BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5156/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2019 |
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố
Xem xét báo cáo của một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố về tình hình vướng mắc đối với loại hình hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu theo hình thức vận chuyển độc lập, Tổng cục Hải quan yêu cầu:
1. Việc phân luồng tờ khai được thực hiện trên cơ sở đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan và thực hiện đánh giá phân loại rủi ro đối với người khai hải quan theo mức độ khác nhau để áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan phù hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014, Điều 14, Điều 15 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, Điều 8, Điều 10 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Đồng thời, hệ thống không phân biệt được tờ khai khai báo loại hình A12 (nhập kinh doanh nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất) và tờ khai khai báo loại hình A12 được vận chuyển độc lập.
Do đó, việc đề xuất chuyển luồng cho tất cả các tờ khai khai báo theo loại hình A12 (nhập kinh doanh) được vận chuyển độc lập đến Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu là không phù hợp với các quy định nêu trên và hệ thống không đáp ứng được.
2. Việc yêu cầu người khai cung cấp thông tin về tên hàng, ký mã hiệu, số lượng, trọng lượng cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi:
Khi thực hiện khai báo tờ khai vận chuyển độc lập theo hướng dẫn tại mẫu số 07 điểm 6.1 Phụ lục II Ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì người khai hải quan đã phải khai báo các thông tin về tên hàng, ký mã hiệu, số lượng, trọng lượng...trên Hệ thống.
3. Đối với đề xuất Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai vận chuyển độc lập phải thông báo (fax) các thông tin về phương tiện, số container, số seal và hàng hóa để Chi cục Hải quan nơi đến theo dõi và kiểm tra:
Theo hướng dẫn tại Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC thì việc cập nhật thông tin về phương tiện, số container, số seal và hàng hóa phải được Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai vận chuyển độc lập (Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi) thực hiện trên Hệ thống, do vậy Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến có thể cập nhật các thông tin này trên tờ khai vận chuyển độc lập thông qua Hệ thống.
4. Để kiểm soát rủi ro đối với trường hợp khai báo loại hình A12 được vận chuyển độc lập đến Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, đề nghị Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn phân tích, đánh giá rủi ro đặc biệt lưu ý các trường hợp như báo cáo nêu “trên vận đơn thường chỉ có thông tin chung về số lượng bao gói, trọng lượng hàng hóa, không có thông tin về số lượng hay tên hàng, mô tả không rõ ràng”; trường hợp phát hiện doanh nghiệp, lô hàng trọng điểm có dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm thì thực hiện:
a) Kiểm tra thực tế hàng hóa đối với lô hàng khai báo tờ khai vận chuyển độc lập theo quy định tại Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC;
b) Chuyển thông tin về dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến để phối hợp kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan.
5. Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang tổng hợp các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Vì vậy, đối với nội dung vướng mắc của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn tại số 919/HQLS-GSQL, Tổng cục Hải quan ghi nhận, nghiên cứu, xem xét đưa vào nội dung sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BTC .
Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố biết và thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.