ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 224/KH-UBND |
Phú Yên, ngày 31 tháng 12 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ GIAI ĐOẠN 2021-2025
Thực hiện Công văn số 2606/BTTTT-THH-ATTT ngày 15/7/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (gọi tắt là CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch năm 2021;
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số giai đoạn 2021-2025, với các nội dung sau:
Phần I
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020
Giai đoạn 2016-2020, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trên địa bàn tỉnh đạt được một số kết quả ban đầu. Thông qua việc xây dựng môi trường pháp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực kết hợp với việc thực thi các giải pháp về xây dựng môi tổ chức triển khai, tài chính, tuyên truyền phổ biến,… đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ứng dụng CNTT của tỉnh phát triển. Những kết quả cụ thể như sau:
I. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ
Giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh ban hành 37 văn bản. Trong đó có 16 kế hoạch và 19 quyết định bao gồm: Khung kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 1.0, Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016 - 2020, Kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm, Quy định về phương án ứng phó khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Phú Yên và các nội dung khác phục vụ hoạt động quản lý, tổ chức triển khai ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh (danh mục văn bản thể chế hóa giai đoạn 2016 - 2020 tại Phụ lục I đính kèm).
Việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh đối với lĩnh vực CNTT cơ bản đầy đủ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo sự đồng bộ, thống nhất trong hoạt động phát triển ứng dụng CNTT tại địa phương. Hiện tại, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử và đảm bảo an toàn thông tin mạng phục vụ cải cách hành chính (CCHC), phục vụ cung cấp, trao đổi thông tin với người dân cơ bản đáp ứng yêu cầu và được triển khai áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn.
Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát và ban hành hệ thống văn bản nhằm bổ sung, hoàn thiện các quy định về triển khai xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng của tỉnh.
II. HẠ TẦNG KỸ THUẬT
Hệ thống máy tính phục vụ công việc tại các sở, ban, ngành, UBND các cấp đều được trang bị đầy đủ đạt tỷ lệ 100%, tỷ lệ máy tính được kết nối mạng Internet và mạng LAN ở các cấp đạt 100%.
Mạng truyền số liệu chuyên dùng, chủ yếu sử dụng cho việc họp giao ban trực tuyến (gồm 18 điểm tại các sở ngành và các huyện gồm: Văn phòng UBND tỉnh, Y tế, Tài chính, Giáo dục, Giao thông vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Thanh tra tỉnh và 09 UBND các huyện, thị xã, thành phố).
Trung tâm dữ liệu tỉnh được đầu tư trang thiết bị hệ thống máy chủ (Server), hệ thống lưu trữ (SAN) qua nhiều năm, kinh phí thấp, quy mô nhỏ, được sử dụng cho hệ thống ảo hóa VMware phục vụ các ứng dụng như: Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh, Cổng thông tin điện tử của Hội đồng nhân dân tỉnh; các sub portal, trang thông tin điện tử các sở, ban, ngành, huyện; cơ sở dữ liệu chuyên ngành một số sở, ngành, địa phương.... cơ bản đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Tuy nhiên, theo tiêu tiêu chuẩn TIA-942-2005 và chuẩn Tier 3 thì hiện nay trung tâm dữ liệu chưa đáp ứng, chưa có sàn nâng, hệ thống làm lạnh, đèn chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy, giám sát môi trường, thiết bị và phần mềm phòng điều hành mạng…; chưa đảm bảo cơ chế hoạt động dự phòng đảm bảo thông vận hành 24/7 các ứng dụng của tỉnh trong trường hợp nếu có xảy ra sự cố về hệ thống.
Các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, huyện đã ban hành quy chế, quy định về đảm bảo an toàn thông tin trong nội bộ. Cơ quan chuyên trách triển khai các giải pháp trang bị tường lửa bảo vệ hệ thống và thiết lập bảo mật hệ thống mạng không dây đảm bảo an toàn trung tâm dữ liệu của tỉnh.
III. CÁC HỆ THỐNG NỀN TẢNG
Triển khai hiệu quả các hệ thống thông tin (HTTT) nền tảng, dùng chung của Quốc gia: Hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về thủ tục hành chính (TTHC), HTTT về văn bản quy phạm pháp luật, HTTT lý lịch tư pháp, HTTT quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hệ thống CSDL quốc gia về khiếu nại, tố cáo, hệ thống CSDL quốc gia về dân cư; sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân, giúp xây dựng môi trường nhập dữ liệu và khai thác dữ liệu thống nhất từ Trung ương tới địa phương trên môi trường mạng; cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin quản lý.
Xây dựng và triển khai có hiệu quả các HTTT nền tảng, dùng chung của tỉnh: Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành (VNPT-iOffice), Cổng dịch vụ công của tỉnh; Chứng thư số chuyên dùng, Cổng Thông tin điện tử, Thư điện tử công vụ, Trục liên thông văn bản tỉnh.
IV. PHÁT TRIỂN DỮ LIỆU
Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành Trung ương triển khai tại địa phương: Hiện đang triển khai sử dụng các phần mềm chuyên ngành của các Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Tài chính; Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông; Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an.
Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của địa phương: Đã triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu thuộc các lĩnh vực ngành Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tư pháp, Tài nguyên mà môi trường, Thông tin và Truyền thông.
Kèm theo Phụ lục II: Các cơ sở dữ liệu Trung ương và địa phương.
V. CÁC ỨNG DỤNG, DỊCH VỤ
Các ứng dụng CNTT được đầu tư phát triển kịp thời, hỗ trợ công tác quản lý nhà nước, quản lý chuyên ngành, lĩnh vực và đặc biệt là phục vụ công tác CCHC, cụ thể:
- Trục liên thông văn bản tại địa chỉ http://truclienthong.phuyen.gov.vn cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn, kỹ thuật theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trục liên thông văn bản đã kết nối thông suốt với Trục liên thông văn bản quốc gia. Đã khởi tạo 1.432 mã định danh liên thông trên Trục liên thông văn bản điện tử (Quyết định số 1113/QĐ-UBND ngày 04/6/2018 của UBND tỉnh).
- Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (QLVB&ĐH) của tỉnh được triển khai đồng bộ đến cấp xã đã kết nối liên thông với Trục liên thông văn bản của tỉnh và Trục liên thông văn bản quốc gia. Hệ thống đã tích hợp chữ ký số bằng thiết bị usb-etoken và sim PKI và tích hợp bộ ký số theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP. Tỉ lệ văn bản đi/đến được chuyển trên môi trường mạng đạt 95%, trong đó văn bản xử lý song song giữa giấy và điện tử khoảng 5%; 100% văn bản đi của tỉnh được ký số và gửi qua Trục liên thông văn bản tỉnh và quốc gia. Trong năm 2020, tổng số văn bản gửi, nhận trên Trục 908.239 văn bản (trong đó gửi: 173.969 văn bản, nhận: 734.270 văn bản).
- 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến xã triển khai phần mềm Một cửa điện tử, phục vụ công tác tiếp nhận và giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cho tổ chức, công dân. Đến nay, toàn tỉnh đã tích hợp và công khai 2.000 TTHC, trong đó có 36 dịch vụ công được gắn mã định danh ngành, lĩnh vực, thủ tục được tích hợp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, 126 TTHC mức độ 4 và 223 TTHC mức độ 3. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ được tiếp nhận, giải quyết trực tuyến ở mức độ 3, 4 còn thấp, trung bình khoảng10%. Trong năm 2020, số hồ sơ tiếp nhận trên cổng 219.679 hồ sơ (cấp tỉnh: 52.506 hồ sơ; cấp huyện: 49.845 hồ sơ; cấp xã: 117.328 hồ sơ). Đã giải quyết đúng hạn 196.967 hồ sơ và trễ hạn 13.435 hồ sơ chiếm tỷ lệ đúng hạn 93,61,rong đó: số hồ sơ tiếp nhận và giải quyết ở mức độ 3 là 5.480 hồ sơ và mức độ 4 là 8.708 hồ sơ; số hồ sơ liên thông từ cấp xã lên huyện, tỉnh 5.784 hồ sơ của huyện Sông Hinh, Tây Hòa, Đồng Xuân, Đông Hòa, Sơn Hòa và Sở Tài nguyên và Môi trường còn lại là hồ sơ nộp tại bộ phận 1 cửa.
- 100% các cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh đáp ứng quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, và Thông tư số 32/2017/TT- BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Trên 7.630 tài khoản thư điện tử đã được cấp cho công chức, viên chức và các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh phục vụ trao đổi, gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước, cụ thể: cấp tỉnh là 3.350 tài khoản/61 đơn vị; cấp huyện là 1.550 tài khoản/18 đơn vị; cấp xã là 2.730 tài khoản/224 đơn vị.
- Toàn tỉnh hiện được cấp 2.869 chứng thư số chuyên dùng (trong đó 726 chứng thư số tổ chức và 2.142 chứng thư số cá nhân). Tỷ lệ sử dụng chữ ký số trên văn bản điện tử tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 100%.
