Từ khóa: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung Văn bản.
+ Tìm kiếm nâng cao
Từ khóa: Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn Tin tức...

16 tuổi có được là người làm chứng trong vụ án hình sự không? Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Thứ tư - 08/11/2023 02:14
16 tuổi có được là người làm chứng trong vụ án hình sự không? Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng? Người làm chứng trong vụ án hình sự có được pháp luật bảo vệ không?

16 tuổi có được là người làm chứng trong vụ án hình sự không?

Người làm chứng được giải thích theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

Những người quy định tại khoản 2 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 không được làm chứng:

Người làm chứng
1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
2. Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của người bị buộc tội;
b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
...

Căn cứ trên quy định những người sau đây không được làm chứng:

- Người bào chữa của người bị buộc tội;

- Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.

Như vậy, theo quy định như trên, pháp luật không có quy định về độ tuổi của người làm chứng. Cho nên, nếu người dưới 18 tuổi (16 tuổi) biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và không thuộc các trường hợp không được làm chứng thì người này có thể được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng trong vụ án hình sự.

16 tuổi có được là người làm chứng trong vụ án hình sự không? Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng? (Hình từ Internet)

Người làm chứng trong vụ án hình sự có các quyền và nghĩa vụ thế nào?

Người làm chứng trong vụ án hình sự có các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:

(1) Người làm chứng trong vụ án hình sự có các quyền sau đây:

- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

- Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;

- Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.

(2) Người làm chứng trong vụ án hình sự có nghĩa vụ sau đây:

- Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;

- Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.

Người làm chứng trong vụ án hình sự có được pháp luật bảo vệ không?

Những người được bảo vệ được quy định tại khoản 1 Điều 484 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:

Người được bảo vệ
1. Những người được bảo vệ gồm:
a) Người tố giác tội phạm;
b) Người làm chứng;
c) Bị hại;
d) Người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại.
2. Người được bảo vệ có quyền:
a) Đề nghị được bảo vệ;
b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ;
c) Được biết về việc áp dụng biện pháp bảo vệ; đề nghị thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ;
d) Được bồi thường thiệt hại, khôi phục danh dự, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp trong thời gian bảo vệ.
3. Người được bảo vệ có nghĩa vụ:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu của cơ quan bảo vệ liên quan đến việc bảo vệ;
b) Giữ bí mật thông tin bảo vệ;
c) Thông báo kịp thời đến cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về những vấn đề nghi vấn trong thời gian được bảo vệ.

Như vậy, người làm chứng trong vụ án hình sự thuộc một trong những người được pháp luật bảo vệ.

Lưu ý:

(1) Người được bảo vệ có quyền:

- Đề nghị được bảo vệ;

- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ;

- Được biết về việc áp dụng biện pháp bảo vệ; đề nghị thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ;

- Được bồi thường thiệt hại, khôi phục danh dự, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp trong thời gian bảo vệ.

(2) Người được bảo vệ có nghĩa vụ:

- Chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu của cơ quan bảo vệ liên quan đến việc bảo vệ;

- Giữ bí mật thông tin bảo vệ;

- Thông báo kịp thời đến cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về những vấn đề nghi vấn trong thời gian được bảo vệ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây