BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU
TƯ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1045/BKHĐT-KTĐN |
Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2013 |
Kính gửi: |
- Văn phòng Quốc hội; |
Thực hiện Văn kiện Quan hệ đối tác Busan (BPD) về Hợp tác phát triển hiệu quả được thông qua tại Diễn đàn cấp cao toàn cầu lần thứ tư về hiệu quả viện trợ (HLF-4) tại Busan, Hàn Quốc vào tháng 11 năm 2011, với tư cách là Đồng chủ tọa Diễn đàn Hiệu quả viện trợ (AEF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương, các nhà tài trợ, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài và khu vực tư nhân xây dựng Văn kiện Quan hệ đối tác Việt Nam (VPD).
Tại Diễn đàn Hiệu quả viện trợ lần thứ 6 (AEF-6) diễn ra vào ngày 04/12/2012 trước thềm Hội nghị thường niên Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG) 2012, các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ đã nhất trí nội dung Văn kiện Quan hệ đối tác Việt Nam để trình Hội nghị CG thường niên năm 2012 thông qua Văn kiện Quan hệ đối tác Việt Nam (VPD).
Tại Hội nghị CG thường niên năm 2012 tổ chức tại Hà Nội ngày 10/12/2012, các đối tác phát triển đánh giá cao cam kết của Chính phủ trong việc xây dựng Văn kiện Quan hệ đối tác Việt Nam (VPD) nhằm cụ thể hóa các cam kết quốc tế trong BPD và hy vọng Văn kiện Quan hệ Đối tác Việt Nam (VPD) sớm được Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt để các bên triển khai thực hiện.
Trên cơ sở đó, ngày 04/01/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Công văn số 87/BKHĐT-KTĐN trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Văn kiện Quan hệ đối tác Việt Nam (VPD). Căn cứ đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tại Công văn số 831/VPCP-QHQT ngày 25/01/2013 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã đồng ý nội dung Văn kiện Quan hệ đối tác Việt Nam (VPD) và giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương, các đối tác phát triển triển khai thực hiện Văn kiện VPD, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện. Trong quá trình thực hiện, bổ sung các chiến lược phát triển liên quan như Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030...
Thực hiện ý kiến chỉ đạo nêu trên của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi tới Quý Cơ quan toàn văn Văn kiện Quan hệ đối tác Việt Nam (VPD) bằng tiếng Việt và tiếng Anh để quán triệt và tổ chức thực hiện.
I. CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA VĂN KIỆN QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM (VPD)
Văn kiện Quan hệ đối tác Việt Nam (VPD) là một văn bản đồng thuận giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ với các cam kết đối tác và hành động cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác phát triển ở Việt Nam theo tinh thần của Văn kiện BPD để đóng góp cho việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015.
Việc xây dựng Văn kiện Quan hệ đối tác Việt Nam (VPD) đã được tiến hành thông qua tham vấn ý kiến rộng rãi tại các cuộc hội thảo, diễn đàn tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn Hiệu quả viện trợ với các bộ, ngành, một số địa phương, đại diện các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài và khu vực tư nhân. Ngoài ra, căn cứ Công văn số 9899/BKH-KTĐN ngày 27/11/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một số bộ, ngành (Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng), các địa phương (Hà Nội, Bắc Ninh, Hòa Bình, Nghệ An) cũng đã gửi các ý kiến đóng góp bằng văn bản, bày tỏ sự nhất trí về cơ bản nội dung dự thảo kiện Quan hệ đối tác Việt Nam (VPD).
Nội dung của Văn kiện quan hệ đối tác Việt Nam được xây dựng dựa trên 4 nguyên tắc của Văn kiện BPD, đó là:
1. Phát huy vai trò làm chủ của Việt Nam đối với những ưu tiên phát triển
Để phát huy vai trò làm chủ, Chính phủ cam kết thực thi việc lãnh đạo và huy động sự tham gia của các đối tác phát triển trong việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm cũng như các chiến lược, kế hoạch phát triển ở cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương; các đối tác phát triển cam kết ủng hộ Chính phủ thực hiện vai trò này.
Chính phủ và các đối tác phát triển nhất trí thực hiện 07 hành động cụ thể trong hợp tác phát triển như Chính phủ lãnh đạo việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 dựa trên các chính sách phát triển được xây dựng đầy đủ và các thể chế được tăng cường, bao gồm phát triển năng lực ở cấp quốc gia và cấp địa phương để đạt được các mục tiêu phát triển 5 năm một cách có hiệu quả, cải thiện hệ thống kế hoạch và ngân sách của Chính phủ để phản ánh tốt hơn nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi vào Ngân sách Nhà nước. Các đối tác phát triển cam kết ủng hộ Chính phủ phát huy vai trò làm chủ trong các ưu tiên phát triển thông qua việc nâng cao tính dự báo của các khoản vốn ODA và vốn vay ưu đãi để hỗ trợ việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn của Chính phủ, thúc đẩy những nổ lực dỡ bỏ các khoản viện trợ có ràng buộc, sử dụng nhiều hơn các hệ thống của Chính phủ (đấu thầu, di dân giải phóng mặt bằng, quản lý tài chính…).
Việc thực hiện các cam kết đối tác và những hành động nêu trên sẽ hỗ trợ nâng cao chất lượng của công tác kế hoạch va lập ngân sách của Trung ương, cũng như của các bộ, ngành và các địa phương, nhất là phản ánh nguồn vốn ODA và vay ưu đãi vào ngân sách; hoàn thiện các hệ thống quản lý như đấu thầu, quản lý tài chính, kiểm toán,... theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế; cải tiến các quy trình và thủ tục quản lý của cả phía Việt Nam và nhà tài trợ để thúc đẩy giải ngân vốn ODA...
2. Tập trung vào các kết quả phát triển
Để tập trung những nỗ lực vào các kết quả phát triển, Chính phủ cam kết thực hiện các chính sách và các biện pháp nhằm đảm bảo đạt được những chỉ tiêu quan trọng của Kế hoạch 5 năm trên ba trụ cột, đó là tăng trưởng nhanh và bền vững, phúc lợi xã hội và an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong Văn kiện VPD, Chính phủ cam kết xây dựng các khung đánh giá tình hình thực hiện dựa trên kết quả để đánh giá các thành tựu theo những mục tiêu của Kế hoạch 5 năm ở cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương; tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế dựa trên tăng năng suất, cải thiện môi trường kinh doanh và tính cạnh tranh quốc gia, quản lý nhà nước có hiệu quả; thúc đẩy giảm nghèo bền vững, đặc biệt ở các vùng dân tộc miền núi; cải thiện các hệ thống an sinh xã hội, giảm bớt sự bất bình đẳng về các cơ hội kinh tế, xã hội; tăng cường quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững; thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (NTP) về thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai và thúc đẩy tăng trưởng xanh.
Các nhà tài trợ cam kết ủng hộ và hỗ trợ Chính phủ tập trung những nỗ lực để đạt được các kết quả phát triển trong thời kỳ 5 năm 2011-2015 thông qua việc sử dụng các khung kết quả quốc gia để xây dựng các chiến lược quan hệ đối tác giúp Việt Nam giám sát và đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các chương trình và dự án ODA và các khoản vay ưu đãi.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay việc tập trung nguồn vốn ODA để góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm có ý nghĩa quan trọng. Thực hiện các cam kết này, các nhà tài trợ dựa vào những kết quả phát triển mà Chính phủ mong muốn đạt được đến năm 2015 để hoạch định chính sách và xây dựng kế hoạch tài trợ cho Việt Nam, nhờ vậy nguồn vốn ODA và vay ưu đãi sẽ tập trung vào những chương trình và dự án ưu tiên cao của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương.
3. Huy động sự tham gia rộng rãi vào quá trình phát triển
Chính phủ và các nhà tài trợ coi trọng vai trò của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội, các tổ chức phi Chính phủ trong nước và quốc tế, khu vực tư nhân đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Chính phủ cam kết tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ sự tham gia của các thực thể này vào quá trình phát triển với tư cách là người thụ hưởng, tham gia thực hiện và giám sát quá trình thực hiện ở các cấp.
Để thúc đẩy sự tham gia rộng rãi của các bên vào quá trình phát triển, Chính phủ cam kết thực hiện các hành động cụ thể, chẳng hạn thúc đẩy xây dựng và thực hiện các chính sách và môi trường thể chế thuận lợi cho sự tham gia của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong nước và các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài vào các chương trình nghị sự phát triển: Hỗ trợ việc thành lập Trung tâm thông tin về các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong nước nhằm mục đích điều phối các hoạt động hợp tác, tăng cường năng lực và chia sẻ thông tin; thúc đẩy vai trò của cộng đồng trong giám sát việc cung cấp và chất lượng các dịch vụ công.
Đối với sự tham gia của khu vực tư nhân, Chính phủ cam kết sẽ khuyến khích sự phát triển, tính cạnh tranh và ảnh hưởng tích cực của khu vực này, bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với quá trình phát triển; tăng cường các khuôn khổ chính sách và thể chế để thúc đẩy đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là theo phương thức hợp tác đối tác công tư (PPP).
Trong tình hình hiện nay, vai trò của quan hệ hợp tác Nam-Nam giữa các nước đang phát triển với nhau ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội trên thế giới và khu vực. Hơn nữa, trong tình hình kinh tế khó khăn của thế giới, hợp tác Nam - Nam có thể bổ sung nguồn lực, kinh nghiệm và kiến thức phát triển cho quan hệ hợp tác Bắc - Nam. Chính vì vậy, trong Văn kiện VPD, Chính phủ cam kết thúc đẩy các hoạt động hợp tác Nam - Nam; tăng cường phát triển thương mại hai chiều và đầu tư với các quốc gia đang phát triển khác; tăng cường chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với các quốc gia đang phát triển khác...
Trong VPD các đối tác phát triển cam kết hỗ trợ các nỗ lực của Chính phủ để nâng cao quan hệ đối tác với tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong nước và với khu vực tư nhân như thông qua hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ tài chính, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm; hỗ trợ quan hệ hợp tác ba bên giữa Việt Nam và các quốc gia đang phát triển khác với việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính.
Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, phụ nữ Việt Nam có vai trò quan trọng. Trong VPD, Chính phủ và các đối tác phát triển cam kết hợp tác và cùng hành động để thực hiện các chính sách và các cam kết quốc tế về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.
Ở cấp ngành, các Nhóm quan hệ đối tác theo ngành và lĩnh vực (SPG và ISG) hoạt động như một cơ chế đối thoại chính sách phát triển và điều phối viện trợ ở cấp ngành. Chính vì vậy, trong Văn kiện VPD Chính phủ và các đối tác phát triển cam kết tăng cường mạng lưới quan hệ đối tác của Diễn đàn Hiệu quả viện trợ (AEF); đảm bảo các nhóm quan hệ đối tác này tuân thủ các nguyên tắc trong quan hệ hợp tác phát triển có hiệu quả.
Việc Chính phủ và các nhà tài trợ cam kết tạo môi trường thuận lợi để huy động sự tham gia rộng rãi của các bên vào quá trình phát triển sẽ đa dạng hóa các nguồn lực cho phát triển, nhất là thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội; tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ chủ trương và các chính sách của Chính phủ; tiếp thu những kinh nghiệm và kiến thức phát triển đồng thời tăng cường sự theo dõi và giám sát, nhất là giám sát cộng đồng tại cơ sở đối với đầu tư công, bao gồm đầu tư từ nguồn vốn ODA và vay ưu đãi.
4. Minh bạch và trách nhiệm giải trình
Chính phủ và các nhà tài trợ cam kết công khai các thông tin toàn diện và được mong đợi về hợp tác phát triển. Để đạt được cam kết này, trong VPD, Chính phủ và các nhà tài trợ cam kết công khai tất cả các thông tin và dữ liệu liên quan đến hợp tác phát triển trên các cổng thông tin điện tử của mình; hỗ trợ việc xây dựng một cơ sở dữ liệu ODA mới để tăng cường theo dõi hợp tác phát triển ở Việt Nam; tiến hành đánh giá chung định kỳ về tiến độ thực hiện các cam kết đã thỏa thuận nâng cao hiệu quả viện trợ.
Việc công khai hóa các thông tin, dữ liệu về chính sách, quy trình, thủ tục cung cấp và tiếp nhận vốn ODA và vốn vay sẽ đảm bảo tính công khai, minh bạch về nguồn lực công này, tạo thuận lợi để các bộ, ngành và địa phương, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa và khu vực tư nhân, trong việc tiếp cận nguồn ODA và vay ưu đãi. Công khai minh bạch và đề cao trách nhiệm giải trình về ODA và vốn vay ưu đãi còn góp phần vào cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí thất thoát và qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực công.
II. KHUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VĂN KIỆN QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM (VPD)
1. Khung kế hoạch thực hiện Văn kiện Quan hệ đối tác Việt Nam (VPD) được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết đối tác và các hành động cụ thể với những chỉ tiêu đo lường được nhằm hỗ trợ công tác theo dõi tiến độ và giám sát kết quả thực hiện. Trong khung này xác định rõ các cơ quan, tổ chức chủ trì, phối hợp phía Việt Nam và đối tác phát triển. Việc theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện Văn kiện Quan hệ đối tác Việt Nam (VPD) đồng bộ với cấp độ toàn cầu đối với Văn kiện BPD.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương, các đối tác phát triển triển khai thực hiện Văn kiện Quan hệ đối tác Việt Nam (VPD), định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
III. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VĂN KIỆN QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM (VPD)
1. Trong khuôn khổ hoạt động của Diễn đàn Hiệu quả viện trợ (AEF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức triển khai chiến lược truyền thông rộng rãi về Văn kiện Quan hệ đối tác Việt Nam (VPD) để nâng cao nhận thức của cả phía Việt Nam và phía các đối tác phát triển về tinh thần và nội dung của Văn kiện này, chia sẻ những kinh nghiệm về hoạt động nâng cao hiệu quả viện trợ ở các cấp, tăng cường sự phối hợp giữa các bên liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện.