- Hiện trạng triển khai nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh: Thực hiện Công văn số 2015/BTTTT-THH ngày 02/6/2020 của Bộ TT&TT về việc triển khai Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ, cấp tỉnh (LGSP), kết nối hệ thống thu thập, đánh giá mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Công văn số
2861/BTTTT-THH ngày 03/8/2020 của Bộ TT&TT về việc xây dựng, đề xuất kế hoạch triển khai hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh (LGSP). Sở Thông tin và Truyền thông có văn bản số 692/STTTT-CNTT ngày 18/6/2020 đề nghị Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ Hệ thống LGSP cho tỉnh Phú Yên. Đến nay Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT đã dựng xong và bàn giao hệ thống LGSP tỉnh Phú Yên cho Sở TT&TT, hiện hệ thống đang vận hành tại địa chỉ https://phuyen.ngsp.gov.vn để kết nối, liên thông với các hệ thống thông tin các sở, ngành, địa phương và thực hiện kết nối, liên thông các hệ thống thông tin quốc gia (NGSP). Ngoài ra, đã thực hiện kết nối Cổng dịch vụ công với Cổng hỗ trợ thanh toán dịch vụ công trực tuyến quốc gia, khởi tạo 02 máy chủ vận hành dịch vụ PayGov đảm bảo hạ tầng triển khai tại địa phương. Triển khai vận hành hệ thống thông tin báo cáo tỉnh tại địa chỉ baocao.phuyen.gov.vn.
VI. NGUỒN NHÂN LỰC
Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, xây dựng Chính quyền điện tử và Ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh (tại Quyết định số 468/QĐ-UBND ngày 29/3/2019).
Thành lập Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Phú Yên, Đội thực hiện điều phối, tổ chức, phối hợp, hỗ trợ các cơ quan nhà nước ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh, đồng thời làm đầu mối của tỉnh trong mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia dưới sự điều phối của Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT).
Tổng số CBCCVC chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước của tỉnh là 65 người đạt trình độ từ đại học trở lên (Đại học: 44 người; Thạc sĩ: 21 người); tại CQNN cấp tỉnh: 45 người; tại UBND cấp huyện: 15 người. 100% cán bộ, công chức của tỉnh đều đã có chứng chỉ tin học văn phòng trở lên nên đảm bảo việc sử dụng máy tính và các ứng dụng chuyên ngành trong công việc.
Đội ngũ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước cơ bản được kiện toàn; được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn sử dụng các ứng dụng dùng chung như Cổng Dịch vụ công trực tuyến, hệ thống thư điện tử công vụ, sử dụng chữ ký số chuyên dùng của Chính phủ, an toàn thông tin. Cán bộ chuyên trách, phụ trách công nghệ thông tin tham mưu các cơ quan, đơn vị triển khai xây dựng chính quyền điện tử, hỗ trợ và hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan đơn vị sử dụng.
VII. AN TOÀN THÔNG TIN
Tỷ lệ các sở, ban, ngành; các cơ quan, đơn vị cấp huyện và cấp xã đều có mạng cục bộ (LAN) và kết nối mạng Internet đạt 100%. Mạng truyền số liệu chuyên dùng, chủ yếu sử dụng cho việc họp giao ban trực tuyến (gồm: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, 09 UBND các huyện, thị xã, thành phố).
UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống dịch vụ công nghệ thông tin tỉnh Phú Yên phục vụ Chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng máy tính trong tình hình mới, đảm bảo an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam. Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Công an tỉnh, Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia thực hiện giám sát an toàn thông tin các hệ thống mạng, tên miền trên địa bàn tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương nâng cao năng lực phòng, chống độc hại; đồng thời ngăn chặn các tấn công bất hợp pháp; rà soát các lỗ hổng ứng dụng và vá lỗi hệ thống Cổng/Trang thông tin điện tử các cơ quan trên địa bàn tỉnh để cảnh báo các đơn vị nguy cơ lây nhiễm mã độc cho các mạng công nghệ thông tin của Đảng, Nhà nước; cảnh báo các lỗ hổng các trang web để biết cách phòng ngừa, ngăn chặn việc tấn công gây mất an toàn thông tin mạng.
Trung tâm dữ liệu tỉnh (Data center) hoạt động ổn định 24/7 đảm bảo duy trì ổn định, an toàn thông tin Cổng/trang thông tin điện tử các cơ quan, đơn vị của tỉnh, các hệ thống dùng chung của tỉnh phục vụ sự chỉ đạo điều hành của các cấp, nhu cầu thông tin của các tổ chức doanh nghiệp và nhân dân. Hiện nay, tỉnh xây dựng Chính quyền điện tử theo hướng thuê dịch vụ CNTT nên việc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trên các hệ thống do đơn vị cung cấp dịch vụ đảm bảo.
Đẩy mạnh triển khai sử dụng chữ ký số chuyên dùng trong hoạt động cơ quan nhà nước đảm bảo tính pháp lý, an toàn thông tin khi gửi, nhận qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành kết nối Trục liên thông văn bản của tỉnh.
VIII. KINH PHÍ THỰC HIỆN
a) Tổng kinh phí đã bố trí cho các nhiệm vụ, dự án ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020: 36.253,612 triệu đồng.
- Ngân sách Trung ương: 900 triệu đồng (nguồn vốn đầu tư: Không; nguồn vốn sự nghiệp: 900 triệu đồng).
- Ngân sách địa phương: 35.353,612 triệu đồng (nguồn vốn đầu tư: 10,900 triệu đồng, nguồn vốn sự nghiệp: 35.342,712 triệu đồng)
- Các nguồn vốn khác: Không.
(Danh mục các dự án, nhiệm vụ CNTT triển khai giai đoạn 2016 - 2020 chi tiết tại Phụ lục III kèm theo).
b) Tổng kinh phí đã bố trí cho các nhiệm vụ, dự án về an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016 - 2020: 7.422,631 triệu đồng, đạt tỷ lệ 20,5% so với tổng kinh phí chi cho CNTT.
- Ngân sách Trung ương: Không.
- Ngân sách địa phương: 7.422,631riệu đồng (nguồn vốn đầu tư: 0 triệu đồng, nguồn vốn sự nghiệp: 7.422,631 triệu đồng).
- Các nguồn vốn khác: Không.
(Danh mục các dự án, nhiệm vụ an toàn thông tin triển khai giai đoạn 2016 - 2020 chi tiết tại Phụ lục IIIa kèm theo).
Phần II
NỘI DUNG KẾ HOẠCH
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
- Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;
- Luật An toàn thông tin ngày 11/9/2015;
- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;
- Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 09/3/2020 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;
- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;
- Quyết định số 2323/BTTTT-THH ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;
- Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 16/01/2019 của UBND tỉnh triển khai thực hiện giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống dịch vụ công nghệ thông tin tỉnh Phú Yên phục vụ Chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
- Kế hoạch số 141/KH-UBND ngày 16/7/2019 của UBND tỉnh về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng 2025;
- Kế hoạch số 133/KH-TU ngày 18/3/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4;
- Kế hoạch 168/KH-UBND ngày 17/9/2020 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 50/NQ- CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết52-NQ/TW và Kế hoạch số 133-KH/TU ngày 18/3/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
- Kế hoạch số 1728/KH-UBND ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh về phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số của tỉnh Phú Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số giai đoạn 2021-2025 nhằm: Nâng cao năng lực, hiệu quả điều hành của tỉnh; phát triển kinh tế-xã hội tỉnh dựa trên nền tảng dữ liệu số; phát triển đô thị thông minh, bền vững, nâng cao chất lượng dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp; đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng.
- Phát triển Chính quyền số, bảo đảm tương tác, minh bạch, sử dụng dữ liệu số để tối ưu hoá hoạt động, chuyển đổi và cung cấp các dịch vụ số mới dựa trên nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Chính quyền hoạt động, vận hành, ban hành chính sách, đưa ra quyết định chỉ đạo điều hành và cung cấp dịch vụ số một cách chủ động theo nhu cầu của người dân và doanh nghiệp một cách tối ưu dựa trên năng lực khai thác và phân tích dữ liệu. Các đơn vị, địa phương các cấp từng bước mở dữ liệu để thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.
- Nâng cao vị trí xếp hạng về chỉ số mức độ sẵn sàng cho phát triển chính quyền điện tử (ICT Index), chỉ số thành phần về hiện đại hóa nền hành chính trong bộ chỉ số CCHC (PAR Index) của tỉnh.
III. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước
- Phát triển hạ tầng thông tin, triển khai hoàn thiện mạng diện rộng (WAN) của tỉnh. Đến năm 2025, 100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã có kết nối Internet tốc độ cao, kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước. Đầu tư hoàn thiện hạ tầng trung tâm dữ liệu tỉnh đảm bảo vận hành ứng dụng, lưu trữ dữ liệu ánh xạ phục vụ kết nối chia sẻ và khai thác dữ liệu dùng chung của tỉnh.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản liên quan khác tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và phát triển Chính quyền số;
- Phát triển, mở rộng các hệ thống nền tảng, dùng chung của tỉnh; 100% CSDL dùng chung được chia sẻ, kết nối trên toàn tỉnh; các cơ quan nhà nước các cấp từng bước mở dữ liệu để phục vụ cung cấp dịch vụ công, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số;
- 100% CSDL về hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương thường xuyên được cập nhật, kết nối, chia sẻ và tổ chức sử dụng có hiệu quả, phục vụ công tác quản lý và chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền;
- 100% các HTTT, CSDL phục vụ quản lý chuyên ngành, lĩnh vực của các cơ quan, đơn vị được nâng cấp, mở rộng và phát triển mới phải đảm bảo khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, và đáp ứng yêu cầu Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh đã được phê duyệt;
- 100% cán bộ, công chức, viên chức được định kỳ hàng năm tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng số, trong đó, 30% được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu;
- Hoàn thiện các hệ thống LGSP (nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung của tỉnh) và các hệ thống cơ sở dữ liệu làm nền tảng phát triển Chính quyền điện tử, đảm bảo tích hợp, chia sẻ cơ sở dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành địa phương;
- 60% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng;
- 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;
- 90% hồ sơ công việc tại UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện, 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật);
- 80% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh;
- Phấn đấu 100% cấp huyện thực hiện họp trực tuyến thông qua hệ thống của các địa phương;
- 100% đơn vị hành chính cấp xã - sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng (MTSLCD) của các cơ quan Đảng, Nhà nước; phối hợp triển khai sử dụng MTSLCD tại cơ quan Mặt trận, đoàn thể và các tỏ chức chính trị xã hội tỉnh;
- Chuẩn bị điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, nhân lực để phục vụ triển khai dự án CSDL quốc gia về dân cư, đảm bảo đưa vào vận hành theo tiến độ chung toàn quốc.
- Kho dữ liệu dùng chung được kết nối với các CSDL quốc gia để phục vụ phát triển chính quyền số, phục vụ nhân dân và phát triển kinh tế xã hội;
- Phấn đấu tỉnh Phú Yên đạt thứ hạng 30/63 địa phương về chính quyền điện tử;
- Kinh tế số chiếm trên 10% GRDP, năng suất lao động hàng năm tăng trên 5%;
- Phấn đấu đưa tỉnh Phú Yên đạt thứ hạng 30 địa phương về CNTT (IDI), đạt thứ hạng 30 về chỉ số cạnh tranh (GCI); đạt thứ hạng 30 về đổi mới sáng tạo (GII); đạt thứ hạng 30 về an toàn, an ninh mạng (GCI);
- Hạ tầng băng thông rộng phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã;
- Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh;
- Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.
2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Cổng Dịch vụ công của tỉnh kết nối, chia sẻ Cổng Dịch vụ công Quốc gia; dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh tích hợp với Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo quy định;
- Phấn đấu 100% giao dịch trên cổng Dịch vụ công Quốc gia, cổng Dịch vụ công tỉnh được xác thực điện tử;
- 40% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống thông tin chính quyền điện tử được xác thực mã định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả hệ thống thông tin của tỉnh;
- Phấn đấu năm 2021, hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức độ 4 theo quy định của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Phấn đấu đưa tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4 đạt 60% tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của sở, ngành, địa phương; 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính;
- Tối thiểu 60% các hệ thống thông tin của tỉnh có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác kết nối, liên thông quan nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân và doanh nghiệp được số hóa lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu của tỉnh, cơ sở dữ liệu quốc gia đã được kết nối, chia sẻ thì không phải cung cấp lại.
3. Bảo đảm an toàn thông tin
- Triển khai, nâng cấp hệ thống đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật thông tin cho hệ thống mạng của các cơ quan nhà nước;
- Nâng cao năng lực giám sát an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh để tăng cường khả năng phát hiện sớm, cảnh báo kịp thời, chính xác về các sự kiện, sự cố, dấu hiệu, hành vi, mã độc xâm hại, nguy cơ, điểm yếu, lỗ hổng có khả năng gây mất an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống, dịch vụ CNTT phục vụ Chính quyền điện tử của tỉnh;
- Nâng cao tính hệ thống, đồng bộ và chuẩn hóa công tác giám sát an toàn thông tin mạng; xây dựng đội ngũ giám sát an toàn thông tin mạng chuyên nghiệp và kỷ luật;
- Tham gia, duy trì mạng lưới hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng trên toàn quốc, đảm bảo liên kết, liên thông, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong công tác giám sát, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và cơ quan điều phối quốc gia (VNCERT/CC);
- Hoàn thành triển khai, nâng cấp và duy trì bảo đảm an toàn thông tin mô hình 4 lớp (Kiện toàn lực lượng tại chỗ; lựa chọn tối thiểu một tổ chức, doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; định kỳ thực hiện kiểm tra, đánh giá độc lập; kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia) theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin mạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào hoạt động của cơ quan, tổ chức;
- Triển khai, nâng cấp và duy trì trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC); kết nối và chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin);
- Xây dựng các biện pháp ngăn chặn các trang thông tin điện tử, blog, mạng xã hội có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước; kịp thời phát hiện, phối hợp xử lý các trường hợp sử dụng mạng Internet với mục đích xấu, chống phá;
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập ứng cứu sự cố tại các cơ quan, đơn vị, tại khu vực phòng thủ tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, nâng cao kỹ năng chuyên môn và năng lực tham mưu công tác an toàn, an ninh thông tin cho đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT ở các cơ quan nhà nước các cấp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
4. Hạ tầng kỹ thuật
- Hoàn thiện hạ tầng trung tâm dữ liệu của tỉnh, mạng diện rộng để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cho việc triển khai xây dựng Chính quyền điện tử, Chính phủ số;
- 100% cơ quan từ cấp tỉnh đến cấp huyện, 70% cấp xã sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, xác định là truyền dẫn căn bản trong kết nối tất cả các hệ thống thông tin Chính quyền điện tử và liên thông, chia sẻ dữ liệu;
- Thực hiện chuyển đổi địa chỉ IPv4 (Internet protocol version 4) sang địa chỉ IPv6 (Internet protocol version 6) cho mạng lưới, dịch vụ của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh; đảm bảo mạng lưới, dịch vụ và mạng chuyên dùng của cơ quan Nhà nước hoạt động ổn định với IPv6 kế hoạch chung;
- Hệ thống phòng họp trực tuyến thông suốt từ tỉnh đến xã/cụm xã đảm bảo sự điều hành chỉ đạo của tỉnh.
IV. NHIỆM VỤ
1. Hoàn thiện môi trường pháp lý
- Xây dựng các văn bản tổ chức thực hiện và hướng dẫn thi hành để cụ thể hóa các văn bản của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương về công tác ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số.
- Hoàn thiện hệ thống pháp lý của tỉnh về CNTT, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo và điều hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy triển khai ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số của tỉnh: Rà soát, cập nhật Khung Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam 2.0; xây dựng, cập nhật các văn bản về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy chế khai thác, sử dụng các HTTT, CSDL để đảm bảo phù hợp các nội dung quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP và tình hình triển khai thực tế; xây dựng các quy định, hướng dẫn về thu thập, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin, dữ liệu nhằm bảo đảm khả năng tiếp cận và sử dụng cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
- Xây dựng và triển khai chiến lược dữ liệu, kế hoạch phát triển dữ liệu, các cơ sở dữ liệu bảo đảm khả năng kết nối, chia sẻ, sử dụng chung dữ liệu trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai Chiến lược dữ liệu quốc gia sau khi được ban hành.
- Hoàn thiện cơ chế về tài chính và đầu tư cho ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số. Ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho các chương trình, kế hoạch, dự án ứng dụng, phát triển CNTT, đào tạo nhân lực CNTT. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển CNTT.
- Tạo điều kiện, thu hút các công ty, doanh nghiệp tham gia hoạt động thúc đẩy ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các hoạt động về đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn cao về CNTT và cung cấp các dịch vụ CNTT ưu tiên thuê dịch vụ đã được phê duyệt.
- Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực CNTT; cơ chế hợp tác với các Trường Đại học trong phát triển CNTT; tạo điều kiện để một số lãnh đạo, quản lý, chuyên gia CNTT có điều kiện nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm triển khai thành công Chính quyền điện tử.
2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Bổ sung đầu tư, nâng cấp hạ tầng mạng, hạ tầng kết nối, hạ tầng an toàn thông tin tại trung tâm dữ liệu tỉnh để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cho việc triển khai xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số tỉnh theo lộ trình.
- Thực hiện nâng cấp trung tâm dữ liệu và triển khai hoàn thiện mạng diện rộng (WAN) sử dụng đường truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh, qua đó tổ chức tái cấu trúc hạ tầng CNTT của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố theo hướng kết hợp giữa mô hình tập trung và mô hình phân tán dựa trên các công nghệ điện toán đám mây nhằm khai thác sử dụng hiệu quả hạ tầng hiện có, đồng thời tăng cường khả năng bảo mật, sao lưu, phòng chống thảm họa, bảo đảm vận hành ổn định, an toàn thông tin, an ninh mạng của các HTTT, cơ sở dữ liệu.
