BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5127/TCT-TTKT |
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2023 |
Kính gửi: |
- Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; |
Căn cứ Luật Thanh tra, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành; để đảm bảo việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế năm 2024 kịp thời, đúng định hướng, góp phần nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế của toàn ngành, Tổng cục Thuế đề nghị các Cục Thuế triển khai xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế năm 2024 theo hướng dẫn sau:
I. Phạm vi và nguyên tắc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế.
1. Phạm vi:
Kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế năm 2024 hướng dẫn tại công văn này gồm:
- Kế hoạch, chuyên đề thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế (NNT) quy định tại điểm đ, khoản 1 Điều 110 và khoản 3 Điều 113 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019;
- Kế hoạch kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 109 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019;
2. Nguyên tắc:
2.1. Áp dụng quản lý rủi ro trong công tác lập kế hoạch, chuyên đề thanh tra, kiểm tra thuế năm 2024:
- Việc xây dựng kế hoạch, chuyên đề thanh tra, kiểm tra thuế năm 2024 phải được thực hiện theo phân tích rủi ro (sử dụng bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 1158/QĐ-TCT) và tuân thủ các quy định tại Thông tư số 31/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021; Quy trình kiểm tra thuế; Quyết định số 991/QĐ-TCT ngày 27/6/2022 của Tổng cục Thuế.
2.2. Đảm bảo tránh chồng chéo, trùng lặp trong việc xây dựng kế hoạch, chuyên đề thanh tra, kiểm tra thuế năm 2024 theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Luật Thanh tra, các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật trên và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2.3. Sau khi lựa chọn NNT vào danh sách kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT, cơ quan thuế thực hiện lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở CQT trên ứng dụng TPR theo quy trình kiểm tra thuế.
II. Xây dựng chỉ tiêu nhiệm vụ, kế hoạch thanh tra thuế, kế hoạch kiểm tra thuế năm 2024.
1. Xây dựng chỉ tiêu nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế năm 2024:
- Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thuế 03 năm liền kề (2020; 2021; 2022); nguồn nhân lực hiện có của từng cơ quan thuế kết hợp với thực tế quản lý thuế và các thông tin liên quan khác để xây dựng nhiệm vụ thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế năm 2024 nhưng không thấp hơn 80% bình quân tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đã hoàn thành của ba năm liền kề (2020; 2021; 2022). Trong đó, chỉ tiêu nhiệm vụ thanh tra thuế năm 2024 (không bao gồm chuyên đề thanh tra sau hoàn) không vượt quá 5% tống chỉ tiêu nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế năm 2024.
- Cục Thuế tự xây dựng nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế của Cơ quan Cục Thuế; Chi cục Thuế xây dựng nhiệm vụ thanh tra (đối với các Chi cục Thuế được giao chức năng thanh tra thuế), nhiệm vụ kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế của Chi cục Thuế.
- Cục Thuế tổng hợp nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thuế của của toàn bộ Cục Thuế (Cơ quan Cục Thuế và các Chi cục Thuế) đề xuất Tổng cục Thuế phê duyệt nhiệm vụ.
2. Các ngành, lĩnh vực, quy mô doanh nghiệp cần tập trung thanh tra, kiểm tra năm 2024.
- Các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực có dư địa thu lớn: Dầu khí; xăng dầu; điện lực; viễn thông; ngân hàng; bảo hiểm; chứng khoán; cho thuê tài chính; dược phẩm; xây dựng (bao gồm cả trang trí, thiết kế nội thất); kinh doanh hạ tầng; khu công nghiệp; kinh doanh dịch vụ cảng; công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến chế tạo; khai thác, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng thông thường (bao gồm: sản xuất kinh doanh xi măng, sắt thép...); doanh nghiệp khai thác kinh doanh cát, sỏi lòng sông; khai thác, kinh doanh vàng; sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng; bán buôn bán lẻ; sản xuất, kinh doanh phân bón; sản xuất, kinh doanh sản phẩm từ nhựa; nông nghiệp; lâm nghiệp và thủy sản (bao gồm doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy, hải sản); dịch vụ lưu trú và ăn uống; hoạt động vui chơi giải trí; công ty xổ số kiến thiết; truyền thông quảng cáo; thương mại điện tử; sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy trong nước; các tập đoàn, tổng công ty, công ty có số thu nộp thuế lớn; các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế và các doanh nghiệp có nguồn thông tin từ cơ quan Hải quan chuyển tới như liên quan đến việc nhập khẩu xe ô tô theo diện quà biếu, quà tặng; doanh nghiệp có giao dịch đáng ngờ do Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cung cấp; doanh nghiệp có vốn nhà nước báo lỗ nhiều năm liên tiếp.