2. Trên cơ sở quán triệt tinh thần và nội dung của Văn kiện Quan hệ đối tác Việt Nam (VPD), các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội, khu vực tư nhân và các đối tác phát triển tổ chức thực hiện, chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan và đối tác phát triển xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể phù hợp với nhu cầu và định hướng ưu tiên của tổ chức, cơ quan và đơn vị mình, định kỳ cập nhật tiến độ và kết quả thực hiện, báo cáo Bộ kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong nhận được sự hợp tác của Quý cơ quan./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
VĂN KIỆN QUAN HỆ ĐỐI TÁC VIỆT NAM (VPD)
LÀM CHỦ, KẾT QUẢ, SỰ THAM GIA, MINH BẠCH VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH
Tiếp nối những thành tựu phát triển và hướng về phía trước. Việt Nam được thừa nhận rộng rãi như một trong những câu chuyện thành công nhất về sự phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ vừa qua. Sự tăng trưởng nhanh và toàn diện đã đưa hàng triệu người dân Việt Nam thoát khỏi đói nghèo. GDP bình quân đầu người đã tăng từ 150 USD năm 1993 lên 1.258 USD năm 2011. Giờ đây người dân Việt Nam được tiếp nhận một nền giáo dục tốt hơn, chăm sóc y tế được cải thiện và có tuổi thọ bình quân cao hơn. Việt Nam cũng đã đạt được phần lớn các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và đang trên đường hoàn thành một số mục tiêu còn lại vào năm 2015. Việc Chính phủ Việt Nam huy động sự tham gia của các đối tác phát triển vào quá trình phát triển của mình có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ để đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội nói trên.
Việc duy trì động lực của quá trình cải cách ở Việt Nam sẽ đòi hỏi đầu tư cả theo chiều rộng và chiều sâu để đẩy nhanh tiến độ cải cách chính sách, phát triển nguồn nhân lực và đào tạo kỹ năng, tăng năng suất, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, tạo việc làm và tăng trưởng xanh. Cải thiện an ninh xã hội, nâng cao chất lượng, khả năng tiếp cận và chi trả cho giáo dục và các dịch vụ y tế, cũng sẽ góp phần giảm chênh lệch về thu nhập, ngăn chặn sự bất bình đẳng và tăng cường đầu tư cho sự thịnh vượng trên diện rộng.
Hợp tác phát triển trong bối cảnh thế giới thay đổi. Hợp tác phát triển toàn cầu đã đạt được nhiều kết quả khích lệ nhằm giải quyết những thách thức toàn cầu như thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), phòng chống HIV/AIDS, bảo đảm an ninh lương thực, cũng như hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội. Tại Việt Nam, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) giúp mở rộng chi tiêu cho người nghèo, tạo điều kiện vừa mở rộng diện các đối tượng được cung cấp các dịch vụ xã hội, đồng thời đầu tư vào nguồn vốn con người và cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo rằng người dân Việt Nam có được vị trí thuận lợi hơn để tận dụng các cơ hội mới. ODA và các nguồn tài chính cho phát triển khác tiếp tục hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi của Việt Nam sang nền kinh tế thị trường. Sự kiện Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình (MIC) vào năm 2010 phản ánh những cải thiện về thực trạng kinh tế nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức trước “bẫy thu nhập trung bình1”. Trong bối cảnh của một quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình, một số đối tác phát triển có xu hướng thu hẹp dần các chương trình hỗ trợ phát triển cho Việt Nam. Về trung hạn, sự bất ổn kéo dài của nền kinh tế toàn cầu cũng sẽ làm giảm nguồn vốn tài trợ cho phát triển.
Thừa nhận bối cảnh thế giới đang thay đổi, Diễn đàn cấp cao lần thứ 4 về Hiệu quả viện trợ (HLF-4) diễn ra tại Bu-san, Hàn Quốc vào tháng 12 năm 2011, đã kêu gọi xây dựng một quan hệ đối tác phát triển mới rộng rãi hơn, có sự tham gia toàn diện hơn từ trước đến nay, dựa trên các nguyên tắc, các mục tiêu chung và các cam kết khác nhau vì hợp tác phát triển có hiệu quả. Trên tinh thần đó, Chính phủ Việt Nam cam kết hợp tác với các đối tác phát triển, khu vực tư nhân, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong nước, khu vực tư nhân và các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (INGOs) nhằm thực hiện các cam kết chung được đưa ra trong Văn kiện Quan hệ đối tác Việt Nam (VPD).
Phản ánh bối cảnh và những ưu tiên riêng của Việt Nam, VPD đã cụ thể hóa những thỏa thuận đã đạt được tại Diễn đàn cấp cao lần thứ 4 về hiệu quả viện trợ tại Busan, còn được biết đến là Văn kiện Quan hệ đối tác Busan vì Hợp tác phát triển hiệu quả (BPD). BPD đưa ra các cam kết toàn cầu mới để tăng cường hiệu quả của hợp tác phát triển, nhiều cam kết trong số này đã được lồng ghép vào VPD trong bối cảnh của Việt Nam. Các mục tiêu và chỉ số để giám sát các kết quả thực hiện VPD cũng được đề ra. VPD sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2012 -2015 cùng nhiều hoạt động hướng tới năm 2020.
Trên tinh thần trách nhiệm chung, những cam kết đối tác được xây dựng trên cơ sở những mong muốn mạnh mẽ và các nguyên tắc của BPD; việc hoàn tất các hành động trong Tuyên bố Paris (PD), Cam kết Hà Nội (HCS) về Hiệu quả viện trợ năm 2005 và Chương trình hành động Accra (AAA) năm 2008 và được điều chỉnh phù hợp với bối cảnh mới của Chương trình nghị sự phát triển của Việt Nam.
1. Làm chủ của các ưu tiên phát triển
1. Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội (SEDS) 2011 - 2020 định hướng những nỗ lực phát triển của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của mình đối với những ưu tiên phát triển trong việc hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển ở tất cả các cấp. Vì vậy:
1.1. Chính phủ Việt Nam cam kết lãnh đạo và huy động sự tham gia của tất cả các Bên vào quá trình phát triển để thực hiện SEDS và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 (SEDP) cũng như các chiến lược, kế hoạch phát triển ở cấp quốc gia, cấp bộ, ngành và địa phương. Để thực hiện cam kết này, Chính phủ sẽ:
a) Lãnh đạo việc thực hiện SEDP 2011 - 2015 dựa trên các chính sách phát triển được xây dựng đầy đủ và các thể chế được tăng cường, bao gồm phát triển năng lực ở cấp quốc gia và cấp địa phương để đạt được các mục tiêu phát triển 5 năm một cách có hiệu quả.
b) Cải thiện hệ thống kế hoạch và ngân sách của Chính phủ để phản ánh tốt hơn nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi vào Ngân sách Nhà nước.
