BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2068/LĐTBXH-LĐTL | Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 2008 |
Kính gửi: Đồng chí Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thời gian gần đây tại một số địa phương, các cuộc đình công không đúng trình tự quy định của pháp luật vẫn đang diễn ra và có chiều hướng gia tăng làm ảnh hưởng đáng kể đến môi trường đầu tư, việc làm và đời sống của người lao động, gây mất trật tự, trị an trên địa bàn.
Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai các công việc sau:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các quy định pháp luật lao động do người sử dụng lao động và cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp, đặc biệt là các nội dung của: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2006 về giải quyết tranh chấp lao động và đình công; Nghị định số 122/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007, Nghị định số 133/2007/NĐ-CP ngày 8/8/2007, Nghị định số 11/2008/NĐ-CP ngày 30/1/2008, Nghị định số 12/2008/NĐ-CP ngày 30/1/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các điều luật trên; Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23/10/2007, Thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23/10/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Thông tư liên tịch số 07/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 30/5/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành các Nghị định trên của Chính phủ.
2. Thành lập, củng cố và kiện toàn Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh theo hướng dẫn tại khoản 3 mục II của Thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH (quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh được gửi về Vụ Lao động – Tiền lương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để theo dõi).
3. Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan hướng dẫn doanh nghiệp trên địa bàn thành lập hội đồng hòa giải lao động cơ sở theo quy định tại mục I của Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH ; chỉ đạo Chủ tịch UBND cấp huyện xét, chọn và ra quyết định công nhận Hòa giải viên lao động cấp huyện theo quy định tại khoản 3 mục II của Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH .
4. Lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp, trong đó tập trung vào: ký kết hợp đồng lao động, thời giờ làm việc nghỉ ngơi, tiền lương, điều kiện làm việc, tổ chức đàm phán thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể, xây dựng quy chế phối hợp giữa công đoàn cơ sở với người sử dụng lao động nhằm từng bước thiết lập mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
5. Tiếp tục kiện toàn bộ máy thanh tra lao động, bố trí đủ lực lượng làm công tác thanh tra theo công văn số 1567/BNV-TCCB ngày 31/5/2007 của Bộ Nội vụ; tăng cường các cuộc thanh tra, nhất là ở những doanh nghiệp chấp hành pháp luật lao động chưa nghiêm, cương quyết xử lý những trường hợp cố tình vi phạm luật lao động.
6. Kiện toàn Tổ công tác liên ngành về giải quyết đình công xảy ra không đúng trình tự quy định của pháp luật, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong việc xử lý giải quyết cuộc đình công.
7. Công khai số điện thoại (đường dây nóng) cho các doanh nghiệp để thuận tiện cho việc thông tin liên lạc với cơ quan nhà nước khi có tranh chấp lao động và đình công xảy ra, đồng thời thông báo cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (qua Vụ Lao động – Tiền lương) biết để tiện liên lạc.
Đề nghị Đồng chí Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo triển khai các công việc trên và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.