BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5044/LĐTBXH-VL | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008 |
Kính gửi: Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được công văn 2539/NHCS-TD ngày 16 tháng 9 năm 2008 hướng dẫn quy trình thủ tục cho vay giải quyết việc làm của Quỹ Quốc gia về việc làm và công văn số 2812/NHCS-TD ngày 9/10/2008 bổ sung, sửa đổi một số nội dung của công văn nêu trên của Ngân hàng Chính sách xã hội. Sau khi nghiên cứu nội dung 2 văn bản nói trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Ngày 23 tháng 1 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/04/2005 về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ Quốc gia về việc làm. Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 29/7/2008 hướng dẫn 2 Quyết định trên.
Điều 19 của Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg quy định “Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm chỉ đạo Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức, hướng dẫn người vay vốn tiến hành xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn, tổ chức thẩm định trình cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt dự án; Hướng dẫn quy trình, thủ tục giải ngân thu hồi vốn, xử lý nợ đảm bảo chặt chẽ, đơn giản, tránh phiền hà cho người vay. Thực hiện việc giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng; Báo cáo định kỳ tháng, quý, 6 tháng và năm về tình hình và kết quả thực hiện cho vay từ Quỹ theo quy định của Liên Bộ; Hướng dẫn bảo đảm tiền vay cho các dự án vay vốn giải quyết việc làm”.
Ngày 16 tháng 9 năm 2008, Ngân hàng chính sách xã hội đã có công văn số 2539/NHCS-TD hướng dẫn quy trình thủ tục cho vay giải quyết việc làm và công văn số 2812/NHCS-TD ngày 9/10/2008 bổ sung, sửa đổi một số điểm về nghiệp vụ cho vay giải quyết việc làm, trong đó có một số nội dung trái với Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT, cụ thể:
1. Điểm 1.1 Mục II văn bản hướng dẫn về thủ tục và quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội quy định: “Người vay vốn lập dự án vay vốn (mẫu số 1b) gửi Tổ tiết kiệm và vay vốn: Tổ tiết kiệm và vay vốn nhận hồ sơ của người vay, tiến hành họp Tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên dự án, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Trường hợp người vay chưa là thành viên của Tổ tiết kiệm và vay vốn tại thôn, bản đang hoạt động hiện nay tổ chức kết nạp thành viên bổ sung hoặc thành lập Tổ mới đủ điều kiện”.
Quy định hộ gia đình có nhu cầu vay vốn phải tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn và gửi dự án cho tổ để bình xét là không đúng với quy định tại điểm 1 Mục II của Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT: “Đối với các hộ gia đình cùng tham gia một dự án (dự án nhóm hộ gia đình): người vay vốn phải làm đơn tham gia dự án theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này gửi chủ dự án (là đại diện nhóm hộ gia đình hoặc đại diện chính quyền hoặc đại diện cơ quan thực hiện Chương trình); Đối với hộ gia đình tự xây dựng dự án thì người vay vốn làm chủ dự án”. Mặt khác, điểm 2 Điều 6 của Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg quy định điều kiện vay vốn đối với hộ gia đình: “Phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 chỗ làm việc mới; Dự án phải có xác nhận của chính quyền hoặc cơ quan thực hiện chương trình địa phương nơi thực hiện dự án: Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án”.
Tổ tiết kiệm và vay vốn không phải là tổ chức có tư cách pháp nhân, người làm chủ dự án phải gửi dự án cho một tổ chức không có tư cách pháp nhân để bình xét cho vay vốn, là không hợp lý, mất thời gian và thêm thủ tục hành chính. Mục tiêu vay vốn từ nguồn Quỹ quốc gia về Việc làm là nhằm tạo thêm việc làm mới, trên cơ sở dự án khả thi, có khả năng trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội thẩm định, không nên áp dụng mô hình cho vay vốn như đối với các đối tượng của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo.
2. Điểm 3 Mục II về thu nợ, thu lãi của văn bản hướng dẫn về thủ tục và quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội quy định: “3.1. Thu Nợ: Ngân hàng Chính sách xã hội tiến hành thu nợ trực tiếp từ người vay theo định kỳ khi đến hạn do người vay và ngân hàng thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng (khế ước nhận nợ). Người vay có thể trả nợ trước hạn. 3.2. Thu lãi: Việc thu lãi được thực hiện theo định kỳ hàng tháng…”.
Quy định việc trả nợ theo định kỳ và việc thu lãi hàng tháng đối với các dự án cho vay giải quyết việc làm là trái với quy định tại Điều 11 của Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu hồi và sử dụng vốn thu hồi: “Ngân hàng chính sách xã hội địa phương xây dựng kế hoạch thu nợ, tiến hành thu hồi nợ cả vốn gốc và lãi khi đến hạn”.
3. Điều 19 của Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định: “Giao cho Ngân hàng Chính sách hướng dẫn bảo đảm tiền vay cho các dự án vay vốn giải quyết việc làm” nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội nên các địa phương rất lúng túng trong quá trình triển khai.
Trên đây là một số ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội nghiên cứu, hướng dẫn triển khai cho đúng với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.