1.2. Các Đối tác phát triển cam kết nâng cao tính dự báo của các khoản vốn ODA và vốn vay ưu đãi để hỗ trợ việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn của Chính phủ, thúc đẩy những nỗ lực dỡ bỏ các khoản viện trợ có ràng buộc để góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong nước và tạo công ăn việc làm. Để thực hiện cam kết này, các Đối tác phát triển sẽ:
a) Hỗ trợ Chính phủ trong việc lập kế hoạch và ngân sách hàng năm thông qua việc cung cấp kế hoạch giải ngân vốn ODA và các khoản vay ưu đãi định kỳ hàng năm một cách chính xác và đúng hạn.
b) Cung cấp các kế hoạch chi tiêu viện trợ định hướng (các cam kết trung hạn) để hỗ trợ Chính phủ xây dựng các kế hoạch đầu tư công trung hạn.
1.3. Chính phủ Việt Nam và các Đối tác phát triển cam kết tăng cường và mở rộng đối thoại về hợp tác phát triển có hiệu quả nhằm: đảm bảo hợp tác phát triển phù hợp với các ưu tiên phát triển của Việt Nam ở cấp quốc gia, cấp ngành, vùng và địa phương; tăng cường quản lý tài chính công của Việt Nam, các hệ thống kế hoạch và đấu thầu; thúc đẩy việc cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án; chia sẻ những ý tưởng, tư duy sáng tạo và những kiến thức giúp giải quyết các thách thức về kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Để thực hiện cam kết này, hai Bên sẽ:
a) Coi trọng việc lựa chọn các chương trình, dự án ODA và các khoản vay ưu đãi để đóng góp nhiều nhất cho hiệu quả phát triển và đáp ứng được các ưu tiên của chiến lược, kế hoạch phát triển ở cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương.
b) Cùng hoạt động để tăng cuờng các hệ thống quản lý công của Việt Nam (ví dụ: quản lý tài chính công, kiểm toán, mua sắm công, bảo vệ môi trường và xã hội, giám sát và đánh giá) hướng đến các thông lệ quốc tế; và các Đối tác phát triển tăng cường việc sử dụng các hệ thống của Chính phủ trong hợp tác phát triển.
c) Cùng nhau nỗ lực hơn nữa để tiếp tục cải thiện việc thực hiện các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi.
2. Thành công về phát triển của Việt Nam thể hiện một cách rõ ràng rằng hợp tác phát triển có thể và thực sự sẽ đem lại các kết quả phát triển tốt khi gắn kết với những cam kết mạnh mẽ và tập trung của Chính phủ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cam kết tái cơ cấu ngân hàng, tài chính; đầu tư công và doanh nghiệp Nhà nước (SOE) để cải thiện các kết quả phát triển. Chính phủ sẽ tập trung vào các kết quả liên quan đến: (i) phát triển kinh tế bền vững; (ii) an sinh xã hội và phúc lợi xã hội; và (iii) sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Vì vậy:
2.1. Chính phủ Việt Nam cam kết thực hiện các chính sách và các giải pháp nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và tiến bộ xã hội. Để thực hiện cam kết này, Chính phủ Việt Nam sẽ:
a) Xây dựng các khung đánh giá tình hình thực hiện dựa trên kết quả2 để đánh giá các thành tựu theo những mục tiêu của SEDP ở cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương.
b) Tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế dựa trên tăng năng suất, cải thiện môi trường kinh doanh và tính cạnh tranh quốc gia, quản lý nhà nước có hiệu quả.
c) Thúc đẩy giảm nghèo bền vững, đặc biệt ở các vùng dân tộc miền núi; cải thiện các hệ thống an sinh xã hội, giảm bớt sự bất bình đẳng về các cơ hội kinh tế - xã hội.
d) Tăng cường quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững; thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia (NTP) về thích ứng với biến đổi khí hậu3, tăng cường giảm nhẹ thiên tai và thúc đẩy tăng trưởng xanh.
2.2. Các Đối tác phát triển cam kết hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện các kết quả phát triển như được nêu trong SEDP. Để thực hiện cam kết này, các Đối tác phát triển sẽ:
a) Sử dụng các khung kết quả quốc gia để xây dựng các Chiến lược quan hệ đối tác quốc gia và để giám sát và đánh giá ODA và các khoản vay ưu đãi.
3. Quan hệ đối tác phát triển rộng rãi
3. Trong quá trình Việt Nam khai thác các nguồn lực cho phát triển, khu vực tư nhân, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong nước, các tổ chức phi Chính phủ quốc tế và các cơ quan nghiên cứu quốc gia có thể đóng góp tối đa cho sự phát triển của đất nước thông qua việc nâng cao thu nhập, tạo việc làm và tham gia tích cực vào chương trình nghị sự phát triển của Chính phủ, thúc đẩy đối thoại chính sách, phát huy sáng kiến và chia sẻ kiến thức. Với tinh thần trách nhiệm và phương thức hỗ trợ đa dạng, quan hệ đối tác rộng rãi sẽ góp phần làm cho hợp tác phát triển đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy:
3.1. Thông qua việc mở rộng quan hệ đối tác với các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong nước và các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài. Chính phủ Việt Nam cam kết tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự tham gia của các tổ chức này để góp phần đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (SEDP). Để thực hiện cam kết này, Chính phủ Việt Nam sẽ:
a) Thúc đẩy xây dựng và thực hiện các chính sách và môi trường thể chế thuận lợi cho sự tham gia của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong nước và các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài vào các Chương trình nghị sự phát triển.
b) Hỗ trợ việc thành lập Trung tâm thông tin về các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong nước nhằm mục đích điều phối, tăng cường năng lực và chia sẻ thông tin.
c) Thúc đẩy vai trò của cộng đồng trong giám sát việc cung cấp và chất lượng các dịch vụ công.
3.2. Thông qua việc mở rộng quan hệ đối tác với khu vực tư nhân, Chính phủ Việt Nam cam kết thực hiện các chính sách và các giải pháp để hỗ trợ cạnh tranh công bằng, tạo môi trường kinh doanh tích cực và mở rộng sự tham gia của khu vực tư nhân vào các chương trình phát triển, bao gồm cả đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển cơ sở hạ tầng thông qua Hợp tác công tư (PPP). Để thực hiện cam kết này, Chính phủ Việt Nam sẽ:
a) Khuyến khích sự phát triển, tính cạnh tranh và ảnh hưởng tích cực của khu vực tư nhân, bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
b) Tăng cường các khuôn khổ chính sách và thể chế để thúc đẩy đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng.
3.5. Chính phủ Việt Nam và các Đối tác phát triển sẽ thực hiện các cam kết quốc tế và quốc gia về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Hai Bên đồng ý thực hiện các hành động sau:
a) Đẩy nhanh các nỗ lực để thu thập, phổ biến và sử dụng các dữ liệu phân bổ theo giới tính để công khai các quyết định chính sách và hướng dẫn đầu tư, đảm bảo rằng chỉ tiêu cho phát triển đem lại lợi ích cho cả nam và nữ.
b) Tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ ở Việt Nam bằng cách thúc đẩy việc tuân thủ các mục tiêu bình đẳng giới của Việt Nam4.
