ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 150/KH-UBND |
Tân Phú, ngày 25 tháng 5 năm 2018 |
Căn cứ Quyết định số 6179/QĐ-UBND ngày 23/11/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh” giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
Căn cứ Kế hoạch số 457/KH-STTTT ngày 19/3/2018 của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố về tăng cường tuyên truyền về triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh”;
Ủy ban nhân dân quận Tân Phú ban hành kế hoạch tăng cường tuyên truyền về triển khai thực hiện Đề án“ Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh” giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 với nội dung như sau:
Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh” giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (viết tắt là Đề án) là quyết tâm chính trị của chính quyền thành phố nhằm giải quyết các thách thức chính hiện nay của thành phố như: Dân số tăng; kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng chưa bền vững; việc quản trị đô thị, bao gồm công tác dự báo, quy hoạch và điều hành của thành phố còn bất cập; chất lượng phục vụ người dân về y tế, giáo dục, giao thông, môi trường, hành chính công... chưa tốt.
Đề án góp phần đảm bảo một môi trường sống thoải mái, tích cực, lành mạnh và an toàn. Người dân có thể thụ hưởng các tiện ích: Sử dụng năng lượng với chi phí thấp; hệ thống giao thông công cộng tiện lợi; giảm thiểu tác động của ngập nước; dịch vụ y tế tốt hơn; an tâm khi sử dụng thực phẩm; học sinh có thể học tại các trường học đạt chất lượng tốt; không khí trong lành, nguồn nước sạch; tỷ lệ tội phạm thấp và các hoạt động vui chơi giải trí đa dạng.
Đẩy mạnh tuyên truyền giúp tất cả người dân, các tổ chức xã hội trên địa bàn quận hiểu rõ về bốn mục tiêu mà Đề án đặt ra là: Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế và hướng đến kinh tế tri thức; nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc; quản trị đô thị hiệu quả; tăng cường sự tham gia quản lý của người dân - phát huy trí tuệ nhân dân.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền sẽ đem đến một cách nhìn nhất quán giúp cho cán bộ, công chức, viên chức; quản lý doanh nghiệp và nhân dân hiểu thêm và hiểu rõ về các nội dung và lộ trình triển khai Đề án để có sự chuẩn bị cần thiết, kịp thời cùng chung tay thực hiện các mục tiêu đặt ra của Đề án từ 2017 đến 2020, tầm nhìn đến 2025.
II. YÊU CẦU CÔNG TÁC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN
Làm cho lãnh đạo các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân hiểu về tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa, mục tiêu của Đề án; làm cho người dân ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc triển khai Đề án, để huy động tối đa mọi nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội để triển khai thực hiện Đề án.
Nắm vững và thực hiện đúng những nội dung, nhiệm vụ mục tiêu mà Đề án đặt ra nhằm giúp việc triển khai Đề án đạt hiệu quả cao nhất.
Xây dựng và triển khai kế hoạch thông tin, tuyên truyền thường xuyên, liên tục, đồng bộ, có trọng tâm bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng và đảm bảo hiệu ứng truyền thông.
Tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội, để các cấp, các ngành, các doanh nghiệp thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Đề án.
Tuyên truyền về Đề án gắn với việc tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội quận và các yêu cầu thực tế trong quá trình triển khai Đề án.
Kịp thời tuyên dương các điển hình tiêu biểu, cũng như phê phán và uốn nắn những biểu hiện tiêu cực trong việc triển khai Đề án.
Công tác thông tin, tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên liên tục và phù hợp với từng nội dung, giai đoạn của Đề án.
Hoạt động tuyên truyền về các vấn đề liên quan đến Đề án cần bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố, quận. Các thông tin cần đảm bảo các yếu tố tích cực, rõ ràng, chính xác, nhất quán và minh bạch; đồng thời, xử lý kịp thời các thông tin trái chiều, thiếu chính xác gây dư luận không tốt.
III. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI
1. Thời gian triển khai
Công tác tuyên truyền sẽ được thực hiện xuyên suốt hoặc tập trung theo từng đợt cao điểm triển khai lộ trình thực hiện Đề án, giai đoạn 2017 - 2020.
2. Phạm vi triển khai
Công tác tuyên truyền được thực hiện rộng rãi trên toàn địa bàn quận.
