BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số 3618/LĐTBXH-TBLS | Hà Nội, ngày 9 tháng 10 năm 2003
|
Kính gửi: | - Các Bộ, Ban, ngành đoàn thể Trung ương; |
Thị hành ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 150/CP-VX ngày 07 tháng 3 năm 2001, hướng dẫn tại Thông tư số 09/2001/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 5 năm 2001 và công văn số 3827/HĐ-BLĐTBXH-TBLS ngày 4 tháng 11 năm 2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hoàn thành công tác xác nhận người có công với cách mạng trong 3 thời kỳ. Các Bộ, Ban ngành, đoàn thể ở Trung ương và các cấp ở địa phương (gọi chung là các cơ quan đã chỉ đạo việc rà soát, lập danh sách 92.607 người cần được tiếp tục xác minh, kết luận, làm thủ tục xác nhận và đề nghị xác nhận là người hoạt động cách mạng “tiền khởi nghĩa”, liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính chính sách như thương binh và người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
Sau hơn 2 năm thực hiện, đến nay các cơ quan đã hoàn tất việc xem xét đối với 60.000 người, trong đó đã chuyển gần 50.000 hồ sơ đủ điều kiện xác nhận đến ngành Lao động - Thương binh và Xã hội để làm thủ tục giải quyết quyền lợi. Đây là một cố gắng lớn của các cơ quan, được dư luận đồng tình, người có công yên tâm, tăng cường được lòng tin đối với một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
Để sớm hoàn thành việc kết luận đối với khoảng 32.000 người còn lại đã kê khai lập danh sách đề nghị xác nhận trước khi trình xin chủ trương của Thủ tướng Chính phủ kết thúc công tác xác nhận người có công trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Các cơ quan tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo việc rà soát những trường hợp có tên trong danh sách kê khai theo Thông tư số 09/2001/TT-BLĐTBXH và công văn số 3827/LĐTBXH-TBLS của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Kết luận những trường hợp không đủ điều kiện; lập hồ sơ, thủ tục, xác nhận, đề nghị xác nhận đối với những người thuộc diện có công đủ tiêu chuẩn theo thẩm quyền; những trường hợp có vướng mắc, mâu thuẫn trong hồ sơ thì cơ quan tổ chức xác minh làm rõ; trường hợp có khó khăn, phức tạp cần được xem xét và có cơ sở để xác nhận thì thống nhất cách giải quyết với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trình Ban Chỉ đạo Thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công của tỉnh, thành phố để xem xét, quyết định (đối với cơ quan địa phương) hoặc với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Tổ chức Trung ương Đảng (đối với cơ quan Trung ương).
2. Giải quyết một số trường hợp cụ thể đã có tên trong danh sách đề nghị xác nhận:
a. Đối với người hoạt động cách mạng “tiền khởi nghĩa”:
Các nội dung ghi trong giấy xác nhận người hoạt động cách mạng “tiền khởi nghĩa” phải bảo đảm đúng quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ và Thông tư Liên tịch số 06/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTCTW ngày 8 tháng 2 năm 1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Trường hợp trong giấy xác nhận ghi thời gian kê khai lý lịch cán bộ (đảng viên) dùng làm Căn cứ xác nhận không đúng, cũng không có xác nhận hồ sơ gốc bị thất lạc của Thủ tướng cơ quan hoặc cấp uỷ địa phương, biên bản công nhận của Hội nghị cán bộ Liên tịch không đúng quy định; không rõ thoát lý hay không thoát ly; chức vụ khi hoạt động cách mạng không xác định lf người đứng đầu tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc tương đường cấp xã,.... Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chưa lập thủ tục giải quyết quyền lợi mà phải chuyển lại cơ quan cấp giấy xác nhận để được xem xét.
b. Đối với người hy sinh, bị thương:
Người hy sinh, người bị thương (có vết thước thực thể) trong khi làm nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ kháng chiến (không thoát lý) tại địa bàn xã, sau khi đã khẳng định không còn khả năng lập hồ sơ đề nghị xác nhận theo các quy định hiện hành thì Uỷ ban Nhân dân cấp huyện phân công cán bộ cùng với Ban Chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh (Hội đồng xác nhận) cấp xã xem xét lập biên bản kết luận từng trường hợp tại thôn, bản nơi có người hy sinh, bị thương. ý kiến của những người cũng thời kỳ sinh sống hoặc cùng hoạt động và kết luận của Ban Chỉ đạo (Hội đồng xác nhận) cấp xã là căn cứ để co quan có thẩm quyền xem xét, cấp giấy báo tử đề nghị xác nhận liệt sĩ hoặc giấy chứng nhận bị thương.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chỉ đạo làm thí điểm một số xã trong năm 2003, sau đố hướng dẫn triển khai thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh, thành phố.
c. Đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày:
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện công khai, rộng rãi về địa danh các nhà tù và nơi được coi là nhà tù của địch trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để việc công nhận và giải quyết quyền lợi được thống nhất, đúng quy định.
- Người có thời gian bị địch bắt tù, đày đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và có ghi trong hồ sơ người được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại một trong các Khoản 1,3,4,6 và 7 Điều 1 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì cũng được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận và làm tủ tục giải quyết trợ cấp một lần đối với người bị địch bắt tù, đày.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ cử tổ công tác cùng với địa phương xem xét, kết luận những trường hợp còn tồn đọng về xác nhận người có công.
4. Chậm nhất đến ngày 31 tháng 7 năm 2004, các cơ quan hoàn thành việc xác nhận và đề nghị xác nhận người có công trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến đã kê khai lập danh sách theo quy định tại Thông tư số 09/2001/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 5 năm 2001 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Từ nay đến trước ngày 01 tháng 8 năm 2004 cơ quan nào hoàn thành việc kết luận, xác nhận và đề nghị xác nhận người có công theo danh sách quy định nói trên thông báo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Đồng thời đề xuất ý kiến giải quyết các trường hợp tồn sót phát sinh (nếu có).
5. Những người kê khai tại cấp xã và cơ quan sau ngày 31 tháng 12 năm 2002 tạm thời chưa xem xét, nếu có trường hợp đặc biệt thì gửi báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thống nhất việc giải quyết. Riêng những người có hồ sơ gốc, hợp lệ, đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì cơ quan có thẩm quyền tiếp tục xem xét, quyết định.
6. Giám đốc các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thương binh Liệt sĩ và Người có công và các đơn vị liên quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với các Phòng, Ban chuyên môn thuộc các ngành giúp các cơ quan về nghiệp vụ, xử lý các vướng mắc theo thẩm quyền.
Hiện nay, giải quyết những tồn trọng về công tác xác nhận và đề nghị xác nhận người có công với cách mạng trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến là hết sức phức tạp và còn nhiều khó khăn, vướng mắc, để phát sinh tiêu cực, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên: Đồng thời hướng dẫn việc tổ chức thực hiện đối với các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý giải quyết đúng, kịp thời, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử từng vùng, được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân nhằm sớm kết thúc công tác quan trọng này.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.