3.4. Thông qua việc mở rộng hợp tác Nam - Nam, Chính phủ Việt Nam cam kết tăng cường hợp tác với các quốc gia đang phát triển khác thông qua việc mở rộng thương mại, đầu tư, chia sẻ kiến thức và hợp tác kỹ thuật. Để thực hiện cam kết này, Chính phủ Việt Nam sẽ:
a) Thúc đẩy các hoạt động hợp tác Nam - Nam.
b) Tăng cường phát triển thương mại hai chiều và đầu tư với các quốc gia đang phát triển khác.
c) Tăng cường chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm với các quốc gia đang phát triển khác.
3.5. Các Đối tác phát triển cam kết hỗ trợ Chính phủ mở rộng quan hệ đối tác với các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong nước, khu vực tư nhân, và hợp tác ba bên với các quốc gia đang phát triển khác. Để thực hiện cam kết này, các Đối tác phát triển sẽ:
a) Hỗ trợ các nỗ lực của Chính phủ để nâng cao quan hệ đối tác với tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong nước và với khu vực tư nhân như thông qua hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ tài chính, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.
b) Hỗ trợ hợp tác ba bên giữa Việt Nam và các quốc gia đang phát triển khác như thông qua việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính.
3.6. Chính phủ Việt Nam và các Đối tác phát triển cam kết tăng cường các Nhóm quan hệ đối tác theo ngành, lĩnh vực (SPGs) như là một phương tiện để điều phối đối thoại ở cấp ngành, các khoản đầu tư và để cải thiện các kết quả phát triển. Để thực hiện cam kết này, hai Bên sẽ:
a) Tăng cường mạng lưới quan hệ đối tác của Diễn đàn Hiệu quả viện trợ (AEF).
b) Thu hút các Nhóm quan hệ đối tác theo ngành, lĩnh vực (SPGs) tuân thủ các nguyên tắc về hợp tác phát triển hiệu quả.
4. Minh bạch và Trách nhiệm giải trình
4. Việt Nam tiếp tục cải thiện các chính sách và thể chế để nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội và để tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng ở các cấp. ODA và các khoản vay ưu đãi là nguồn lực công và là đối tượng phải được minh bạch hóa và có trách nhiệm giải trình để đảm bảo sự đóng góp có hiệu quả cho sự phát triển của Việt Nam. Vì vậy:
4.1. Chính phủ Việt Nam và các Đối tác phát triển cam kết công khai các thông tin toàn diện và có tính định hướng tương lai về hợp tác phát triển. Để thực hiện cam kết này:
a) Các cơ quan chủ quản của Chính phủ sẽ công khai tất cả các thông tin và dữ liệu liên quan đến hợp tác phát triển trên các cổng thông tin điện tử của mình.
b) Các Đối tác phát triển sẽ công bố các thông tin toàn diện và có tính định hướng tương lai về hợp tác phát triển cho Việt Nam.
4.2. Chính phủ Việt Nam và các Đối tác phát triển cam kết tăng cường trách nhiệm giải trình cho nhau thông qua các khung theo dõi và đánh giá dựa vào kết quả và theo dõi tốt hơn tình hình hợp tác phát triển. Để thực hiện cam kết này, hai Bên sẽ:
a) Hỗ trợ việc xây dựng một cơ sở dữ liệu ODA mới để tăng cường theo dõi hợp tác phát triển ở Việt Nam.
b) Tiến hành đánh giá chung định kỳ về tiến độ thực hiện các cam kết đã thỏa thuận.
5. VPD được xây dựng thông qua những nỗ lực chung của Chính phủ Việt Nam, các Đối tác phát triển, khu vực tư nhân, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong nước, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài và các đối tác khác. Do vậy, tất cả các Bên đều có trách nhiệm tham gia vào quá trình thực hiện và giám sát tiến độ thực hiện VPD.
5.1. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hợp tác với các Đối tác phát triển và các đối tác khác tham gia vào quá trình phát triển để hỗ trợ thực hiện VPD.
5.2. Các bộ, ngành địa phương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện, giám sát tiến độ thực hiện VPD và gửi báo cáo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả thực hiện VPD.
5.3. Diễn đàn Hiệu quả viện trợ (AEF) sẽ hỗ trợ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) trong việc điều phối các hoạt động thực hiện VPD tại Việt Nam và theo dõi thực hiện BPD ở cấp độ quốc tế phù hợp với kế hoạch của OECD-DAC. Chính phủ Việt Nam hợp tác với các Đối tác phát triển để huy động hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện VPD.
5.4. Khung thực hiện nêu tại Phụ lục đính kèm là một phần không thể tách rời của VPD và được bổ sung bằng kế hoạch hoạt động thường niên do AEF xây dựng nhằm giúp theo dõi tiến độ thực hiện và kết quả đạt được của VPD đến năm 2015.
5.5. VPD và Khung thực hiện sẽ được rà soát và cập nhật định kỳ khi cần thiết.
5.6. Kế hoạch hoạt động thường niên sẽ được xây dựng và thông qua bởi Đồng chủ tọa AEF. Cuộc khảo sát đầu tiên nhằm theo dõi tình hình thực hiện VPD sẽ tiến hành vào cuối năm 2013 trong khuôn khổ AEF.