- Đầu tư thiết bị, phần mềm bảo vệ hạ tầng mạng diện rộng, mạng nội bộ và hạ tầng kỹ thuật CNTT tại trung tâm dữ liệu tỉnh, các phòng máy chủ để hỗ trợ cho chủ quản HTTT bảo vệ trước các cuộc tấn công mạng từ ngoài vào, đồng thời kiểm soát được các vấn đề bên trong hệ thống mạng.
- Đầu tư thiết bị, phần mềm phát hiện và phòng, chống xâm nhập cho các HTTT tại trung tâm dữ liệu tỉnh và các phòng máy chủ; đầu tư thiết bị, phần mềm hỗ trợ theo dõi, phân tích sự kiện an toàn thông tin (từ các nguồn dữ liệu khác nhau) cho các HTTT đáp ứng các chức năng theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Triển khai đầu tư mới hoặc bổ sung, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật (máy tính, mạng máy tính, …) phục vụ ứng dụng CNTT của các đơn vị thuộc và trực thuộc ở các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cho việc triển khai xây dựng chính quyền điện tử địa phương theo lộ trình của Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh.
- UBND cấp huyện đề xuất triển khai đầu tư trang bị, bổ sung hạ tầng kỹ thuật cho UBND cấp xã nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai, khai thác, sử dụng các HTTT được đầu tư, đảm bảo đạt các chỉ tiêu đánh giá theo Bộ tiêu chí đánh giá mức độ chính quyền điện tử cấp xã và cấp huyện ban hành tại Quyết định số 2392/QĐ-BTTTT ngày 25/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai nâng cấp, bổ sung trang thiết bị CNTT cần thiết phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng các phần mềm ứng dụng của người dùng cuối theo lộ trình triển khai các đề án, dự án, nhiệm vụ đã được phê duyệt.
- Phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ Mạng truyền số liệu chuyên dùng trên địa bàn tỉnh rà soát, đánh giá và triển khai giải pháp nâng cao chất lượng đường truyền nhằm đảm bảo duy trì kết nối thông suốt, đáp ứng yêu cầu khai thác của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT); xây dựng lộ trình và triển khai tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu như: Giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị để chuyển đổi thành một bộ phận cấu thành quan trọng của hạ tầng số. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, hạ tầng giao thông, đô thị, xây dựng phải có nội dung nghiên cứu, phân tích để xem xét, bổ sung hạng mục ứng dụng, kết nối mạng IoT, tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số. Các nội dung phát triển hạ tầng IoT phải bảo đảm hiệu quả, phát triển các hạ tầng dùng chung, tránh đầu tư trùng lặp.
- Duy trì, nâng cấp, mở rộng hệ thống phòng họp trực tuyến từ tỉnh đến xã, cụm xã đảm bảo sự điều hành chỉ đạo của tỉnh.
3. Phát triển các hệ thống nền tảng
- Xây dựng, triển khai Nền tảng tích hợp ứng dụng và dịch vụ CNTT của tỉnh (LGSP) phục vụ kết nối nền tảng Chính phủ điện tử quốc gia; tích hợp các hệ thống ứng dụng, dịch vụ và CSDL dùng chung của tỉnh vào hệ thống; tích hợp phần mềm Một cửa điện tử với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, phần mềm quản lý chuyên ngành nhằm tạo thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình trao đổi, chia sẻ, sử dụng thông tin, dữ liệu.
- Nâng cấp, mở rộng và phát triển các HTTT nền tảng, dùng chung của tỉnh: Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành, Hệ thống Một cửa điện tử, Chứng thư số chuyên dùng, Cổng Thông tin điện tử, Phần mềm Quản lý cán bộ công chức, Phần mềm Quản lý việc giải quyết kiến nghị của cử tri, Thư điện tử công vụ, Phần mềm Quản lý cán bộ, công chức, viên chức tỉnh, Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về kinh tế - xã hội,… và các HTTT dùng chung khác để phù hợp với công tác quản lý của tỉnh và của các ngành, lĩnh vực.
- Rà soát và triển khai đồng bộ, thống nhất Mạng truyền số liệu chuyên dùng phù hợp với phạm vi và tính chất triển khai Chính quyền điện tử, tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ và các yêu cầu về kỹ thuật, kết nối, an toàn thông tin.
- Hoàn thành các nhiệm vụ tại Kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi IPv6 trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Vận hành ổn định IPv6 trên các HTTT điều hành và hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, đáp ứng yêu cầu của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông. Yêu cầu các thiết bị CNTT, HTTT, CSDL có kết nối Internet thuộc các dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT bắt buộc phải hỗ trợ kết nối IPv6.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông, đặc biệt là tốc độ Internet, triển khai hiệu quả băng tần mạng di động 4G, 5G.
4. Phát triển dữ liệu
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia trên địa bàn tỉnh, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Từng bước hình thành các hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu mở cấp tỉnh.
- Xây dựng kho dữ liệu dùng chung của tỉnh, tích hợp với Cổng dữ liệu quốc gia (data.gov.vn). Kết nối liên thông với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) nhằm kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu để khai thác, sử dụng.
- Hoạt động đầu tư mới CSDL, HTTT tại các sở, ngành, địa phương bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các HTTT, CSDL do các bộ, ngành triển khai; không đầu tư trùng lắp với các CSDL quốc gia và danh mục các HTTT có quy mô và phạm vi triển khai từ Trung ương đến địa phương đã được công bố trên Trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông và Cục Tin học hóa theo quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTTTT ngày 30/12/2014.
- Hoàn thiện, xây dựng mới các CSDL dùng chung, CSDL chuyên ngành, lĩnh vực và các HTTT phải đáp ứng các yêu cầu về kết nối, chia sẻ dữ liệu theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP. Các dự án, nhiệm vụ CNTT đang triển khai nhưng không xây dựng CSDL phải đảm bảo có các thành phần, mô-đun để kết nối, sử dụng dữ liệu do các hệ thống bên ngoài cung cấp. Đối với các CSDL, HTTT chưa đáp ứng được yêu cầu thì cần có kế hoạch nâng cấp để đảm bảo khả năng tiếp nhận kết nối, chia sẻ dữ liệu.
- Công bố và thường xuyên cập nhật danh mục các CSDL dùng chung của tỉnh; xây dựng và triển khai kế hoạch cung cấp dữ liệu mở trong phạm vi toàn tỉnh (gồm dữ liệu thống kê, dữ liệu dùng chung, dữ liệu đã được thông tin rộng rãi trên các cổng/trang thông tin điện tử, dữ liệu quan trắc,…). Phấn đấu mỗi đơn vị trực thuộc tỉnh cung cấp và duy trì ít nhất 01 bộ dữ liệu mở.
- Chủ quản các HTTT tổ chức rà soát, tổng hợp và đánh giá toàn bộ hiện trạng dữ liệu trong phạm vi của mình quản lý đang được lưu trữ trong các CSDL để xác định chất lượng dữ liệu, khả năng chia sẻ và sử dụng bởi các cơ quan bên ngoài theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP. Trong trường hợp dữ liệu không đảm bảo cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau thì cần có kế hoạch hoàn thiện, nâng cấp dữ liệu trong năm 2021 và các năm tiếp theo để sử dụng cho việc chia sẻ rộng rãi.
- Chủ quản cơ sở dữ liệu có trách nhiệm thiết lập và công bố các dịch vụ chia sẻ dữ liệu, các tài liệu kỹ thuật cần thiết phục vụ mục đích truy cập dữ liệu thuộc phạm vi dữ liệu do mình quản lý theo Điều 24 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
- Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá dữ liệu số đang được quản lý tại các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
- Cơ quan, đơn vị xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá duy trì dữ liệu nội bộ hàng năm theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông quy định tại Điều 16 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP .
5. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ
5.1. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước
- Duy trì, nâng cấp, hoàn thiện các phần mềm dùng chung trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng các phần mềm và cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Tăng cường sử dụng, trao đổi văn bản điện tử, nhất là tại UBND các cấp, ứng dụng chứng thư số, chữ ký số trong liên thông văn bản điện tử.
- Phát triển, hoàn thiện Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh để tích hợp, chia sẻ dữ liệu báo cáo trong các cơ quan hành chính nhà nước. Dữ liệu báo cáo được tổng hợp vào kho dữ liệu chung, phân tích dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định phục vụ chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, cơ quan hành chính nhà nước các cấp và hỗ trợ đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức chuẩn hóa cấu trúc, hệ thống hóa mã định danh, thực hiện số hóa dữ liệu và cung cấp danh mục dữ liệu đã được số hóa theo quy định để tích hợp, chia sẻ giữa các HTTT của các cơ quan nhà nước.
- Nâng cấp hoàn thiện và triển khai Hệ thống Hội nghị giao ban trực tuyến của tỉnh phục vụ họp trực tuyến cho các sở, ban ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã, rút ngắn thời gian hội họp, giảm giấy tờ hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước.
- Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 trên phạm vi toàn tỉnh theo mô hình ISO điện tử, tích hợp và đồng bộ với hệ thống Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến của tỉnh.
