BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2782/TCT-CS | Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2010 |
Kính gửi: Cục Thuế Thành phố Hà Nội.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 10146/CT-TTr3 ngày 21/06/2010 của Cục Thuế Thành phố Hà Nội về trích dự phòng đầu tư chứng khoán, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Điểm 2b Mục I Thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các Khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp hướng dẫn:
"2. Doanh nghiệp được trích lập các Khoản dự phòng sau:
b. Dự phòng tổn thất các Khoản đầu tư chính: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá; giá trị các Khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ."
- Điểm 2 Mục II Thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 nêu trên:
"2. Dự phòng tổn thất các Khoản đầu tư tài chính:
2.1. Đối tượng: là các chứng khoán, các Khoản vốn doanh nghiệp đang đầu tư vào tổ chức kinh tế khác có đủ các Điều kiện sau:
a. Đối với các Khoản đầu tư chứng khoán:
- Là các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu công ty... được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.
- Được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời Điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán.
Những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường thì không được lập dự phòng giảm giá...
2.2. Phương pháp lập dự phòng:
a. Các loại chứng khoán đầu tư:
Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:
Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán | = | Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời Điểm lập báo cáo tài chính | x | Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán | - | Giá chứng khoán thực tế trên thị trường |
Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có biến động giảm giá tại thời Điểm lập báo cáo tài chính và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp."
- Điểm 2.18 Mục III phần B Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hướng dẫn các Khoản chi không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp như sau:
"2. Những Khoản chi phí sau đây không tính vào chi phí hợp lý:
2.18. Trích, lập và sử dụng các Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các Khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính."
Căn cứ các hướng dẫn nêu trên, trường hợp năm 2008 Công ty CP Đầu tư Tài - chính Bảo hiểm Dầu khí đầu tư cổ phiếu của Ngân hàng HABUBANK, Ngân hàng CP Quân Đội mà nếu 2 loại cổ phiếu này đáp ứng Điều kiện về trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán theo quy định tại Thông tư số 13/2006/TT-BTC và Công ty CP Đầu tư Tài chính Bảo hiểm Dầu khí chứng minh được giá chứng khoán thực tế trên thị trường của 2 loại cổ phiếu trên là giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi ba (03) Công ty chứng khoán tại thời Điểm trích lập dự phòng thì Công ty được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán theo quy định.
Đề nghị Cục Thuế Thành phố Hà Nội căn cứ các quy định trên và tình hình thực tế để hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế Thành phố Hà Nội được biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.