KHUNG KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VPD
Khung kế hoạch phục vụ việc triển khai thực hiện và theo dõi tình hình và kết quả thực hiện VPD được xây dựng dựa trên các cam kết đối tác trong Văn kiện VPD với các mục tiêu đến năm 2015, các chỉ số theo dõi và nguồn dữ liệu kiểm chứng:
Cam kết đối tác |
Cơ quan thực hiện |
Chỉ số theo dõi |
Mốc 2010 |
Mục tiêu 2015 |
Nguồn dữ liệu / PP kiểm chứng |
Ghi chú |
|
||||||
a) Lãnh đạo việc thực hiện SEDP 2011- 2015 dựa trên các chính sách phát triển được xây dựng đầy đủ và các thể chế được tăng cường, bao gồm phát triển năng lực ở cấp quốc gia và cấp địa phương để đạt được các mục tiêu phát triển 5 năm một cách có hiệu quả |
Chủ trì: Bộ KH&DT/Bộ TC Tham gia: các bộ ngành và địa phương |
1.1.1 - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015 của cả nước, các bộ, ngành và địa phương được thực hiện hiệu quả |
- |
Đạt được các mục tiêu kế hoạch phát triển KT-XH |
Số liệu của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ KH&ĐT |
Tương tự Chỉ số số 1 trong Cam kết Hà Nội Chỉ số quốc gia |
b) Cải thiện hệ thống kế hoạch và ngân sách của Chính phủ để phản ánh tốt hơn nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi vào Ngân sách Nhà nước |
1.1.2 - Tỷ trọng vốn ODA và vay ưu đãi dự kiến giải ngân cho khu vực công ghi trong ngân sách nhà nước được Quốc hội phê chuẩn |
88% |
94% |
CSDL ODA của Bộ KH&ĐT và khảo sát các đối tác phát triển vào năm 2013 và 2015 |
Tương tự Chỉ số số 3 của Tuyên bố Pari Chỉ số toàn cầu số 6 |
|
a) Hỗ trợ Chính phủ trong việc lập kế hoạch và ngân sách hàng năm thông qua việc cung cấp kế hoạch giải ngân vốn ODA và các khoản vay ưu đãi định kỳ hàng năm một cách chính xác và đúng hạn |
Tất cả các đối tác phát triển |
1.2.1 - Tỷ lệ vốn ODA và vay ưu đãi giải ngân trong năm tài chính so với kế hoạch giải ngân các nguồn vốn này do các đối tác phát triển dự kiến |
84% |
92% |
CSDL ODA của Bộ KH&ĐT và khảo sát các đối tác phát triển vào năm 2013 và 2015 |
Tương tự Chỉ số số 7 của Tuyên bố Pari Chỉ số toàn cầu số 5a |
b) Cung cấp các kế hoạch chi tiêu viện trợ định hướng (các cam kết trung hạn) để hỗ trợ Chính phủ xây dựng các kế hoạch đầu tư công trung hạn |
1.2.2 - Tỷ trọng viện trợ được dự kiến trong các kế hoạch chi tiêu (trung hạn) do các đối tác phát triển cung cấp ở cấp quốc gia |
- |
Tiến bộ hàng năm |
CSDL ODA của Bộ KH&ĐT và khảo sát các đối tác phát triển vào năm 2013 và 2015 |
Chỉ số toàn cầu số 5b OECD sẽ cung cấp mốc cơ sở và mục tiêu 2015 |
|
|
1.2.3 - Tỷ trọng viện trợ không ràng buộc hoàn toàn (%) |
86% |
> 86% |
Cơ sở dữ liệu CRS của OECD |
Tương tự Chỉ số số 8 của Tuyên bố Pari Chỉ số toàn cầu số 10 |
|
a) Coi trọng việc lựa chọn các chương trình, dự án ODA và các khoản vay ưu đãi để đóng góp nhiều nhất cho hiệu quả phát triển và đáp ứng được các ưu tiên của chiến lược, kế hoạch phát triển ở cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương |
Chủ trì: Bộ KH&ĐT/Bộ TC và tất cả các đối tác phát triển Tham gia: các bộ ngành và địa phương... |
1.3.1 - Các chương trình, dự án sử dụng ODA và vay ưu đãi được lựa chọn phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các chiến lược phát triển quốc gia, ngành và địa phương |
- |
Tiến bộ hàng năm |
Khảo sát các đối tác phát triển vào năm 2013 và 2015 |
Chỉ số quốc gia |
b) Cùng hoạt động tăng cường các hệ thống quản lý công của Việt Nam (ví dụ: quản lý tài chính công, kiểm toán, mua sắm công, bảo vệ môi trường và xã hội, giám sát và đánh giá) hướng đến các thông lệ quốc tế; và các Đối tác phát triển nâng cao việc sử dụng các hệ thống của Chính phủ trong hợp tác phát triển |
1.3.2 - Chất lượng của hệ thống quản lý tài chính công của Việt Nam được cải thiện |
4,0 |
4,5 |
Sử dụng đánh giá của WB trên thang điểm PFM/CPIA |
Tương tự Chỉ số số 2a của Tuyên bố Pari Chỉ số toàn cầu số 9a |
|
1.3.3 - Tỷ lệ vốn ODA và vay ưu đãi sử dụng hệ thống quản lý tài chính công (PFM) của Việt Nam |
62% |
75% |
CSDL ODA của Bộ KH&ĐT và khảo sát các đối tác phát triển vào năm 2013 và 2015 |
Tương tự Chỉ số số 5a của Tuyên bố Pari Chỉ số toàn cầu số 9b |
||
1.3.4 - Tỷ lệ vốn ODA và vay ưu đãi sử dụng hệ thống đấu thầu của Việt Nam |
66% |
77% |
Tương tự Chỉ số số 5b của Tuyên bố Pari Chỉ số toàn cầu số 9b |
|||
c) Cùng nỗ lực hơn nữa để tiếp tục cải thiện việc thực hiện các chương trình và dự án ODA và vốn vay ưu đãi |
|
1.3.5 - Giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi đạt 14-16 tỷ USD trong thời kỳ 2011 - 2015) |
0 |
14-16 tỷ USD |
CSDL ODA của Bộ KH&ĐT và kết quả JPPR |
Chỉ số dựa vào SEDP (quốc gia) |
|
|
|
|
|
|
|
a) Xây dựng các khung đánh giá tình hình thực hiện dựa trên kết quả để đánh giá các thành tựu theo những mục tiêu của SEDP ở cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương |
Chủ trì: Bộ KH&ĐT/Bộ TC Tham gia: các bộ ngành và địa phương |
2.1.1 - Chất lượng khung kết quả của Việt Nam được cải thiện |
- |
Tiến bộ hàng năm |
Đánh giá định tính của OECD/WB |
Tương tự Chỉ số số 13 trong Cam kết Hà Nội Chỉ số quốc gia |
2.1.2 - Tỷ lệ bộ ngành áp dụng khung kết quả trong kế hoạch 5 năm (%) |
- |
100% |
Khảo sát các cơ quan chính phủ vào năm 2013 và 2015 |
Chỉ số quốc gia |
||
b) Tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế dựa trên tăng nâng suất, cải thiện môi trường kinh doanh và tính cạnh tranh quốc gia, quản lý nhà nước có hiệu quả |
2.1.3 - GDP bình quân đầu người vào cuối năm (USD/người) |
1.168 |
1.965 - 2.000 |
Tổng cục Thống kê |
Chỉ số dựa vào SEDP (quốc gia) |
|
2.1.4 - Tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP (%) |
42,7% |
33,4-35% |
||||
2.1.5 - Năng suất lao động xã hội GDP/người lao động - triệu VNĐ |
50,4 |
75,7-77,1 |
||||
2.1.6 - Chỉ số phát triển con người |
- |
Tiến bộ hàng năm |
UNDP |
Chỉ số quốc gia |
||
2.1.7 - Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) |
- |
Tiến bộ hàng năm |
UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
Chỉ số quốc gia |
||
c) Thúc đẩy giảm nghèo bền vững, đặc biệt ở các vùng dân tộc miền núi; cải thiện các hệ thống an sinh xã hội, giảm bớt sự bất bình đẳng về các cơ hội kinh tế - xã hội |
2.1.8 - Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm theo tiêu chuẩn 2011-2015 (%) |
1,5% |
2% |