- Các doanh nghiệp khai thác, vận chuyển, sử dụng vật liệu xây dựng thông thường
- Các doanh nghiệp quy mô lớn nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra.
- Các doanh nghiệp phát sinh chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng thương hiệu, chuyển nhượng dự án, chia tách, sáp nhập doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp có rủi ro cao về hóa đơn; rủi ro về hoàn thuế; các doanh nghiệp thuộc diện phải kiểm tra sau hoàn thuế theo quy định.
- Các doanh nghiệp có giao dịch liên kết chiếm tỷ trọng lớn, kết quả hoạt động kinh doanh thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành nghề, lĩnh vực; doanh nghiệp có phát sinh chi phí dịch vụ, bản quyền... lớn từ các bên liên kết; có doanh thu tăng trưởng nhưng số thuế phải nộp ngân sách nhà nước thấp.
- Các doanh nghiệp có phát sinh số thuế miễn giảm thuế lớn theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
3. Lập kế hoạch thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế năm 2024:
- Việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2024 phải được thực hiện trên ứng dụng TPR và tuân thủ theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2022, Luật Quản Lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật này và các quy trình, văn bản hướng dẫn của Tổng cục Thuế liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
- Cơ quan thuế xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế năm 2024 và chuyên đề kiểm tra theo rủi ro đầu năm trên ứng dụng TPR phải đạt tối thiểu 50% nhiệm vụ kiểm tra được giao. Số liệu 50% được tính cho toàn bộ Cục Thuế (bao gồm cơ quan Cục và tất cả các Chi cục Thuế).
- Đối với kế hoạch thanh tra theo chuyên đề đầu năm (không bao gồm chuyên đề thanh tra sau hoàn thuế đầu năm) không được vượt quá 50% tổng nhiệm vụ thanh tra năm 2024. Kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề đầu năm (không bao gồm chuyên đề kiểm tra sau hoàn thuế đầu năm) không vượt quá 30% nhiệm vụ kiểm tra được giao.
- Cơ quan thuế các cấp thực hiện xây dựng chuyên đề kiểm tra, thanh tra đối với các doanh nghiệp có hồ sơ hoàn thuế GTGT thuộc diện hoàn thuế trước và còn hồ sơ hoàn thuế chưa được kiểm tra, thanh tra sau hoàn tại thời điểm lập kế hoạch năm 2024 (sau đây gọi tắt là chuyên đề kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp có hoàn thuế GTGT đầu năm) đạt tối thiểu 10% tổng số danh sách kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế năm 2024. Khi thực hiện chuyên đề kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp có hoàn thuế GTGT đầu năm phải thực hiện kết hợp thanh tra, kiểm tra thuế với kiểm tra, thanh tra các hồ sơ hoàn thuế GTGT. Cụ thể:
+ Trường hợp 1: Cơ quan thuế thực hiện đưa toàn bộ doanh nghiệp đến hạn phải thực hiện kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành vào danh sách Chuyên đề kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp có hoàn thuế GTGT.