- Tăng cường sử dụng chữ ký số chuyên dùng của Chính phủ trong trao đổi văn bản điện tử với các cơ quan trên địa bàn tỉnh và các cơ quan bộ, ngành Trung ương; trong các loại hình giao dịch điện tử phục vụ quản lý, điều hành, xử lý công việc và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Mở rộng triển khai dịch vụ chứng thực chữ ký số trong xác thực văn bản điện tử cho các HTTT, thiết bị di động để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức theo lộ trình của Chính phủ.
- Triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục và đào tạo, quản lý khám, chữa bệnh; từng bước hình thành HTTT về giáo dục điện tử, y tế điện tử trên địa bàn tỉnh để người dân được hưởng phúc lợi xã hội thông qua ứng dụng CNTT.
- Ứng dụng CNTT trong quản lý và phát triển ngành Du lịch của tỉnh, hướng đến môi trường du lịch thông minh hơn cho du khách;
- Triển khai sử dụng hiệu quả hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh Phú Yên (@phuyen.gov.vn) và các hệ thống thư công vụ khác do các cơ quan Trung ương triển khai tại địa phương; hạn chế tối đa việc sử dụng các hệ thống thư điện tử công cộng trong hoạt động công vụ.
5.2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Thường xuyên rà soát, đánh giá tình hình cung cấp thông tin trên các cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan, địa phương; đề xuất và triển khai hiệu quả các hoạt động nâng cấp, công tác an toàn thông tin cho các cổng/trang thông tin điện tử, bảo đảm kênh cung cấp, trao đổi thông tin giữa cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp được duy trì ổn định, liên tục và thông suốt.
- Tiếp tục triển khai Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC và Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 16/10/2018 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.
- Hoàn thiện và đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu TTHC của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia; thực hiện TTHC trên môi trường điện tử, số hóa kết quả giải quyết TTHC theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ và lộ trình của tỉnh.
- Rà soát, mở rộng danh mục TTHC thực hiện trực tuyến, danh mục TTHC thực hiện thanh toán trực tuyến và danh mục TTHC áp dụng dịch vụ bưu chính công ích, đảm bảo đạt chỉ tiêu đề ra. Tăng cường các biện pháp truyền thông, tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến; phát huy hiệu quả của mạng lưới bưu chính công ích và chính quyền cơ sở trong công tác hỗ trợ, thúc đẩy người dân, doanh nghiệp thay đổi hành vi thực hiện TTHC.
- Nghiên cứu, đề xuất triển khai Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên; các kênh thông tin tiếp nhận ý kiến khách hàng trong hoạt động cung cấp, giải quyết TTHC cho toàn tỉnh và hệ thống cung cấp dịch vụ tin nhắn tự động thông báo kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, công dân và các tiện ích khác; đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh.
- Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ tại Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử tỉnh Phú Yên giai đoạn 2021 - 2025 (tại Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh) và kế hoạch ứng dụng CNTT của các ngành, lĩnh vực khác sau khi được phê duyệt.
6. Bảo đảm an toàn thông tin
- Thường xuyên rà soát, cập nhật, xây dựng và ban hành các kế hoạch, quy chế, quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức.
- Tổ chức triển khai các nhiệm vụ tại Kế hoạch triển khai thi hành Luật An toàn thông tin mạng, Kế hoạch ứng phó sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng hàng năm, Kế hoạch triển khai Đề án giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính quyền điện tử tỉnh,…; tổ chức thực hiện tốt các quy định đảm bảo an toàn thông tin số trong hoạt động ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh. Phát huy vai trò của Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh, chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ chuyên trách CNTT nhằm bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.
- Chuẩn hóa hệ thống mạng, quy trình quản lý an toàn hạ tầng kỹ thuật tại trung tâm dữ liệu tỉnh và các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống mã độc, bảo vệ 100% máy trạm, thiết bị đầu cuối liên quan tại các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã.
- Sở Thông tin và Truyền thông triển khai giải pháp đảm bảo an toàn thông tin mô hình 4 lớp, triển khai trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) tại tỉnh, đáp ứng yêu cầu, hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Thường xuyên rà soát, cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn cho các HTTT và triển khai phương án bảo đảm an toàn theo cấp độ.
- Định kỳ, đột xuất thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục của cơ quan, tổ chức; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng.
- Định kỳ hàng năm tổ chức đào tạo hoặc cử cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin, CNTT tham gia các khóa đào tạo về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin.
- Định kỳ hàng năm tổ chức các chương trình diễn tập, tập huấn bảo đảm an toàn thông tin mạng với các phương án, kịch bản phù hợp thực tế cho cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
- Các cơ quan, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động nội bộ của đơn vị; thực hiện quản lý chặt chẽ việc sử dụng các thiết bị, phương tiện kỹ thuật số có tính năng lưu trữ, trao đổi thông tin để phòng ngừa lộ, lọt thông tin qua mạng; kiểm tra an ninh và an toàn thông tin các thiết bị, phần mềm hệ thống, phần mềm thương mại, phần mềm ứng dụng và các công cụ khác trước khi đưa vào sử dụng; các thiết bị, phần mềm do tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng hoặc tài trợ phải được kiểm định an toàn trước khi sử dụng.
- Tăng cường phối hợp với các lực lượng Công an, Quân đội, cơ yếu để sẵn sàng, chủ động phòng ngừa và xử lý các tình huống phát sinh trong lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin. Bảo đảm an toàn, an ninh các HTTT trọng yếu của tỉnh.
- Bảo đảm tỷ lệ kinh phí chi cho các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đạt tối thiểu 10% trong tổng kinh phí triển khai các dự án, nhiệm vụ CNTT (trong trường hợp chủ đầu tư chưa có hệ thống kỹ thuật hoặc thuê dịch vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng chuyên biệt đáp ứng được các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn HTTT theo cấp độ).
7. Phát triển nguồn nhân lực
- Tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức kỹ năng ứng dụng CNTT triển khai Chính quyền điện tử, Chính quyền số, khai thác, sử dụng các HTTT, làm việc trên môi trường mạng, giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4... cho CBCCVC trong tỉnh, đặc biệt là ở cấp huyện, xã, vùng sâu, vùng xa. Tổ chức đào tạo, tập huấn về xây dựng, triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử, chương trình chuyển đổi số tỉnh cho các thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh, thành viên Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ chuyên trách về CNTT trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức phụ trách về CNTT ở các ngành có ứng dụng chuyên sâu như: Giáo dục và đào tạo, y tế, giao thông, tài nguyên môi trường, thông tin và truyền thông,… trong đó, cần chú trọng đào tạo kiến thức chuyên sâu về an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin.
- Tạo điều kiện về thời gian hoặc xem xét, cử cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước tham gia thi tuyển và học tập các chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về CNTT phù hợp với vị trí việc làm.
- Đẩy mạnh hợp tác với các Trường Đại học trong phát triển CNTT. Cử lãnh đạo, quản lý, chuyên gia CNTT nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm triển khai thành công Chính quyền điện tử, chuyển đổi số, an toàn thông tin.
- Đẩy mạnh, đổi mới công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp trong việc ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số.
V. GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác qua môi trường số với người dân, doanh nghiệp
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua việc ứng dụng đa dạng các kênh truyền thông, nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa số cho người dân, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ của Chính quyền điện tử, Chính quyền số.
- Nâng cấp, tích hợp các tiện ích, ứng dụng hỗ trợ tương tác trực tuyến giữa cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp trên các cổng/trang thông tin điện tử (TTĐT) của cơ quan nhà nước và HTTT cung cấp dịch vụ công.
- Tích cực truyền thông quảng bá Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến, cách thức nộp hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến, đăng ký nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài tỉnh, trên mạng xã hội Facebook, Zalo, Youtube,…
- Nâng cao chất lượng nội dung các chương trình truyền thông Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử trên Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên, Báo Phú Yên, tăng cường lồng ghép tuyên truyền về CCHC, dịch vụ công trực tuyến, chính quyền điện tử, chính quyền số; duy trì tổ chức các sự kiện ICT hàng năm.
2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp
- Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích trong việc triển khai Chính quyền điện tử và hỗ trợ cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ triển khai, phát triển Chính quyền điện tử.
- Ưu tiên xây dựng Chính quyền điện tử của tỉnh theo hình thức thuê dịch vụ CNTT do các doanh nghiệp CNTT cung cấp, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định.
- Ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng của doanh nghiệp trong nước đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh mạng theo quy định của pháp luật cho các HTTT phục vụ Chính quyền điện tử của tỉnh; thuê dịch vụ kiểm tra, đánh giá định kỳ an toàn thông tin mạng đối với HTTT thuộc quyền quản lý hoặc kiểm tra, đánh giá đột xuất khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
- Tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số đến các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
3. Thu hút nguồn lực CNTT
- Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế khuyến khích, chính sách ưu đãi để thu hút chuyên gia, nhân lực tham gia xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử.
- Hoàn thiện cơ chế về tài chính và đầu tư cho ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền điện tử. Ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho các chương trình, kế hoạch, dự án ứng dụng, phát triển CNTT, đào tạo nhân lực CNTT.
- Tạo điều kiện, thu hút các công ty, doanh nghiệp tham gia hoạt động thúc đẩy ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các hoạt động về đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn cao về CNTT, cung cấp các dịch vụ thuộc danh mục dịch vụ CNTT sản xuất trong nước được ưu tiên đầu tư, mua sắm theo quy định của Thông tư số 47/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương qua các chương trình, dự án triển khai theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương; các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án khác.
- Huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp, các nhà tài trợ, các tổ chức trong và ngoài nước có nhu cầu đầu tư, hỗ trợ trong lĩnh vực CNTT.
4. Tăng cường hợp tác quốc tế: Đẩy mạnh hợp tác, học tập kinh nghiệm quốc tế và tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế và các tập đoàn mạnh về phát triển Chính quyền điện tử/Chính quyền số.
5. Về môi trường chính sách
- Tổ chức triển khai các chính sách của Chính phủ về ưu tiên đầu tư, hỗ trợ cho ứng dụng và phát triển CNTT tại các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp; tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển CNTT.
- Hoàn thiện hệ thống pháp lý của tỉnh về CNTT, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy triển khai ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền điện tử của tỉnh.
- Rà soát, cập nhật, hoàn thiện các quy định, quy chế về HTTT dùng chung, an toàn thông tin, trao đổi văn bản điện tử, sử dụng chữ ký số, các quy định về cập nhật CSDL, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC,…
- Duy trì, phát huy hiệu quả của hoạt động đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT hàng năm đối với các cơ quan nhà nước, các đơn vị trên địa bàn tỉnh; tổ chức rà soát, đánh giá cụ thể những điểm còn hạn chế và triển khai các giải pháp cụ thể để cải thiện xếp hạng đối với chỉ số về mức độ sẵn sàng cho phát triển Chính phủ điện tử (ICT Index), chỉ số thành phần về hiện đại hóa nền hành chính trong bộ chỉ số CCHC (PAR Index) của tỉnh.
- Rà soát, đề xuất chỉnh sửa, bổ sung nội dung ứng dụng, phát triển CNTT vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của tỉnh.
6. Giải pháp gắn kết chặt chẽ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính
- Xây dựng các chương trình phối hợp giữa Sở Nội vụ và Sở Thông tin và Truyền thông để gắn kết hoạt động ứng dụng CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử với công tác CCHC; phối hợp xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai các HTTT đã được đầu tư phục vụ hiện đại hóa hành chính.
- Thực hiện chuẩn hóa quy trình, TTHC; cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 phục vụ công tác CCHC của cơ quan.
- Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại ứng dụng CNTT; bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng CCHC (tiêu chí về hiện đại hóa nền hành chính), bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử của các xã, phường, thị trấn, bảo đảm tính khách quan, minh bạch và phù hợp với tình hình triển khai thực tế của địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra ứng dụng CNTT tại các cơ quan, địa phương lồng ghép trong các đợt kiểm tra CCHC của tỉnh.
- Đánh giá hiệu quả triển khai, áp dụng các sáng kiến, giải pháp ứng dụng CNTT làm cơ sở cho việc tổ chức, triển khai nhân rộng các sản phẩm mang lại hiệu quả cao.
7. Triển khai ứng dụng hiệu quả các công nghệ số: Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ số vào triển khai Chính quyền điện tử, Chính quyền số của tỉnh như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối; tăng cường kiểm tra, kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng các chỉ số đo đếm ứng dụng công nghệ thông tin đối với các cơ quan có xây dựng phần mềm ứng dụng để thực sự có hiệu quả.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí cho các nhiệm vụ, dự án ứng dụng CNTT, phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước và các quy định khác hiện hành.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ hàng năm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát; cho ý kiến về nội dung chuyên môn đối với các đề án, dự án, nhiệm vụ triển khai Kế hoạch; tổng hợp thông tin, số liệu về tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch.
- Căn cứ Kế hoạch này, tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm của tỉnh; nghiên cứu, đề xuất bổ sung các dự án, nhiệm vụ CNTT nhằm triển khai hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về CNTT trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện việc đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ các ngành, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch, kịp thời báo cáo UBND tỉnh xử lý, tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng trong quá trình thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
- Tham mưu UBND tỉnh kế hoạch truyền thông chính quyền điện tử. Chủ trì triển khai, phối hợp các cơ quan, đơn vị tăng cường truyền thông trên các cơ quan thông tin đại chúng báo, đài, mạng Internet, mạng xã hội nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về CNTT trong đội ngũ CBCCVC và xã hội.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp dịch vụ viễn thông, CNTT tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ đảm bảo các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật CNTT, viễn thông và công tác an toàn, an ninh thông tin.
- Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để Bưu điện Phú Yên, các doanh nghiệp tham gia phát triển Chính quyền điện tử theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Tham mưu xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá dữ liệu số đang được quản lý tại các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị tham mưu, đề xuất hợp tác các Trường Đại học, Bộ, ngành về phát triển nguồn nhân lực CNTT, ATTT cho tỉnh. Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ CBCCVC từ tỉnh, huyện, xã nâng cao trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT phục vụ Chính quyền điện tử.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tham mưu bố trí vốn đầu tư phát triển từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 và các nguồn ngân sách khác (nếu có) cho các dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT.
3. Sở Tài chính: Trên cơ sở dự toán của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ, Sở Tài chính tổng hợp, cân đối kinh phí theo khả năng ngân sách từng năm của giai đoạn 2021 - 2025 để tham mưu trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch đối với nhiệm vụ do ngân sách đảm bảo theo đúng quy định.
4. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan xây dựng các chương trình, nội dung phối hợp giữa cơ quan Nội vụ và cơ quan Thông tin và Truyền thông để gắn kết hoạt động ứng dụng CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử với công tác CCHC.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu phương án bổ sung hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về CNTT, đảm bảo về số lượng và cơ cấu trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước và triển khai ứng dụng CNTT, đặc biệt là tại cấp huyện, cấp xã.
- Thực hiện tốt công tác đánh giá thi đua khen thưởng của các cơ quan, địa phương, trong đó có kết hợp lồng ghép các nội dung đánh giá xếp hạng ứng dụng CNTT.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ để triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực CNTT và truyền thông đã được phê duyệt tại Kế hoạch khoa học và công nghệ giai đoạn 2021 - 2025, kế hoạch hàng năm.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức kiểm tra nội dung, tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực CNTT và truyền thông; tổng hợp báo cáo kết quả triển khai ứng dụng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực CNTT và truyền thông vào thực tiễn quản lý.
- Tham mưu UBND tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 trên phạm vi toàn tỉnh theo mô hình ISO điện tử, tích hợp và đồng bộ với Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.
6. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ Kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm của tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương cụ thể hóa vào Kế hoạch ứng dụng CNTT, đào tạo, tập huấn CBCCVC ứng dụng CNTT hàng năm của đơn vị, địa phương và tổ chức thực hiện, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế nhằm góp phần đạt các chỉ tiêu được xác định trong Kế hoạch này.
- Theo chức năng, nhiệm vụ, các chỉ tiêu được xác định trong Kế hoạch này, các sở, ban ngành, địa phương xây dựng dự toán triển khai các dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT gửi cơ quan tài chính, trình cấp có thẩm quyền xem xét; đồng thời gửi Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp trong Kế hoạch ứng dụng CNTT của tỉnh.
7. Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Yên, Báo Phú Yên, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Phú Yên và các kênh truyền thông khác: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về CNTT trong xã hội; tăng cường thời lượng tuyên truyền, phổ biến các hoạt động ứng dụng CNTT và truyền thông tại địa phương./.
IX. DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN
Danh mục các dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT, phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 (chi tiết tại Phụ lục IV đính kèm Kế hoạch này).
