NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7263/NHNN-QLNH | Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2012 |
Kính gửi: Các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về việc thực hiện giao dịch ngoại hối đối với khách hàng là các đối tác ngoại giao bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên của họ như sau:
Căn cứ quy định về quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ, tài liệu tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, khi thực hiện giao dịch ngoại hối cho khách hàng là các đối tượng trên, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối chỉ yêu cầu khách hàng kê khai nội dung giao dịch tại ngân hàng mà không yêu cầu xuất trình hoặc kiểm tra các giấy tờ, chứng từ là hồ sơ, tài liệu của họ. Cụ thể các đối tượng được hưởng quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ, tài liệu bao gồm:
1. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự chuyên nghiệp (Chương II Công ước Viên năm 1963 về Quan hệ lãnh sự), viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự, nhân viên hành chính kỹ thuật và thành viên gia đình họ được hưởng quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ, tài liệu. Nhân viên phục vụ không được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ này.
2. Cơ quan lãnh sự danh dự do Lãnh sự danh dự đứng đầu (Chương III Công ước Viên năm 1963 về Quan hệ lãnh sự):
- Viên chức lãnh sự danh dự chỉ được hưởng quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ, tài liệu khi thực hiện các hoạt động phù hợp với chức năng của cơ quan lãnh sự danh dự.
- Thành viên gia đình của viên chức lãnh sự, nhân viên lãnh sự của cơ quan lãnh sự danh dự không được hưởng quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ, tài liệu.
3. Cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam:
3.1. Các cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc, thành viên cơ quan đại diện và thành viên gia đình họ:
- Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP);
- Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF);
- Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA);
- Văn phòng Liên hợp quốc về tội phạm và ma túy (UNODC);
- Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO);
- Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS);
- Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO);
- Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO);
- Tổ chức Y tế thế giới (WHO);
- Tổ chức Lao động quốc tế (ILO);
- Văn phòng liên lạc của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR).
3.2. Các cơ quan đại diện tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, thành viên cơ quan đại diện và thành viên gia đình họ:
- Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF);
- Ngân Hàng Thế giới (WB);
- Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC);
- Quỹ quốc tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD).
3.3. Các cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế không thuộc hệ thống Liên hợp quốc, thành viên cơ quan đại diện và thành viên gia đình họ:
- Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB);
- Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (BRAP-CIF);
- Tổ chức Di cư quốc tế (IOM).
(Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc/không thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ nói chung và quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ tài liệu nói riêng được in trong cuốn “Danh sách các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam” do Cục Lễ tân Nhà nước - Bộ Ngoại giao cập nhật và xuất bản hàng năm).
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo để các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài biết và thực hiện.
Nơi nhận: | TL. THỐNG ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.