IV. CÁC NỘI DUNG CẦN TUYÊN TRUYỀN
1. Đối tượng tuyên truyền
Công tác tuyên truyền hướng đến 4 nhóm đối tượng mục tiêu của Đề án: chính quyền, người dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội.
2. Nội dung tuyên truyền
- Tuyên truyền về tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa và lợi ích của việc xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh.
- Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của thành phố, đặc biệt là các Nghị quyết của Thành ủy và Kế hoạch triển khai của Ủy ban nhân dân thành phố về việc xây dựng, kiện toàn và thực thi Đề án theo lộ trình cụ thể.
- Tuyên truyền về vai trò và ý nghĩa của Đề án đối với sự phát triển của quận nói riêng và với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói chung. Tuyên truyền về giá trị mang lại của Đề án đối với chính quyền, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trên địa bàn quận:
+ Đối với chính quyền: Đáp ứng nhu cầu dự báo phát triển chính xác hơn và thông qua xây dựng chính quyền điện tử, kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu nhằm gia tăng hiệu quả điều hành trên các mặt và lĩnh vực hoạt động.
+ Đối với người dân: Giúp cung cấp các tiện ích hỗ trợ người dân ra quyết định một cách hiệu quả hơn, tăng cường sự tương tác giữa chính quyền và người dân để người dân tham gia vào quá trình giám sát, quản lý và xây dựng thành phố, quận.
+ Đối với doanh nghiệp: Sẽ kiến tạo môi trường hoạt động minh bạch, đơn giản, thuận tiện để doanh nghiệp hoạt động, cung cấp nhiều thông tin để doanh nghiệp có những quyết định kinh doanh chính xác, thông qua đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp so với các khu vực khác.
+ Đối với các tổ chức xã hội: Tạo ra kênh kết nối phản hồi thông tin để giúp họ tham gia một cách hiệu quả hơn vào quá trình cung cấp các dịch vụ của thành phố.
- Tăng cường tuyên truyền sâu, rộng và bám sát thực tế các nội dung về lợi ích được kỳ vọng mang lại cho người dân khi Đề án được triển khai trong thực tiễn. Cụ thể:
+ Người dân tham gia vào quá trình giám sát, xây dựng và phát triển đô thị: Hỗ trợ người dân nâng cao khả năng tiếp nhận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; tạo cơ hội tối đa cả về thời gian và cách thức đê người dân được tham gia góp ý; tận dụng tất cả các kênh kết nối để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân; cung cấp dữ liệu “mở” về các lĩnh vực người dân quan tâm (như thủ tục hành chính, dữ liệu về cấp phép...).
+ Xây dựng chính quyền điện tử/chính quyền số để phục vụ người dân tốt hơn: Các thủ tục hành chính công được cung cấp dưới hình thức trực tuyến mang tính đơn giản, tiện lợi vào phục vụ người dân, giúp người dân có thể thực hiện đăng ký tại nhà, thanh toán qua giao dịch điện tử, tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại. Có nhiều kênh ghi nhận phản hồi giúp đánh giá chính xác thái độ phục vụ người dân của các cán bộ, chính quyền. Quá trình xử lý hồ sơ, yêu cầu, khiếu nại, đề xuất của người dân được minh bạch.
+ Nâng cao chất lượng hệ thống giao thông công cộng: Dữ liệu về hiện trạng và tiên lượng tình hình giao thông được cung cấp rộng rãi cho người dân giúp người tham gia giao thông chủ động điều chỉnh lộ trình hệ thống vận tải hành khách công cộng có chất lượng phục vụ tốt, có các hệ thống giám sát giúp nâng cao an ninh, an toàn cho hành khách.
+ Cảnh báo, giám sát ngập nước hiệu quả, góp phần xây dựng các giải pháp chống ngập.
+ Nâng cao chất lượng hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe người dân: Việc khám chữa bệnh, thanh toán bảo hiểm y tế trở nên đơn giản và thuận tiện hơn thông qua hệ thông điện tử lưu trữ các thông tin khám chữa bệnh của bệnh nhân; y tế cung cấp dữ liệu “mở” về cấp phép để người dân chủ động giám sát hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh, các phòng khám tư; công nghệ giúp giám sát sức khỏe từ xa cho từng bệnh nhân, cảnh báo bác sĩ khi có tình huống xấu, tự động nhắc nhở bệnh nhân.