Tổng cục Thống kê / Bộ LĐTBXH và các Bộ ngành liên quan |
Chỉ số dựa vào SEDP (quốc gia)
Chỉ số dựa vào VGGS (quốc gia) |
|
2.1.9 - Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị (%) |
4.0 |
< 4 |
||||
2.1.10 - Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân (%) |
40,0 |
55,0 |
||||
2.1.11 - Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (%) |
- |
< 20% |
||||
2.1.12 - Tỷ suất trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (cân nặng theo lứa tuổi) (%) |
18 |
15% |
||||
2.1.13 - Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (%) |
- |
75% |
||||
d) Tăng cường quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững; thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia (NTP) về thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường giảm nhẹ thiên tai và thúc đẩy tăng trưởng xanh |
2.1.14 - Tỷ lệ che phủ rừng (%) |
40,5% |
42,5% |
|||
2.1.15 - Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia (VGGS) với khung theo dõi và đánh giá được phê duyệt và thực hiện hiệu quả |
- |
Đạt được các mục tiêu VGGS |
||||
a) Sử dụng các khung kết quả quốc gia để xây dựng các Chiến lược quan hệ đối tác quốc gia và để giám sát và đánh giá ODA và các khoản vay ưu đãi |
Tất cả các đối tác phát triển |
2.2.1 - Tỷ lệ các đối tác phát triển sử dụng khung kết quả của Việt Nam trong việc xây dựng chiến lược quan hệ đối tác quốc gia và trong giám sát và đánh giá ODA và các khoản vay ưu đãi (%) |
- |
100% |
Khảo sát các đối tác phát triển vào năm 2013 và 2015 |
Tương tự Chỉ số số 11 của Tuyên bố Pari Chỉ số toàn cầu số 1 |
|
||||||
a) Thúc đẩy chính sách và môi trường thể chế thuận lợi cho sự tham gia của các tổ chức xã hội nhân dân trong nước và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài vào các chương trình nghị sự phát triển |
Chủ trì: Bộ KH&ĐT, các đối tác phát triển, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong nước và các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài Tham gia: các bộ ngành, các Nhóm quan hệ đối tác ngành và các địa phương... |
3.1.1 - Chỉ số môi trường thuận lợi CIVICUS (đối với các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong nước và các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài) |
- |
Tiến bộ hàng năm |
Đánh giá định tính của OECD/UNDP |
Chỉ số toàn cầu số 2 |
b) Hỗ trợ việc thành lập Trung tâm thông tin về tổ chức xã hội nhân dân trong nước nhằm mục đích điều phối, tăng cường năng lực và chia sẻ thông tin |
3.1.2 - Trung tâm thông tin về tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong nước được thành lập và hỗ trợ hoạt động nhằm mục đích điều phối, tăng cường năng lực và chia sẻ thông tin |
- |
Tiến bộ hàng năm |
Báo cáo AEF |
Chỉ số quốc gia |
|
c) Thúc đẩy vai trò của cộng đồng trong việc giám sát việc cung cấp và chất lượng các dịch vụ công |
3.1.3 - Tỷ lệ các chương trình / dự án ODA và vay ưu đãi tuân thủ theo quy định của Chính phủ về giám sát cộng đồng và có sự tham gia của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội |
- |
100% |
Khảo sát các đối tác phát triển vào năm 2013 và 2015 |
Chỉ số quốc gia |
|
a) Khuyến khích sự phát triển, tính cạnh tranh và ảnh hưởng của khu vực tư nhân, bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) |
Chủ trì: Bộ KH&ĐT, VCCI Tham gia: các đối tác phát triển, các bộ ngành, các Nhóm quan hệ đối tác ngành và các địa phương. |
3.2.1 - Mức độ tham gia và đóng góp của khu vực tư nhân vào quá trình phát triển của Việt Nam |
- |
Tiến bộ hàng năm |
Đánh giá định tính của OECD |
Chỉ số toàn cầu số 3 |
3.2.2 - Tỷ lệ đóng góp của khu vực tư nhân (bao gồm FDI) cho GDP hàng năm (%) |
54,7% |
61,5% |
Tổng cục Thống kê |
Chỉ số dựa vào SEDP (quốc gia) |
||
3.2.3 - Xếp hạng của Việt Nam so với các nước khác trong đánh giá “Báo cáo kinh doanh (Doing Business Report)” của WB |
Đứng thứ 90 trong năm 2011 |
Tiến bộ hàng năm |
WB |
Chỉ số quốc gia |
||
3.2.4 - Xếp hạng của Việt Nam theo “Chỉ số cạnh tranh toàn cầu” của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) |
Đứng thứ 65 trong năm 2011 |
Tiến bộ hàng năm |
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) |
Chỉ số quốc gia |
||
b) Tăng cường các khuôn khổ chính sách và thể chế để thúc đẩy đầu tư tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng |
3.2.5 - Khung chính sách và thể chế để thúc đẩy đầu tư tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng được tăng cường |
- |
Tiến bộ hàng năm |
Khảo sát các cơ quan chính phủ vào năm 2013 và 2015 |
Chỉ số quốc gia |
|
|
Chủ trì: Bộ KH&ĐT, Bộ LĐTBXH Tham gia: các đối tác phát triển, các bộ ngành, các Nhóm quan hệ đối tác ngành và các địa phương... |
3.3.1 - Mức độ bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam |
- |
Tiến bộ hàng năm |
Khảo sát và đánh giá của OECD/UNDP |
Chỉ số toàn cầu số 8 |
a) Đẩy nhanh các nỗ lực để thu thập, phổ biến và sử dụng các dữ liệu phân bổ theo giới tính để công khai các quyết định chính sách và hướng dẫn đầu tư, đảm bảo rằng chi tiêu cho phát triển đem lại lợi ích cho cả nam và nữ |
3.3.2 - Tỷ lệ phụ nữ được tuyển chọn làm việc trong khu vực công (%) |
- |
Tiến bộ hàng năm |
Tổng cục Thống kê /Bộ LĐTBXH |
Chỉ số quốc gia |
|
b) Tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ ở Việt Nam bằng cách thúc đẩy việc tuân thủ các mục tiêu bình đẳng giới của Việt Nam |
3.3.3 - Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ được cải thiện (dựa trên các mục tiêu bình đẳng giới theo Nghị quyết 11-NQ/TW) |
- |
Đạt được các mục tiêu bình đẳng giới |
Khảo sát các cơ quan Chính phủ vào năm 2013 và 2015 |
Chỉ số quốc gia dựa vào Nghị quyết 11-NQ/TW |
|
a) Thúc đẩy các hoạt động hợp tác Nam - Nam |
Chủ trì: Bộ KH&ĐT, Bộ Công thương Tham gia: các đối tác phát triển, các bộ ngành và địa phương... |
3.4.1 - Hoạt động hợp tác Nam - Nam được tăng cường |
- |
Tiến bộ hàng năm |
Khảo sát các cơ quan Chính phủ vào năm 2013 và 2015 |
Chỉ số quốc gia |
b) Tăng cường phát triển thương mại hai chiều và đầu tư với các quốc gia đang phát triển khác |
3.4.2 - Tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm với các nước đang phát triển (%) |
- |
Tiến bộ hàng năm |
Tổng cục Thống kê /Bộ Công thương |
Chỉ số quốc gia |
|