Trên đây là Kế hoạch ứng dụng CNTT hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số giai đoạn 2021-2025; các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ để tổ chức thực hiện. Trường hợp vướng mắc, báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết./.
|
CHỦ TỊCH |
DANH MỤC PHỤ LỤC
(Kèm theo Kế hoạch số 224/KH-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Phú Yên)
Phụ lục I. Hệ thống văn bản thể chế hóa giai đoạn 2016 - 2020
TT |
Số ký hiệu, ngày/tháng/ năm ban hành văn bản |
Trích yếu văn bản |
Cơ quan ban hành văn bản |
Ghi chú |
1. |
Quyết định số 2349/QĐ-UBND ngày 26/11/2015 |
Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 |
UBND tỉnh |
|
2. |
Quyết định số 15/2016/QĐ-UBND ngày 16/5/2016 |
Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh |
UBND tỉnh |
|
3. |
Kế hoạch 73/KH- UBND ngày 26/5/2016 |
Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 14/4/2015 của Chính phủ và Chương trình hành động số 23/CTR/TU ngày 8/12/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. |
UBND tỉnh |
|
4. |
Kế hoạch số 74/KH- UBND ngày 31/5/2016 |
Kế hoạch xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Phú Yên. |
UBND tỉnh |
|
5. |
Kế hoạch số 97/KH- UBND ngày 07/7/2016 |
Kế hoạch hành động thực hiện Nghị Quyết số 36a-NQ/CP ngày 4/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử. |
UBND tỉnh |
|
6. |
Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 05/8/2016 |
Kế hoạch Triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên. |
UBND tỉnh |
|
7. |
Kế hoạch 125/KH- UBND ngày 16/8/2016 |
Kế hoạch Bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016 - 2020 |
UBND tỉnh |
|
8. |
Kế hoạch số 2819/QĐ-UBND ngày 23/11/2016 |
Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan Nhà nước tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016 - 2020 |
UBND tỉnh |
|
9. |
Kế hoạch 10/KH- UBND ngày 18/1/2017 |
Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan Nhà nước tỉnh Phú Yên năm 2017 |
UBND tỉnh |
|
10. |
Quyết định số 501/QĐ-UBND ngày 13/3/2017 |
Điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 |
UBND tỉnh |
|
11. |
Quyết định số 2572/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 |
Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Phú Yên, phiên bản 1.0 |
UBND tỉnh |
|
12. |
Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 |
Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước tỉnh Phú Yên năm 2018 |
UBND tỉnh |
|
13. |
Quyết định số 03/2018/QĐ-UBND ngày 31/01/2018 |
Quy chế quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng cổng dịch vụ công trực tuyến và hệ thống một cửa liên thông tỉnh Phú Yên. |
UBND tỉnh |
|
14. |
Quyết định số 229/QĐ-UBND ngày 31/01/2018 |
Quy định về phương án ứng phó khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Phú Yên. |
UBND tỉnh |
|
15. |
Quyết định 11/2018/QĐ-UBND ngày 27/3/2018 |
Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống quản lý văn bản, điều hành và liên thông văn bản điện tử trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên. |
UBND tỉnh |
|
16. |
Quyết định số 1113/QĐ-UBND ngày 04/6/2018 |
Ban hành mã định danh (mã dùng trao đổi văn bản điện tử trên trục liên thông văn bản) của các cơ quan, đơn vị tỉnh Phú Yên. |
UBND tỉnh |
|
17. |
Quyết định số 1857/QĐ-UBND ngày 21/9/2018 |
Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện trong các năm 2018 - 2019 trên địa bàn tỉnh |
UBND tỉnh |
|
18. |
Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 27/9/2018 |
Thực hiện đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2018-2020 |
UBND tỉnh |
|
19. |
Kế hoạch 241/KH- UBND ngày 29/12/2018 |
Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Phú Yên năm 2019 |
UBND tỉnh |
|
20. |
Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 05/01/2019 |
Ban hành Danh mục loại hình: Gửi bản điện tử hoàn toàn; gửi bản giấy và bản điện tử trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành; gửi bản giấy giữa các cơ quan, tổ chức nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên |
UBND tỉnh |
|
21. |
Kế hoạch 03/KH- UBND ngày 07/01/2019 |
Ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Quyết định 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước |
UBND tỉnh |
|
22. |
Kế hoạch 07/KH- UBND ngày 11/01/2019 |
Ban hành Kế hoạch đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến năm 2019 trên địa bàn tỉnh Phú Yên |
UBND tỉnh |
|
23. |
Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 16/01/2019 |
Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống dịch vụ công nghệ thông tin tỉnh Phú Yên phục vụ Chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 |
UBND tỉnh |
|
24. |
Kế hoạch 110/KH- UBND ngày 10/5/2019 |
Ban hành Kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan Nhà nước tỉnh Phú Yên giai đoạn 2019-2020 |
UBND tỉnh |
|
25. |
Kế hoạch hành động số 141/KH- UBND ngày 16/7/2019 |
Thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 |
UBND tỉnh |
|
26. |
Quyết định số 34/QĐ-UBND ngày 12/9/2019 |
Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số và chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên |
UBND tỉnh |
|
27. |
Quyết định 33/2019/QĐ-UBND ngày 2/10/2019 |
Quyết định v/v Quy chế thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên |
UBND tỉnh |
|
28. |
Kế hoạch 234/KH- UBND ngày 30/12/2019 |
Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Phú Yên năm 2020 |
UBND tỉnh |
|
29. |
55/2020/QĐ-UBND ngày 18/1/2020 |
Quyết định Về việc ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên |
UBND tỉnh |
|
30. |
Kế hoạch 133- KH/TU ngày 18/3/2020 |
Kế hoạch của Ban Thường vụ tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 52 NQ/TW, ngày 17/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. |
Tỉnh ủy |
|
31. |
Quyết định 13/2020/QĐ- UBND, ngày 18/6/2020 |
Ban hành Quy chế thiết lập, quản lý và sử dụng Hệ thống thư điện tử công vụ trong các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh Phú Yên |
UBND tỉnh |
|
32. |
Quyết định 24/2020/QĐ-UBND ngày 27/8/2020 |
Quyết định Ban hành Quy chế quản lý, vận hành, kết nối và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh |
UBND tỉnh |
|
33. |
Kế hoạch 166/KH- UBND ngày 14/9/2020 |
Kế hoạch Triển khai Internet protocol version 6 (IPv6) trong các cơ quan Nhà nước tỉnh Phú Yên giai đoạn 2020- 2022 |
UBND tỉnh |
|
34. |
Kế hoạch hành động số 168/KH- UBND ngày 17/9/2020 |
Kế hoạch Thực hiện Nghị quyết số 52- NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 52- NQ/TW và Kế hoạch số 133-KH/TU ngày 18/3/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên về chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư |
UBND tỉnh |
|
35. |
Kế hoạch 1728/KH- UBND ngày 30/9/2020 |
Phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số của tỉnh Phú Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 |
UBND tỉnh |
|
36. |
Kế hoạch 181/KH- UBND ngày 30/9/2020 |
Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Phú Yên giai đoạn 2021-2025 |
UBND tỉnh |
|
Phụ lục II. Cơ sở dữ liệu Trung ương, địa phương
TT |
Cơ sở dữ liệu/ phần mềm |
Đơn vị triển khai |
Ghi chú |
I |
TRUNG ƯƠNG |
|
|
1. |
Phần mềm Giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ |
Bộ GD&ĐT |
|
2. |
Phần mềm Quản lý ngân sách 8.0; Ứng dụng quản lý tài sản nhà nước; Quản lý công trình nước sạch nông thôn; Hệ thống cấp mã số cho các đơn vị có quan hệ với ngân sách mức độ 4 (https://mstt.mof.gov.vn); Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) và Hệ thống kho dữ liệu thu chi ngân sách. |
Bộ Tài chính |
|
3. |
Phần mềm Quản lý hộ nghèo và cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người khuyết tật; Chi trả trợ cấp ưu đãi Người có công; Quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Quản lý người Việt Nam làm việc tại nước ngoài; Quản lý hồ sơ người có công; Quản lý lao động trong nước; Thống kê cơ sở Giáo dục nghề nghiệp; Quản lý thu thập thông tin trẻ em trong hộ gia đình; Quản lý trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn |
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội |
|
4. |
Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến đến mức độ 4 (qlvt.mt.gov.vn); Cấp, đổi giấy phép lái xe mức độ 3 (http://dichvucong.gplx.gov.vn:8000); Quản lý đăng ký, sát hạch, cấp GPLX cơ giới bằng vật liệu PET; Phần mềm xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình; Phần mềm kiểm định phương tiện GTVT kết nối với Cục Đăng kiểm Việt Nam; Phần mềm báo cáo công tác thanh tra (tInspect); Phần mềm Quản lý cầu địa phương |