+ Giám sát tốt nguồn gốc, chất lượng thực phẩm: Chính quyền cung cấp dữ liệu “mở” về cấp phép, an toàn thực phẩm, giúp người dân chủ động giám sát và có các kênh thông tin để người dân phản hồi cho cơ quan chức năng; ứng dụng công nghệ cho phép người dân có thể truy xuất được nguồn gốc của nhiều loại thực phẩm; chính quyền sẽ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để tiến đến kiểm soát quá trình các chuỗi cung ứng thực phẩm sạch nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm và sức khỏe cho cộng đồng.
+ Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự xã hội: Quận sẽ tổ chức lực lượng phản ứng nhanh xử lý tình huống khẩn cấp trên cơ sở liên thông giữa hệ thống 113-114-115 có khả năng định vị cuộc gọi khẩn cấp để xử lý thông tin nhanh nhất, đảm bảo điều phối nguồn lực kịp thời, hiệu quả ứng cứu cho người dân trên địa bàn quận, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
+ Hướng đến nền giáo dục mang tính thực tiễn, có chất lượng cao: Công nghệ thông tin và truyền thông hỗ trợ xây dựng các mô hình lớp học thông minh, nâng cao tần suất tương tác giữa giáo viên và học sinh, giúp xây dựng môi trường học tập mang tính thực tiễn; phụ huynh theo dõi kết quả học tập của con em qua sổ liên lạc điện tử và tương tác với giáo viên, nhà trường qua email, tin nhắn, mạng xã hội... các mô hình đào tạo trực tuyến cho phép người dân học ở mọi lúc mọi nơi; nâng cao chất lượng dự báo nguồn nhân lực giúp sinh viên chủ động trang bị những kỹ năng phù hợp, tận dụng tốt hơn các cơ hội nghề nghiệp...
- Tuyên truyền về nhiệm vụ, trách nhiệm của các ban ngành, đoàn thể quận, phường, các doanh nghiệp, tổ chức liên quan cùng toàn xã hội trong việc triển khai Đề án.
- Tuyên truyền về lộ trình triển khai tổng thể theo 3 giai đoạn:
+ 2018 - 2020: Thiết lập nền tảng công nghệ cho đô thị thông minh và triển khai thí điểm các dự án đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thành phố.
+ 2021 - 2025: Triển khai đồng bộ giải pháp đô thị thông minh trong các lĩnh vực trọng tâm trên nền tảng công nghệ chung của thành phố, quận.
+ Sau 2025: Tiếp tục mở rộng, củng cố hạ tầng công nghệ và triển khai các giải pháp theo hướng ngày càng thông minh hơn.
- Tuyên truyền về 4 nhiệm vụ trọng tâm và các lĩnh vực ưu tiên trong triển khai thực hiện Đề án:
+ Tuyên truyền về nội dung và lợi ích đem lại từ việc xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở cho thành phố: Kho dữ liệu dùng chung sẽ giúp hoàn thiện, đồng bộ dữ liệu từ các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc thành phố với mục tiêu tổng hợp thông tin đa chiều để điều phối xử lý, dự báo và hoạch định chiến lược.
+ Tuyên truyền về nội dung và tầm quan trọng của việc xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh của thành phố: Tập trung khai thác các nguồn thông tin, dữ liệu hàng ngày của thành phố trên tất cả các lĩnh vực, qua đó giúp ứng cứu, xử lý tình huống và giúp lãnh đạo các cấp điều hành một cách tổng thể, kịp thời, chuẩn xác.
+ Tuyên truyền về nội dung xây dựng Trung tâm Mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố: Tập trung phân tích các dữ liệu đa ngành, mô phỏng dự báo các xu hướng phát triển về kinh tế, dân số nhu cầu nhân lực, nhà ở, năng lượng, nước/nước thải, giao thông, y tế, xử lý rác thải, ngập nước, giáo dục, nhu cầu vốn... phục vụ công tác xây dựng chiến lược cho thành phố, quận.
+ Tuyên truyền chức năng, vai trò và tầm quan trọng của việc thành lập Trung tâm An toàn an ninh thông tin: Thực hiện công tác bảo mật, an toàn thông tin, toàn vẹn dữ liệu, giám sát, ứng phó, phòng chống tấn công mạng.
