội (Bộ Tư pháp dự thảo);
c) Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội theo ủy quyền của Chủ tịch nước và báo cáo tóm tắt để trình bày trước Quốc hội (Bộ Thương mại dự thảo);
Nội dung báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội sẽ là cơ sở để tuyên truyền, giải thích cho nhân dân về các cam kết gia nhập WTO, sau khi được Quốc hội thông qua.
d) Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO, trong đó nêu rõ các cam kết chưa tương thích với pháp luật hiện hành của nước ta để Quốc hội cho phép áp dụng ngay (biên tập thành danh mục cụ thể, chi tiết để toàn dân biết và thực hiện), dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đối với các cam kết có thời gian chuyển đổi (Bộ Tư pháp dự thảo).
đ) Bản dịch chính thức Nghị định thư gia nhập WTO và các tài liệu kèm theo (Bộ Thương mại).
3. Giao Bộ trưởng Bộ Thương mại báo cáo trực tiếp Chủ tịch nước về nội dung và chuẩn bị cho Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư.
4. Ủy quyền Bộ trưởng Bộ Thương mại thay mặt Chính phủ đọc báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội và giải trình các nội dung liên quan. Giao Bộ Thương mại chuẩn bị đầy đủ tài liệu để gửi đến các Đại biểu Quốc hội theo quy định.
5. Yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi ngay cho Bộ Tư pháp danh mục các cam kết cần đề nghị Quốc hội cho phép thực hiện ngay, các cam kết cần sửa luật, pháp lệnh.
Văn phòng Chính phủ xin thống báo để các Bộ, cơ quan biết, chỉ đạo thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.