BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1133/LĐTBXH-LĐTL |
Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2009 |
Kính gửi: Công ty cổ phần FPT
Trả lời công văn số 442/CV-FPT/BNS ngày 25/02/2009 của Công ty cổ phần FPT về việc ghi tại trích yếu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1/ Khoản 1, Điều 30 của Bộ luật Lao động quy định hợp đồng lao động được giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Khoản 1, Điều 42 của Bộ luật Lao động quy định khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.
Như vậy, khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động nào thì người sử dụng lao động đó có trách nhiệm thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định.
2/ Theo quy định tại khoản 1, Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội và khoản 1, Điều 41 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 thì thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định không được tính để hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động.
Như vậy, căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 42 của Bộ luật Lao động, khoản 1, Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội và khoản 1, Điều 41 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP nêu trên thì, từ ngày 01/01/2009 trở đi, người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp theo hợp đồng từ đủ 12 tháng trở lên, sau khi trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, thời gian còn lại tính hưởng trợ cấp thôi việc mà dưới 12 tháng thì được làm tròn theo quy định tại khoản 5, Điều 14, Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 để tính hưởng trợ cấp thôi việc, cụ thể:
- Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được làm tròn thành 1/2 năm;
- Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng được làm tròn thành một năm.
Ví dụ, ông A làm việc cho Công ty B từ tháng 5/2008 đến hết tháng 8/2009 thì chấm dứt hợp đồng lao động. Từ tháng 01/2009 đến hết tháng 8/2009 ông A liên tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động là 1.400.000 đồng. Như vậy, ông A có thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc là 8 tháng (16 tháng làm việc - 8 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp), được làm tròn thành một năm và mức trợ cấp thôi việc của ông A là 700.000 đồng (1 năm x 1.400.000 đồng x 1/2).
3/ Tại khoản 3, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội quy định người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội.
Như vậy, người lao động giao kết theo loại hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Trong hai ví dụ Công ty cổ phần FPT nêu tại điểm 3 công văn 442/CV-FPT/BNS, người lao động đều ký kết theo loại hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng, do đó các trường hợp này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để công ty biết và thực hiện./.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.