- Tuyên truyền tập trung vào 7 lĩnh vực được ưu tiên phát triển bao gồm: Cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử; giao thông; chống ngập; môi trường; y tế, dịch vụ sức khỏe cộng đồng, an toàn thực phẩm; an ninh trật tự an toàn xã hội; chỉnh trang đô thị.
- Tuyên truyền về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong quá trình triển khai thực hiện Đề án
+ Tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chủ chốt nhằm vận hành hiệu quả Đề án.
+ Tuyên truyền về chính sách, pháp luật, các định hướng phát triển chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, các cơ chế đặc thù, giải pháp đột phá về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chủ chốt thực hiện Đề án.
- Tuyên truyền về các chương trình đào tạo, hướng dẫn, tập huấn kỹ năng công nghệ thông tin cho xã hội và người dân để cùng tham gia thực hiện và giám sát quá trình triển khai Đề án trong thực tiễn.
- Tuyên truyền về thực hiện ứng dụng Đề án trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội:
+ Tuyên truyền quá trình vận hành thực tế các mô hình thí điểm đô thị thông minh tại Quận 1, 12 và Khu Đô thị mới Thủ Thiêm.
+ Tuyên truyền vinh danh những đơn vị, tổ chức đã có những sáng kiến, cống hiến đạt được thành quả cao trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.
+ Tuyên truyền về các sự kiện nổi bật, các hội thảo, hội nghị, các cuộc thi, các giải thưởng liên quan đến quá trình triển khai thực hiện Đề án.
+ Tuyên truyền kịp thời và bám sát những thành tựu đạt được trong từng giai đoạn phù hợp với từng đối tượng khi triển khai xây dựng Đề án.
+ Tuyên truyền, đưa tin các sự kiện phục vụ xây dựng đề án thông minh như: Hội chợ, hội thảo chuyên ngành giới thiệu giải pháp, thu hút đầu tư.
3. Hình thức tuyên truyền
Tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng trên trang thông tin điện tử của quận, các ban ngành thuộc quận và trang thông tin điện tử, bản tin 11 phường, bảng tin khu phố, tổ dân phố.
1. Phòng Văn hóa và Thông tin
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hàng năm.
- Tuyên truyền về triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn 2025 trên trang thông tin điện tử quận.
- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu Ủy ban nhân dân quận triển khai các hoạt động công tác thông tin tuyên truyền và hướng dẫn các đơn vị tuyên truyền các nội dung liên quan về việc triển khai thực hiện Đề án.
- Chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện của các cơ quan, đơn vị và tổng hợp báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân quận theo quy định.
2. Các ban ngành, đoàn thể quận và Ủy ban nhân dân 11 phường
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và trên cơ sở các nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch này, xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị.
- Quán triệt Đề án trong toàn thể công chức, viên chức tại đơn vị. Qua đó để công chức, viên chức nắm vững và thực hiện đúng những nội dung, nhiệm vụ mục tiêu mà Đề án đặt ra nhằm giúp việc triển khai Đề án đạt hiệu quả cao nhất.
- Tuyên truyền sâu rộng trong các tổ chức, doanh nghiệp và người dân hiểu về tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa, mục tiêu của Đề án; làm cho người dân ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc triển khai Đề án, để huy động tối đa mọi nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội để triển khai thực hiện Đề án.
- Tổ chức tuyên truyền về việc triển khai thực hiện Đề án, các mục tiêu trọng tâm của Đề án, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nhân dân của quận bằng nhiều hình thức đa dạng trên trang thông tin điện tử của đơn vị, trên bản tin 11 phường, trên bảng tin khu phố, tổ dân phố...
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kịp thời khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại đơn vị để duy trì hiệu quả và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị mình.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng “Chính quyền điện tử” gắn với triển khai có hiệu quả chương trình cải cách hành chính; đồng thời, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong nhiều lĩnh vực tích hợp trên Cổng dịch vụ công của thành phố.
- Định kỳ 6 tháng (ngày 05/6) và năm (ngày 05/12) các ban ngành, đoàn thể quận và Ủy ban nhân dân 11 phường tổng hợp báo cáo kết quả gửi về phòng Văn hóa và Thông tin để tổng hợp báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân quận theo quy định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.