+ Trường hợp 2: Số lượng doanh nghiệp đến hạn phải thực hiện kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế lựa chọn theo Trường hợp 1 đạt tỷ lệ thấp hơn 10% so với tổng số danh sách kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế năm 2024 thì Cơ quan thuế tiếp tục thực hiện các bước đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp có hồ sơ hoàn thuế GTGT thuộc diện hoàn thuế trước chưa được kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế còn lại như các bước xây dựng kế hoạch chuyên đề năm theo quy định tại Quyết định số 991/QĐ-TCT đến khi chuyên đề kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp có hoàn thuế GTGT đầu năm đạt tối thiểu 10% tổng số danh sách kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế năm 2024.
+ Trường hợp 3: Số lượng doanh nghiệp có hồ sơ hoàn thuế GTGT thuộc diện hoàn thuế trước chưa được kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế đạt tỷ lệ thấp hơn 10% tổng số danh sách kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế năm 2024 thì Cơ quan thuế đưa toàn bộ doanh nghiệp có hồ sơ hoàn thuế GTGT thuộc diện hoàn thuế trước chưa được kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế vào Chuyên đề kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp có hoàn thuế GTGT đầu năm.
- Đối với kế hoạch theo các chuyên đề khác: thực hiện theo quy định tại Quyết định 991/QĐ-TCT .
- Trong năm cơ quan thuế các cấp có thể thực hiện xây dựng kế hoạch chuyên đề phát sinh theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan thuế cùng cấp hoặc theo chỉ đạo của cấp trên. Việc lập kế hoạch chuyên đề phát sinh trong năm này được thực hiện theo phạm vi, nguyên tắc nhất quán với phạm vi, nguyên tắc lập kế hoạch, chuyên đề đầu năm nêu trên. Cơ quan thuế sử dụng ứng dụng TPR để hỗ trợ việc lập kế hoạch chuyên đề phát sinh trong năm.
Kết thúc chuyên đề cơ quan thuế phải thực hiện báo cáo cơ quan thuế cấp trên chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc, tổng kết, đánh giá chuyên đề. Đối với chuyên đề trong năm tài chính chưa kết thúc nhưng cần thiết phải tiếp tục thực hiện chuyên đề sang năm tiếp theo thì kết thúc năm tài chính, cơ quan thuế phải thực hiện báo cáo cơ quan thuế cấp trên tình hình thực hiện chuyên đề. Kết thúc chuyên đề phải báo cáo cơ quan thuế cấp trên chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc, tổng kết, đánh giá chuyên đề. Cơ quan thuế phải cập nhập đầy đủ kết quả, nội dung cuộc thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề đã đăng ký vào ứng dụng TTR theo quy định.
4. Lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế:
- Sau khi lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế năm 2024, Cơ quan thuế thực hiện phân tích các tiêu chí rủi ro của ứng dụng để lựa chọn tối thiểu 60%/tổng số doanh nghiệp rủi ro cao còn lại để lập kế hoạch kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế. Danh sách kế hoạch kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế còn được lựa chọn qua thực tiễn quản lý thuế đối với NNT có rủi ro cao, có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế, khai sai số thuế phải nộp ... và không trùng lắp với danh sách kế hoạch thanh tra, kiểm tra, chuyên đề thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT.
- Việc lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế trên ứng dụng TPR chỉ thực hiện được khi ô chỉ tiêu “Số doanh nghiệp phải lập kế hoạch theo phân tích rủi ro còn lại” tại chức năng 5-Lập Kế hoạch/5.1-Tổng hợp danh sách NNT của Hình thức TTKT thanh tra, kiểm tra hiển thị “0”.
5. Một số lưu ý về phạm vi, phương pháp lập kế hoạch:
- Đối với các trường hợp thanh tra đột xuất phát sinh trong năm theo đúng quy định của Luật Thanh tra, Luật Quản lý thuế thì khi đánh giá kết quả công tác thanh tra năm, các Cục Thuế được tính trừ tương ứng vào chỉ tiêu nhiệm vụ thanh tra năm được giao.