Bộ Giao thông vận tải |
|
5. |
Phần mềm PPDMS 2.0; Phần mềm FRMS (nền tảng là phần mềm QGIS); Phần mềm thuốc Bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đến các trạm, huyện, thị xã, thành phố |
Bộ Nông nghiệp và PTNT |
|
5.1. |
Phần mềm PPDMS 2.0 |
|
|
- Về phạm vi, quy mô triển khai: Dành cho hệ thống chuyên ngành bảo vệ thực vật. Phần mềm PPDMS giúp cán bộ làm công tác trồng trọt và bảo vệ thực vật nhập số liệu thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng hàng tuần; sau đó, số liệu có thể truy xuất dữ liệu phục vụ ra thông báo, báo cáo chuyên ngành từ huyện đến trung ương. - Về hiện trạng thông tin: Phần mềm được triển khai từ 2005, nâng cấp lần 1 năm 2016, cho đến nay vẫn chưa có nâng cấp mới nên chưa cập nhật một số đối tượng dịch hại mới xuất hiện. - Về hiện trạng dữ liệu: Phần mềm hoạt động trên máy chủ trực tuyến, loại bỏ thủ tục xuất file và gửi qua email, dữ liệu được nhập trực tiếp vào máy chủ, phần mềm trên máy tính sẽ vào trực tiếp máy chủ để xuất dữ liệu báo cáo. |
|||
5.2. |
Phần mềm thuốc bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật |
|
|
- Về phạm vi, quy mô triển khai: Phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật trên điện thoại di động với tên phần mềm “Thuốc BVTV”. Đến ngày 17 tháng năm 5 năm 2019 phần mềm thuốc BVTV chính thức được công bố rộng rãi khắp cả nước. Phần mềm thuốc bảo vệ thực vật này ứng dụng Smart-phone tra cứu nhanh, đầy đủ thông tin về thuốc BVTV, hỗ trợ công tác quản lý nhà nước, hướng dẫn nông dân và hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp tuân thủ pháp luật, sử dụng đúng thuốc BVTV, phục vụ nhu cầu sản xuất an toàn. - Về hiện trạng thông tin: Nguồn dữ liệu được cung cấp bởi Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ nông dân tra cứu thuốc để bảo vệ cây trồng, dịch hại; biết được thông tin chi tiết về thuốc, hàm lượng, cách sử dụng thuốc BVTV; cung cấp các bộ tài liệu tập huấn cây trồng, cảnh báo ngành hàng, quy trình phòng trừ; hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn. - Về hiện trạng dữ liệu: Phần mềm phần mềm ứng dụng Smart-phone do đó thuận tiện cho việc tra cứu và Cục Bảo vệ thực vật cập nhật thường xuyên danh mục thuốc BVTV mới được phép sử dụng tại Việt Nam. |
|||
5.3. |
Phần mềm FRMS (nền tảng là phần mềm QGIS) |
|
|
- Về phạm vi, quy mô triển khai: Dành cho hệ thống chuyên ngành về lĩnh vực lâm nghiệp, để cập nhật diễn biến rừng trên địa bàn tỉnh. Phần mềm FRMS để cập nhật diễn biến rừng, được áp dụng trên phạm vi toàn tỉnh, quy mô trong toàn lực lượng kiểm lâm. Hạt Kiểm lâm các huyện trên cơ sở biến động về rừng, cập nhật vào phần mềm FRMS sau 15 ngày; sau đó xuất số liệu phục vụ cho báo cáo. - Về hiện trạng thông tin: Phần mềm được triển khai từ năm 2017, do Tổng cục Lâm nghiệp quản lý, đã có nhiều phiên bản mới cập nhật. - Về hiện trạng dữ liệu: Phần mềm hoạt động trên nền kiểm kê rừng năm 2016, năm sau kế thừa số liệu và bản đồ của năm trước để thực hiện. Mỗi huyện được cấp từ 01 đến 02 tài khoản, thực hiện việc cập nhật biến động rừng vào phần mềm và đồng bộ lên máy chủ trung tâm của Tổng cục Lâm nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay việc đồng bộ chưa thực hiện được vì lỗi từ máy chủ. Chi cục Kiểm lâm có 01 tài khoản cấp tỉnh, có thể trích xuất dữ liệu các huyện đã cập nhật và đồng bộ, nhưng không chỉnh sửa được dữ liệu này. |
|||
6. |
Phần mềm dùng chung hệ thống thông tin về Nhà ở và Thị trường bất động sản |
Bộ Xây dựng |
|
7. |
Phần mềm quản lý hiện vật |
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
|
Đến nay, Bảo tàng tỉnh đã nhập vào phần mềm 3.388 phiếu thông tin hiện vật, sử dụng trong phạm vi Bảo tàng. Trong quá trình thực hiện, phần mềm nhập ảnh có dung lượng lớn thì phải xử lý ảnh có dung lượng nhỏ hơn rồi nhập, việc này mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, do hệ quản trị dữ liệu Microsoft Access bị hạn chế nên cần phải chuyển đổi sang cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server; việc này phải có chuyên gia kỹ thuật của Cục Di sản văn hóa hỗ trợ thực hiện. Năm 2015, Bảo tàng tỉnh đã đề nghị Cục Di sản văn hóa tạo điều kiện giúp đỡ về chuyên môn kỹ thuật nâng cấp, chỉnh lý phần mềm, nhưng do chi phí cao và phần mềm bị lỗi hệ thống trên cả nước, Cục Di sản văn hóa trả lời sẽ tổ chức tập huấn lại khi có điều kiện phù hợp. |
|||
8. |
Cấp phiếu lý lịch tư pháp |
Bộ Tư pháp |
|
- Phạm vi và quy mô triển khai: Triển khai áp dụng cho UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh. - Hiện trạng thông tin dữ liệu: Dữ liệu được quản lý lưu trữ tập trung tại Bộ Tư pháp. |
|||
9. |
Tra cứu án tích |
Bộ Tư pháp Bộ Công an |
|
10. |
Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
|
11. |
Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
|
12. |
Hệ thống CSDL quốc gia về dân cư |
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan |
|
II |
ĐỊA PHƯƠNG |
|
|
1. |
Phần mềm quản lý giám sát và bảo trì đường bộ - govOne |
Sở Giao thông vận tải |
|
2. |
Phần mềm Quản lý Khoa học; Phần mềm Quản lý Công nghệ; |
Sở Khoa học và Công nghệ |
|
3. |
Phần mềm Quản lý Sáng kiến; Phần mềm thống kê KH&CN; |
|
|
4. |
Phần mềm Đánh giá trình độ công nghệ |
|
|
5. |
Phần mềm quản lý công sở; Phần mềm quản lý tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Tuy Hòa |
Sở Xây dựng |
|
5.1. |
Phần mềm Quản lý công sở |
|
|
- Quy mô sử dụng: Toàn tỉnh (Phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện; phòng Quản lý đô thị thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa) - Địa chỉ: quanlycongso.phuyen.gov.vn:8080). - Hiện trạng dữ liệu: Gồm 02 CSDL về Công sở (604 công sở) và Công trình thuộc Công sở (1.542 công trình). |
|||
5.2. |
Phần mềm Quản lý tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Tuy Hòa |
|
|
- Quy mô sử dụng: Rộng rãi (Internet) - Địa chỉ: qltdctcc.phuyen.gov.vn). - Hiện trạng dữ liệu: Gồm 02 CSDL về Tên đường (364 tên đường) và Công trình công cộng (520 công trình). |
|||
6. |
Phần mềm thư viện điện tử |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
|
Đến nay đã xây dựng được 13 cơ sở dữ liệu thư mục với 23.451 dữ liệu thông tin bạn đọc, hơn 335.000 bản sách các loại, gần 300 loại báo tạp chí và trên 6.000 băng, đĩa CD/VCD, đáp ứng nhu cầu truy cập, tra cứu của bạn đọc. Tuy nhiên, dữ liệu không có sự kết nối và chia sẻ dữ liệu biểu ghi với các thư viện khác. |
|||
7. |
Ứng dụng Smart Tourism (Du lịch thông minh) |
|
|
8. |
Phần mềm quản lý Hộ tịch |
Sở Tư pháp |
|
9. |
Xây dựng hệ thống tiếp nhận, quản lý kết quả quan trắc tự động liên tục trên địa bàn tỉnh Phú Yên |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
|
10. |
Phần mềm quản lý Cơ sở dữ liệu về trạm thu, phát sóng thông tin di động (BTS) |
Sở Thông tin và Truyền thông |
|
11. |
Cơ sở dữ liệu về thư điện tử công vụ tỉnh Phú Yên; Hệ thống quản lý văn bản và điều hành |
|
|
12. |
Cơ sở dữ liệu về dịch vụ công trực tuyến |
|
|
13. |
Phần mềm quản lý và khai thác tài liệu lưu trữ Version 4.0.1 |
Ban QLDA ĐTXD các CTGT |
|
14. |
Hệ thống cơ sở dữ liệu theo dõi tình hình tiến độ triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh Phú Yên |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
|
15. |
Hệ thống cơ sở dữ liệu phần mềm thống kê ngành Y tế |
Sở Y tế |
|
16. |
Hệ thống cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý cơ sở cung ứng thuốc |
Sở Y tế |
|
17. |
Hệ thống cơ sở dữ liệu phần mềm Quản lý nhân sự ngành y tế |
Sở Y tế |
|
18. |
Phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử |
Sở Y tế |
|
19. |
Phần mềm thư viện điện tử |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
|
|
Đến nay đã xây dựng được 13 cơ sở dữ liệu thư mục với 23.451 dữ liệu thông tin bạn đọc, hơn 335.000 bản sách các loại, gần 300 loại báo tạp chí và trên 6.000 băng, đĩa CD/VCD, đáp ứng nhu cầu truy cập, tra cứu của bạn đọc. Tuy nhiên, dữ liệu không có sự kết nối và chia sẻ dữ liệu biểu ghi với các thư viện khác. |
|
|
20. |
- Phần mềm Quản lý ngân sách 8.0 |
Sở Tài chính |
|
Phục vụ công tác quyết toán ngân sách. Sở vẫn thực hiện đầy đủ việc công khai dự toán, điều hành thu chi ngân sách và quyết toán ngân sách trên Trang thông tin điện tử của Sở và trên cơ sở dữ liệu quốc gia (ứng dụng công khai ngân sách nhà nước ckns.mof.gov.vn |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.