3.4.3 - Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp hàng năm từ và sang các nước đang phát triển (%) |
- |
Tiến bộ hàng năm |
||||
c) Tăng cường chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với các quốc gia đang phát triển khác |
3.4.4 - Việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với các quốc gia đang phát triển khác được tăng cường |
- |
Tiến bộ hàng năm |
Khảo sát các cơ quan Chính phủ vào năm 2013 và 2015 |
Chỉ số quốc gia |
|
a) Hỗ trợ các nỗ lực của Chính phủ để nâng cao quan hệ đối tác với các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội và với khu vực tư nhân, như thông qua hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ tài chính, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm |
Tất cả các đối tác phát triển, Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính |
3.5.1 - Tỷ lệ vốn ODA và vay ưu đãi hỗ trợ khu vực tư nhân và các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong nước (%) |
- |
Tiến bộ hàng năm |
CSDL ODA của Bộ KH&ĐT Khảo sát các đối tác phát triển vào năm 2013 và 2015 |
Chỉ số quốc gia |
b) Hỗ trợ hợp tác ba bên giữa Việt Nam và các quốc gia đang phát triển khác như thông qua việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính |
3.5.2 - Tỷ lệ vốn TA hàng năm của các nhà tài trợ cho hợp tác 3 bên (%) |
- |
Tiến bộ hàng năm |
|||
a) Tăng cường mạng lưới quan hệ đối tác của Diễn đàn Hiệu quả viện trợ (AEF) |
Chủ trì: AEF (Bộ KH&ĐT), các đối tác phát triển Tham gia: các bộ ngành và các Nhóm quan hệ đối tác ngành |
3.6.1 - Mạng lưới quan hệ đối tác của Diễn đàn Hiệu quả viện trợ (AEF) được tăng cường |
- |
Tiến bộ hàng năm |
Báo cáo AEF |
Chỉ số quốc gia |
b) Thu hút các Nhóm quan hệ đối tác theo ngành, lĩnh vực (SPGs) tuân thủ các nguyên tắc về hợp tác phát triển hiệu quả |
3.6 2 - Tỷ lệ các sáng kiến về hiệu quả phát triển do AEF đề xướng có sự tham gia tích cực của các Nhóm quan hệ đối tác ngành liên quan |
- |
100% |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a) Các cơ quan chủ quản của Chính phủ sẽ công khai tất cả các thông tin và dữ liệu liên quan đến hợp tác phát triển trên các cổng thông tin điện tử của mình |
Bộ KH&ĐT và tất cả các cơ quan chủ quản cấp bộ ngành và địa phương |
4.1.1 - Tỷ trọnq các cơ quan chủ quản phía Chính phủ công bố các thông tin giám sát về tình hình thực hiện và các kết quả của các chương trình và dự án viện trợ trên cổng thông tin điện tử của mình (%) |
- |
100% |
Khảo sát các cơ quan chính phủ vào năm 2013 và 2015 |
Chỉ số quốc gia |
b) Các Đối tác phát triển sẽ công bố các thông tin toàn diện và có tính định hướng tương lai về hợp tác phát triển cho Việt Nam |
Tất cả các đối tác phát triển |
4.1.2 - Tỷ trọng các đối tác phát triển công bố thông tin toàn diện và có tính định hướng tương lai về hợp tác phát triển cho Việt Nam (%) |
- |
100% |
Khảo sát các đối tác phát triển vào năm 2013 và 2015 |
Chỉ số toàn cầu số 4 |
a) Hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu ODA mới để tăng cường theo dõi hợp tác phát triển ở Việt Nam |
Chủ trì: Bộ KH&ĐT Tham gia: tất cả các đối tác phát triển, các cơ quan chủ quản và AEF... |
4.2.1 - Cơ sở dữ liệu ODA được xây dựng mới và đưa vào vận hành với thông tin tin cậy về hợp tác phát triển ở Việt Nam được cập nhật |
- |
Tiến bộ hàng năm |
Báo cáo thường niên của Bộ KH&ĐT và Báo cáo AEF |
Chỉ số quốc gia |
b) Tiến hành đánh giá chung định kỳ về tiến độ thực hiện các cam kết đã thỏa thuận |
4.2.2 - Tỷ lệ các cam kết đối tác và các hoạt động ưu tiên được đánh giá chung (%) |
- |
100% |
Khảo sát các đối tác phát triển vào năm 2013 và 2015. Đánh giá giữa kỳ |
Tương tự Chỉ số số 12 của Tuyên bố Pari Chỉ số toàn cầu số 7 |
Ghi chú: Các chỉ số được bôi màu là các chỉ số được theo dõi và đánh giá toàn cầu - OECD hiện đang xây dựng mục tiêu đến năm 2015 và hướng dẫn kỹ thuật về theo dõi đánh giá.
Việc theo dõi và giám sát tình hình và kết quả thực hiện VPD sẽ dựa trên việc tận dụng tối đa thông tin từ cơ sở dữ liệu ODA của Bộ KH&ĐT và số liệu thống kê của Chính phủ (Tổng cục Thống kê thuộc Bộ KH&ĐT) và sẽ tiến hành khảo sát các đối tác phát triển và các cơ quan Chính phủ với bộ câu hỏi gọn nhẹ để thu thập thông tin bổ sung tương tự như đối với việc theo dõi tình hình thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội. Trong những trường hợp cần thiết, AEF và Bộ KH&ĐT sẽ thu thập thông tin chỉ số chi tiết theo lĩnh vực và địa phương cũng như theo từng đối tác phát triển để có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả phát triển một cách chính xác.
1 Bẫy thu nhập trung bình là một hiện tượng mô tả một quốc gia khi sự tăng trưởng dần dần trở nên trì trệ sau khi đạt được mức thu nhập trung bình.
2 OECD định nghĩa: “Các khung kết quả quốc gia là một cách tiếp cận căn cứ vào kết quả và một hệ thống giám sát và đánh giá kết hợp các kết quả này tập trung vào việc thực hiện và hoàn thành các kết quả phát triển bao gồm các mục tiêu thống nhất và các chỉ số đầu ra/kết quả với các mốc thời gian và mục tiêu để đo lường tiến độ thực hiện các mục tiêu đó”.
3 Chương trình Mục tiêu quốc gia của Việt Nam (NTP) về thích ứng với Biến đổi khí hậu (2011) nhằm đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đổi với các khu vực, các vùng trong những giai đoạn cụ thể; nhằm xây dựng các kế hoạch hành động khả thi để thích ứng có hiệu quả đối với
biến đổi khí hậu trong ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo sự phát triển bền vững của Việt Nam; nhằm thúc đẩy các cơ hội để phát triển hướng tới một nền kinh tế các bon thấp, và nhằm tham gia vào những nỗ lực của cộng đồng quốc tế để giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.
4 Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị - Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 4 năm 2007) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đến năm 2020, tỷ lệ phụ nữ tham gia các cấp ủy đảng sẽ đạt từ 25% trở lên. Đến năm 2016, các nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp sẽ đạt từ 35% đến 40%. Các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ. Tỷ lệ phụ nữ tham gia các khóa đào tạo của các trường đào tạo chính trị và các khóa học quản lý hành chính công đạt trên 30%.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.