- Dữ liệu sử dụng để phân tích rủi ro, lập kế hoạch, chuyên đề đầu năm là dữ liệu BCTC năm 2022. Dữ liệu sử dụng để phân tích lập kế hoạch chuyên đề phát sinh trong năm hoặc điều chỉnh kế hoạch năm cơ quan thuế sử dụng dữ liệu BCTC năm 2023; trường hợp chưa có BCTC năm 2023 cơ quan thuế vẫn đánh giá trên dữ liệu BCTC năm 2022.
- Việc phân ngưỡng quy mô doanh nghiệp là một nội dung bắt buộc trong việc sử dụng ứng dụng TPR để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế, để phục vụ công tác điều hành, phân bổ nguồn lực hợp lý trong thanh tra, kiểm tra. Các Cục Thuế thực hiện lựa chọn 1 trong 3 phương pháp phân loại quy mô doanh nghiệp áp dụng thống nhất cho tất cả các Phòng kế hoạch theo hướng dẫn tại Quy trình quản lý rủi ro trong xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra NNT (tránh tình trạng mỗi Phòng lập kế hoạch áp dụng 1 phương pháp phân loại khác nhau). Căn cứ thực tế quản lý và số lượng doanh nghiệp cần thanh tra, kiểm tra được giao, các Cục Thuế khi thực hiện phân ngưỡng quy mô và lựa chọn doanh nghiệp phải ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp có quy mô lớn để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra.
- Cơ quan thuế lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo thứ tự: Lập kế hoạch thanh tra tại trụ sở người nộp thuế, lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế và tổng hợp chung toàn cơ quan thuế theo từng loại kế hoạch thanh tra riêng, kế hoạch kiểm tra riêng để báo cáo cơ quan thuế cấp trên phê duyệt.
- Sau khi lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra trên ứng dụng TPR, Cục Thuế, Chi cục Thuế thực hiện chuyển cơ quan thuế cấp trên phê duyệt theo từng phòng lập kế hoạch trên ứng dụng:
+ Trường hợp cơ quan thuế cấp trên từ chối phê duyệt thì cơ quan thuế cấp dưới thực hiện lại việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra trên ứng dụng TPR và tiếp tục gửi cơ quan thuế cấp trên phê duyệt.
+ Trường hợp sau khi đã được cơ quan thuế cấp trên phê duyệt bằng văn bản và trên ứng dụng TPR, cơ quan thuế cấp dưới thực hiện chuyển kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế năm 2024 từ ứng dụng TPR sang ứng dụng TTR.
6. Thời gian xây dựng chỉ tiêu nhiệm vụ, lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế năm 2024:
- Tổng cục Thuế chốt thời gian cập nhật ngành nghề chính ngày 17/11/2023 để tính trung bình ngành phục vụ phân tích rủi ro. Cơ quan thuế các cấp phải tổ chức kiểm tra, rà soát cơ sở dữ liệu phục vụ công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2024.
- Cơ quan Cục Thuế:
+ Gửi đề xuất nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở NNT năm 2024 của Cục Thuế (gồm Cơ quan Cục Thuế và các Chi cục Thuế) theo Phụ lục 01 gửi về Tổng cục Thuế (Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế) chậm nhất vào ngày 20/11/2023;
+ Gửi danh sách kế hoạch thanh tra thuế năm 2024 theo Phụ lục 02, kế hoạch kiểm tra thuế tại trụ sở NNT năm 2024 của Cơ quan Cục thuế theo Phụ lục 03 về Tổng cục Thuế (Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế) chậm nhất vào ngày 05/12/2023;
- Chi cục Thuế lập kế hoạch thanh tra thuế (đối với các Chi cục Thuế được giao chức năng thanh tra thuế), kế hoạch kiểm tra thuế, năm 2024 gửi về Cục Thuế chậm nhất vào ngày 05/12/2023 theo Phụ lục 02, Phụ lục 03 đính kèm để Cục Thuế phê duyệt.
- Danh sách NNT để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế phải được Trưởng Bộ phận kiểm tra thuế trình Thủ trưởng cơ quan thuế trước ngày 25/12/2023. Thủ trưởng cơ quan thuế ký duyệt danh sách NNT thuộc kế hoạch kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế trước ngày 30/12/2023.
Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục trưởng Cục Thuế, Cục trưởng Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế, Trưởng ban Ban Quản lý rủi ro triển khai thực hiện các nội dung nêu trên. Căn cứ vào nội dung công văn này, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản chỉ đạo các phòng thanh tra, kiểm tra và các Chi cục Thuế trực thuộc thực hiện lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2024 kịp thời. Cục Công nghệ - Thông tin có trách nhiệm hỗ trợ các Cục Thuế, Chi cục Thuế trong việc sử dụng phần mềm ứng dụng phân tích rủi ro, khai thác thông tin dữ liệu để phục vụ công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế năm 2024. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị các Cục Thuế báo cáo Tổng cục xem xét, chỉ đạo thực hiện./.
|
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG |
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
|
|
NHIỆM VỤ THANH TRA, NHIỆM VỤ KIỂM TRA TẠI TRỤ SỞ NGƯỜI NỘP THUẾ NĂM 2024
Stt |
Cơ quan thuế |
Nhiệm vụ |
Kế hoạch |
Ghi chú |
||
|
|
Thanh tra (DN) |
Kiểm tra (DN) |
Kế hoạch thanh tra (DN) |
Kiểm tra (DN) |
|
I |
Cơ quan Cục |
|
|
|
|
|
II |
Chi cục thuế |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU |
THỦ TRƯỞNG CƠ
QUAN THUẾ |
Ghi chú:
- Cục Thuế Doanh nghiệp lớn báo cáo số nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thuế của Cục Thuế;
- Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Tổng cục Thuế số lượng: nhiệm vụ thanh tra kiểm tra thuế toàn Cục Thuế (Cơ quan Cục, Chi cục Thuế); kế hoạch thanh tra, kế hoạch kiểm tra của Cơ quan Cục Thuế. Kế hoạch kiểm tra thuế của Cơ quan Cục Thuế phải gửi kèm biểu tổng hợp kế hoạch phân bổ cho cơ quan thuế bộ phận.
- Chi cục Thuế báo cáo Cục Thuế số lượng: nhiệm vụ kiểm tra thuế Chi cục Thuế; kế hoạch kiểm tra của Chi cục Thuế.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
|
|
DANH SÁCH NGƯỜI NỘP THUẾ ĐƯỢC LỰA CHỌN THEO KẾ HOẠCH, CHUYÊN ĐỀ THANH TRA NĂM 2024
STT |
Tên người nộp thuế |
Mã số thuế |
Ngành nghề |
Cơ quan thuế quản lý |
Kết quả TTKT 03 năm gần nhất (tổng số xử lý) |
Tổng điểm rủi ro |
Dự kiến thời gian thanh tra |
||
2019 |
2020 |
2021 |
|
|
|||||
1 |
Kế hoạch thanh tra theo phân tích rủi ro |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Chuyên đề thanh tra doanh nghiệp có hoàn thuế GTGT (nếu có) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
Chuyên đề ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU |
THỦ TRƯỞNG CƠ
QUAN THUẾ |
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
|
|
DANH SÁCH NGƯỜI NỘP THUẾ ĐƯỢC LỰA CHỌN THEO KẾ HOẠCH, CHUYÊN ĐỀ KIỂM TRA NĂM 2024
STT |
Tên người nộp thuế |
Mã số thuế |
Ngành nghề |
Cơ quan thuế quản lý |
Kết quả TTKT 03 năm gần nhất (tổng số xử lý) |
Tổng điểm rủi ro |
Dự kiến thời gian kiểm tra |
||
2019 |
2020 |
2021 |
|
|
|||||
I |
Kế hoạch kiểm tra theo phân tích rủi ro |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Chuyên đề kiểm tra doanh nghiệp có hoàn thuế GTGT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
Chuyên đề ... (nếu có) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU |
THỦ TRƯỞNG CƠ
QUAN THUẾ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.