BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2000/TCT-QLN | Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2018 |
Kính gửi: Cục Thuế thành phố Hà Nội
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 795/CNT-TCKT ngày 10/5/2018 của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy, công văn số 08/CT-QLN ngày 21/3/2018 và công văn số 30590/CT-QLN ngày 16/5/2018 của Cục Thuế TP Hà Nội về việc cưỡng chế nợ thuế đối với Tổng công ty công nghiệp tàu thủy. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 2. Các trường hợp bị cưỡng chế
1. Đối với người nộp thuế
a) Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã qua 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
- Tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định:
“1. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo được thực hiện khi không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế trước đó nhưng chưa thu đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo quyết định hành chính thuế;...”
- Tại Điểm d Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định:
“d) Trường hợp tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin chứng minh rằng không thực hiện được biện pháp cưỡng chế này hoặc nếu thực hiện thì không thu đủ tiền thuế nợ theo quyết định cưỡng chế do tài khoản đối tượng bị cưỡng chế không có số dư, không có giao dịch qua tài khoản trong vòng 03 (ba) tháng gần nhất kể từ thời điểm nhận được văn bản trở về trước hoặc thuộc trường hợp nêu tại điểm b Khoản 1 Điều này thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện: nếu là tổ chức thì chuyển sang cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng;... ”
Căn cứ các quy định trên đây: Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy nợ các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế thuộc trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Về việc cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản đối với Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy: Bộ Tài chính đã có công văn số 11166/BTC-TCT ngày 11/8/2014 về việc cung cấp thông tin tài khoản của SBIC và công văn số 1062/BTC-TCDN ngày 17/11/2016 về việc báo cáo phong tỏa tài khoản và khấu trừ tiền tại các ngân hàng SBIC đang giao dịch. Theo đó, SBIC phải sử dụng nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và các nguồn vốn hợp pháp khác (không phải nguồn vốn tạm ứng hỗ trợ sản xuất và nguồn thu từ tái cơ cấu SBIC) để nộp vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp SBIC cam kết toàn bộ tiền gửi của SBIC tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng là nguồn vốn tạm ứng hỗ trợ sản xuất kinh doanh và nguồn thu từ tái cơ cấu SBIC, cơ quan thuế không áp dụng được biện pháp trích tiền từ tài khoản thì chuyển sang áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng đối với SBIC theo đúng các quy định nêu trên.
Trường hợp cơ quan hải quan có văn bản đề nghị cơ quan thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng đối với SBIC thì Cục Thuế thành phố Hà Nội phối hợp thực hiện theo đúng quy định tại Khoản 5, Điều 13 Thông tư số 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế TP. Hà Nội biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.