BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12533/BTC-TCHQ | Hà Nội, ngày 07 tháng 09 năm 2009 |
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố
Bộ Tài chính nhận được báo cáo vướng mắc của Hải quan địa phương và doanh nghiệp về thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa từ kho ngoại quan vào nội địa sau khi đã được chủ hàng cũ chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hoá trong kho ngoại quan cho chủ hàng mới theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 55 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 (chủ hàng cũ và mới đều là thương nhân Việt Nam). Về việc này, Bộ Tài chính có ý kiến sau:
- Căn cứ khoản 4 Điều 23, điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và khoản 6 Điều 55 Thông tư số 79/2009/TT-BTC thì chủ hàng hoá gửi kho ngoại quan được chuyển quyền sở hữu hàng hoá gửi kho ngoại quan. Việc chuyển nhượng có thể được thực hiện giữa thương nhân Việt Nam có hàng hoá gửi kho ngoại quan với nhau hoặc giữa thương nhân nước ngoài với thương nhân Việt Nam.
- Căn cứ khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại thì: “nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”. Kho ngoại quan được coi là khu vực hải quan riêng.
- Căn cứ khoản 5 Điều 3 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Điều 1 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khuẩu, thuế nhập khẩu vào điểm 20 mục II Phần A Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng, thì kho ngoại quan là khu vực phi thuế quan; dịch vụ và hoạt động mua bán hàng hoá thực hiện tại kho ngoại quan thuộc đối tượng không chịu thuế, mối quan hệ mua bán giữa kho ngoại quan với nội địa là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
Tuy nhiên, do việc mua bán hàng hoá gửi kho ngoại quan nêu trên được thực hiện giữa 2 thương nhân Việt Nam nên thủ tục, hồ sơ và khai hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu từ kho ngoại quan vào nội địa chưa được quy định tại Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và Thông tư số 79/2009/ TT-BTC; việc phân định trách nhiệm chịu trách nhiệm trước pháp luật hoặc kiểm tra, thanh tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan chưa rõ ràng (chủ hàng mới hay chủ hàng cũ). Do vậy, Bộ Tài chính sẽ xem xét cụ thể khi dự thảo bổ sung, sửa đổi các văn bản này. Trước mắt, căn cứ quy định tại Điều 23 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP, Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa từ kho ngoại quan vào nội địa (bao gồm cả đưa vào khu chế xuất hoặc khu phi thuế quan khác) sau khi được chủ hàng cũ chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hoá trong kho ngoại quan cho chủ hàng mới theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 55 thông tư số 79/2009/TT-BTC (chủ hàng cũ và mới đều là thương nhân Việt Nam) như sau:
1) Trách nhiệm của chủ hàng cũ:
a) Giao bộ chứng từ nhập khẩu (bản gốc) do người bán nước ngoài cung cấp như: Hợp đồng nhập khẩu, hoá đơn thương mại, bản kê chi tiết, vận đơn, chứng từ thanh toán, chứng nhận của nhà sản xuất,… cho chủ hàng mới để làm thủ tục đưa hàng hoá từ kho ngoại quan vào nội địa.
b) Có công văn cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của bộ chứng từ nêu tại điểm a trên và xác nhận việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho chủ hàng mới thể hiện trên hợp đồng mua bán hàng hoá giữa chủ hàng cũ và chủ hàng mới được sử dụng để khai báo, làm thủ tục hải quan, gửi cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào nội địa từ kho ngoại quan.
c) Chấp hành các quyết định kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Hải quan có liên quan đến lô hàng khi được yêu cầu.
2) Trách nhiệm của chủ hàng mới khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào nội địa từ kho ngoại quan.
a) Ngoài việc nộp bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 79/2009/TT-BTC, còn phải nộp bổ sung:
+ Hợp đồng mua bán hàng hoá ký với chủ hàng cũ (bản sao y);
+ Hợp đồng thuê kho ngoại quan đã đăng ký với cơ quan hải quan (bản sao y);
+ Hoá đơn thương mại và Bản kê chi tiết hàng hoá do chủ hàng cũ phát hành (bản chính);
+ Tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan (bản sao y).
b) Việc khai trên tờ khai hàng hoá nhập khẩu: căn cứ vào bộ chứng từ nhập khẩu nêu tại điểm 1.a trên. Riêng: ô số (1) người nhập khẩu là “chủ hàng mới”; ô số (3) người uỷ thác là “chủ hàng cũ”; ô số (13): “kho ngoại quan….”.
c) Đăng ký và làm các thủ tục liên quan đến việc kiểm tra nhà nuớc về chất lượng; nộp thuế và lệ phí theo quy định.
d) Chấp hành các quyết định kiểm tra, điều chỉnh số tiền thuế phải nộp (nếu có) của cơ quan Hải quan.
3) Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào nội địa từ kho ngoại quan:
- Căn cứ công văn của chủ hàng cũ và bộ hồ sơ hải quan do chủ hàng mới nộp để làm thủ tục hải quan theo quy định.
- Thời hạn hàng hoá gửi kho ngoại quan được tính từ thời điểm hàng hoá đưa vào kho ngoại quan theo hợp đồng thuê kho ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng cũ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố báo cáo về Bộ Tài chính (qua Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn tiếp).
| KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.